2. Mô hình nhàn ước theo kiểu phương Tây
2.2.2. Okubo Toshimichi với MinhTrị Duy tân
Trong “Duy Tân tam kiệt” thì Okubo Toshmichi là người có vai trò to lớn nhất
trong việt xây dựng những nền tảng cơ bản cho chính quyền Minh Trị cũng như trong
việc kiến thiết một quốc gia Nhật Bản cận đại. Sự đóng góp của Okubo thể hiện rõ trên các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự trong đó nổi bật nhất là kinh tế. Sự ảnh
hưởng to lớn của ông trong chính quyền Minh Trị cùng với những công trạng xuất sắc
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
của ông trong việc xây dựng chính quyền này đã phản ánh rõ sự đóng góp của “Duy
tân tam kiệt” trong sự nghiệp kiến thiết đất nước.
Năm 1873, Bộ Nội vụ (Naimukio) được thành lập và Okubo trở thành Nội vụ khanh đứng đầu Bộ đó, tương đương với Thủ tướng ngày nay. Đây là một chức vụ rất
nhiều quyền lực, là người chi phối hầu hết các lĩnh vực của đất nước và là người chịu
trách nhiệm trực tiếp trước Thiên Hoàng. Nhiệm vụ chính của ông là lo ổn định chính
trị, phát triển kinh tế và đảm bảo cho đời sống người dân. Những thành tựu chính mà
ông đạt được trong sự nghiệp vĩ đại của mình có thể tóm tắt như sau:
Thứ nhất, ông đóng vai trò quan trọng thứ hai sau Kido Takayoshi trong việc
thiết lập “năm điều thề” của Thiên Hoàng và trong việc xóa bỏ Han.
Thứ hai, ông là người lãnh đạo cho công cuộc tái thiết lại nền quân sự trong suốt
cuộc cải cách nội vụ vào tháng 11/1873.
Thứ ba, vào tháng 4/1874, ông là người đầu tiên trong Bộ Nội vụ đã nghĩ ra và
thực hiện các đạo luật nhằm để đảm bảo sự an toàn cho người dân trong nước, trong đó
đáng kể nhất là việc thành lập hệ thống cảnh sát Hoàng gia.
Thứ tư, với những thành công bước đầu trong công cuộc cải cách kinh tế, ông
đã đặt nền tảng quan trọng cho việc thiết lập tài chính vững mạnh cho quốc gia.
Trong các thành tựu trên thì thành tựu thứ tư được đánh giá là xuất sắc nhất.
Trong số những quan chức cao cấp của chính phủ Minh Trị thì Okubo là một trong số
ít những người thấy được vai trò quan trọng của kinh tế đối với sự phát triển của đất nước. Trong khi một số người đồng tình với đem quân chinh phạt Triều Tiên thì ông đã phản đối kịch liệt. Lý do ông phản đối là bắt nguồn từ lý do kinh tế. Ông cho rằng
chiến tranh sẽ làm hao tổn kinh phí của quốc gia, các nhà máy hiện đại đi vào hoạt
động sẽ phải đóng cửa. Thêm vào đó Nhật sẽ không có khả năng trả nổi các khoản nợ
vay từ Luân Đôn để phục vụ cho việc kiến thiết đất nước. Okubo nhấn mạnh “Nếu
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
thành thuộc địa của quốc gia này”(1). Chính vì thế vào năm 1873, với tư cách là Nội Vụ
khanh trong Bộ Nội vụ chính phủ, Okubo sử dụng sức mạnh của chính quyền trung ương để thực hiện những chiến lược phát triển kinh tế thông qua một loạt các chương
trình có hiệu quả. Ông đặt biệt nhấn mạnh vai trò chủ chốt của nhà nước trong việc
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những kế hoạch kinh tế có tầm vĩ mô mà Okubo đưa ra đã thay thế cho những chính sách mang tính khái quát có phần hời hợt mà chính quyền
Minh Trị đưa ra trong giai đoạn đầu mới thành lập. Mục tiêu phát triển kinh tế chính
mà Okubo đưa ra là tăng cường sản lựợng và năng suất sản phẩm của quốc gia, thúc
đẩy công nghiệp hóa và thông qua đó sẽ tăng cường nguồn tài chính và sức mạnh quốc
gia. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với phương châm “phú quốc cường binh” mà
chính phủ Minh Trị đềra trong giai đoại này.
Okubo chịu sự tác động rất lớn từ nước Đức. Trong chuyến công du 12 nước
của Sứ đoàn Iwakura năm 1871, khi đến thăm nước Đức được chứng kiến thành quả
mà Đức đạt được nhờ vào thể chế quan liêu do thủ tướng Otto von Bismarck, một “Tể
tướng máu và sắt” áp dụng ở Đức, Okubo đã rất ngưỡng mộ tài năng của của Bismarck
và cho rằng “Nhật Bản cũng nên du nhập và thực hiện chế độ này”(2).
Trở về nước ông cùng nhóm của mình phản đối đường lối của nhóm Saigo
nhằm tập trung lực lượng để cải cách nội chính và qua đó thực hiện đường lối chính trị
mà ông ấp ủ, và tất nhiên chịu ảnh hưởng khá nhiều từ “tể tướng sắt và máu”
Bismarck.
Sau khi Saigo từ chức vì bị phản đối gay gắt “Chinh Hàn luận”, Okubo trở
thành trụ cột của Chính Phủ. Dưới bàn tay của Okubo, cơ cấu hành chính của chính
phủ Minh trị được tổ chức rất chặt chẽ. Có thể nói Okubo đã lập nên cơ sở cho cơ chế
quan liêu Nhật Bản, đã đóng góp to lớn cho nghành sản xuất thời Minh Trị. Tuy nhiên
(1) Huỳnh Phương Anh, Vai trò của Duy tân tam kiệt trong cuộc cải cách Minh Trị, Tạp chí phát triển KH&CN, Tập 13, số 11, 2010.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
vì kiêm nhiệm qua nhiều việc, nhiều chức vụ nên Okubo bi đánh giá là một chính trị
gia “độc tài”. Và cũng vì lẽ đó mà ông không được yêu quý lắm. Chế độ quan liêu
công chức mà ông du nhập vào vẫn tiếp tục củng cố ngay cả sau khi Okubo bị ám sát năm 1878. Cho đến hôm nay, đã bước sang thế kỷ 21 thì chế độ đó vẫn ảnh hưởng
trong lòng người dân Nhật, họ ỷ lại vào quan chức vì “họ học rộng hiểu nhiều”.
Sau khi thua trận trong chiến tranh Tây Nam, Saigo đã tự mổ bụng tại Shiroyama năm 1877. Sau đó Kido vì phiền não với chiến tranh cũng sinh bệnh mà chết. Cứ tưởng Okubo sẽ độc diễn trên sân khấu chính trường, nhưng chính Okubo
cũng bị những võ sĩ phái “chinh Hàn” còn lại ám sát ở tuổi 48, kết thúc 17 Năm hoạt
động chính trị (1878), kết thúc luôn công cuộc Minh Trị Duy tân lãnh đạo thế hệ đầu
tiên.