Những cải cách về hành chính

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 51 - 53)

2. Mô hình nhàn ước theo kiểu phương Tây

2.3.1. Những cải cách về hành chính

Sau khi thành lập chính quyền Minh Trị, những nhân vật chủ chốt như Kido,

Okubo đã tiến hành cải cách hành chính thống nhất đất nước thông qua chính sách như

“Bản tịch phụng hoàn” (1869), “Phế Han lập Ken” (1871) đã hình hình thành nên

quốc gia TBCN có tính chất chuyên chế quan liêu.

Như đã trình bày, Ngay từ thời Tokugawa Bakufu, dưới chế độ Baku Han thì

các Han đã tồn tại như những “tiểu quốc”, tương đối độc lập với chính quyền trung ương về kinh tế, chính trị, quân sự. Sau khi Bakufu bị tiêu diệt và chính quyền Minh

Trị được thành lập thì tình trạng cát cứ vẫn còn tồn tại. Không những thế, các Han vẫn

duy trì sức mạnh của mình và không thực thi một cách triệt để các chủ trương, chính

sách của chính phủ trung ương. Các Han càng độc lập và hùng mạnh thì chính quyền trung ương càng khó quản lý. Chính trong bối cảnh đó các nhân vật chủ chốt như Kido,

Okubo đã đưa ra chủ trương “Bản tịch phụng hoàn” và trên cơ sở đó tiến hành “Phế

Han lập Ken”.

Khi “Bản tịch phụng hoàn” được ban bố trong cả nước thì các Han chủ ở các

Han điều không muốn thực hiện vì những lợi ích vốn có của mình. Trước tình hình đó

thì Kido, với sự giúp đỡ của Okubo đã đến từng Han để thuyết phục các Han chủ thực

hiện “Bản tịch phụng hoàn”. Vốn nổi tiếng với tài thuyết phục, điều đình khéo léo của

Kido, các Han đã lần lượt trao trả đất đai và dân cư cho Thiên Hoàng. Sau khi thực

hiện “Bản tịch phụng hoàn”, Kido cùng Okubo lại tiếp tục hoạt động tích cực để tiến

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

nhưng sự tồn tại của chúng với tình trạng cát cứ kéo dài đã làm cho chính phủ mới khó

có thể quản lý đất nước một cách tập trung được. Thêm vào đó, mục tiêu của chính

quyền mới là thực hiện những cuộc cải cách trên mọi lĩnh vực để xây dựng một đất

nước Nhật hùng mạnh về kinh tế và quân sự, ngang hàng với các cường quốc phương

Tây nên sự tồn tại của các Han sẽ làm cản trở việc tiến hành các cuộc cải cách. Do đó

vấn đề trước mắt là phải xóa bỏ sự cát cứ của các Han để xây dựng một chính quyền

trung ương tập quyền thật sự.

Theo Tanaka Akira, có 4 nguyên nhân thúc đẩy chính phủ Minh Trị phải nhanh

chóng tiến hành “Phế Han lập Ken”. “Thứ nhất là phong trào nổi dậy của nông dân,

phong trào ám sát các quan chức cao cấp của chính phủ, phong trào phản chính phủ nổi

lên, mối nguy cơ về chính trị, xã hội gia tăng. Thứ hai là sau chiến tranh Mậu Thìn, tình hình tài chính các Han vô cùng bức bách. Thứ ba là theo chỉ thị của chính phủ, các

cuộc cải cách chính trị đang diễn ra tại các Han nhằm tăng cường sự kiểm soát của

chính phủ đối với các Han. Thứ tư là chính phủ chủ trương trấn áp mạnh mẽ các lực

lượng chóng đối và muốn nhanh xóa bỏ các Han”(1). Bước đầu trong cuộc “Phế Han

lập Ken” là bản chương trình “Han chế” do Okubo soạn thảo vào năm 1870. Mục đích

chính của bản chương trình này là giảm bớt số lượng quan chức và tùy tùng ở các Han,

quy định rõ ràng về chức vụ, tài chính để giúp chính quyền trung ương dễ dàng kiểm

soát. Sau bản chương trình này, Okubo và Kido tích cực hoạt động để chính sách “Phế

Han lập Ken” được thi hành trên toàn quốc. Đầu năm 1871, Kido đến Satsuma thuyết

phục Saigo Takamoni hộ trợ về mặt quân đội để đảm bảo chính sách thực hiện triệt để.

Tháng 7 – 1871, hội nghị cơ mật giữa Kido, Okubo và Saigo đã diễn ra để bàn luận về

việc phế Han. Sau khi kết thúc, Kido đã soạn thảo bản đề án trình lên Thiên Hoàng.

Kết quả vào ngày 14 – 7 – 1871, mệnh lệnh “Phế Han lập Ken” được ban bố. Theo đó

265 Han tồn tại từ trước đến nay bị phá bỏ và thay vào đó là một chính quyền địa

phương thống nhất với 3 phủ và 72 Ken. Trong quá trình thực hiện có nhiều Daimyo

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

phản đối vì muốn bảo vệ đặc quyền đặc lợi của mình, nhưng dưới áp lực quân sự của

Saigo thì tất cả các Han điều phải nghe lệnh.

Có thể nói chủ trương “Bản tịch phụng hoàn”“Phế Han lập Ken”đã giúp cho chính phủ Minh Trị xóa bỏ được tình trạng cát cứ, xóa bỏ những đặc quyền đặc lợi

của đẳng cấp phong kiến, củng cố sự thống nhất quốc gia và quyền lực của Thiên Hoàng, từng bước xác lập một nhà nước trung ương tập qưyền trên phạm vi toàn quốc, đặc nền tảng cho việc tiến hành những cải cách tiến bộ và quan trọng sau này.

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)