Nguyên nhân của sự thành công

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 81 - 85)

2. Sửa đổi hiệp ước và tăng cường vị thế châ uÁ

1.1 Nguyên nhân của sự thành công

Tại sao Nhật Bản thành công? Đây là một câu hỏi lớn mà cho đến tận ngày nay

người ta vẫn còn đang tìm hiểu nghiên cứu. Minh Trị Duy tân có thể nói là một hiện

(1) Lưu Ngọc Trinh, Kinh Tế Nhật Bản – Những bước thăng trầm trong lịch sử, Nxb. Thống kê, tr. 123, Hà Nội, 1998.

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

tượng lịch sử xưa nay chưa từng có. Tại sao nói vậy? Chúng ta thấy Chủ nghĩa Tư Bản

chính thức ra đời vào khoảng giữa thế kỷ 16, phải mất 300 năm thì các nước phương

tây mới có được thành tựu như thế kỷ 19. Thế mà Nhật Bản chỉ đi có 30 năm đã đuổi

kịp các liệt cường Âu – Mỹ. 30 năm Duy tân bằng 300 năm xây dựng phát triển của

các nước Âu – Mỹ, đây có phải là một kỳ tích mà xưa nay trong lịch sử chưa từng có

hay không? Nhưng tại sao có sự thần kỳ đó? Theo tôi, Minh Trị Duy tân là con đẻ của

sự kết hợp hoàn hảo giữa “Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản”, đúng như

GS. Michio Morishima đã nói(1).

Đúng như vậy, Minh Trị Duy tân chịu sự tác động rất lớn những yếu tố phương

Tây và những con người làm nên cuộc Minh Trị Duy tân lịch sử đìều mang trong mình hai yếu tố: “Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản”. Nhưng để đi đến điều đó

thì là cả một quá trình lớn.

Người Nhật họcó tư duy rất nhạy bén và luôn có một tầm nhìn sâu rộng. Chúng

ta thấy, Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc rất sớm như Việt

Nam, nhưng cả hai có sự khác biệt rất xa. Nếu như ở Việt Nam Nho giáo được tiếp thu

theo kiểu có thể nói là sao chép gần như hoàn toàn. Trong khi đó Nhật Bản tiếp thu

Nho Giáo với tinh thần “nhập thế”, biến chuyển cho phù hợp với đất nước mình chứ không sao chép như của Việt Nam. Nhật Bản tiếp thu những điều tích cực từ Nho giáo

và biến nó thành Nho giáo mang đặt trưng riêng của Nhật Bản bởi tinh thần võ sĩ đạo

từ lâu đời của Nhật Bản. Đến khi những người Phương Tây đầu tiên mang nền văn

minh mới đến Nhật Bản thì họ thu nó bằng một sự nhạy bén tích cực, chứ không bày xích tiêu cực như ở Việt Nam. Những tiếp xúc đầu tiên của Nhật Bản với phương Tây

diễn ra vào khoảng giữa những năm 1500. Từ đó, Trong vòng một thế kỷ, Nhật Bản đã

có một không khí phóng khoáng có tính cách quốc tế chưa có bao giờ. Nhưng cần nhắc

lại một điều là người Nhật đã thoát ra khỏi sự nô lệ văn hóa đối với Trung Quốc trước

khi tiếp xúc với Tây phương. Họ đã tự giải phóng tư tưởng của họ từ bên trong, chứ

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

không phải dưới áp lực của bên ngoài. Sau khoảng 200 từ khi tiếp xúc với Phương tây,

những học phái mới, những tư tưởng mới đã ra đời như phái Quốc Học, Phái Hà Lan

Học, hay học Thuyết “Tâm học thành thị” của Ishida Baigan. Và đến đây Nhật Bản đã

chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc Minh Trị Duy tân lịch sử.

Một điều khác làm nên sự thành công của Nhật Bản mà chúng ta cần nói đến

chính là Nhật Bản là một dân tộc “biết người, biết mình”. Từ khi chiến hạm của Đô

đốc Perry đến Nhật (1853) và sau đó là Nhật Bản mở của (1854), ở Nhật Bản đã dấy

lên phong trào “Tôn Vương nhương Di” dữ dội. Khi đối đầu quân sự với Phương Tây,

Nhật Bản rất tự tin vì trong tay họ cũng có những vũ khí hiện đại của phương Tây.

Nhưng trước thất bại của các Han Tây Nam, Nhật Bản nhận thấy đánh bại phương Tây

là một điều không dễ dàng gì làm được và tư tưởng “nhương Di” là hoàn toàn không

thực tế. Và để thoát khỏi nguy cơ dân tộc không có con đường nào khác ngoài việc tiến

hành Duy tân cải cách, và để có thể tiến hành Duy tân không có con đường nào khác là

phải lật độ chế độ Mạc Phủ đã cũ nát thiết lập chính quyền mới. Và sau khi thiết lập

chính quyền phải tiến hành Duy tân cải cách như thế nào? không có con đường nào khác lúc này ngoài việc học tập phương Tây, tiếp thu văn minh phương Tây, làm như

phương Tây, phải giàu mạnh như phương Tây thì mới chống lại được họ và thoát khỏi

nguy cơ nô lệ. Và sự kết hợp giữa công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản bắt

đầu từ đây. Một điều hoàn toàn tự nhiên là họ luôn bị ám ảnh bởi ý tưởng phải xây dựng, một nước Nhật có đủ sức tự vệ trong thế giới hiện đại. bởi vì họ là những quân nhân do truyền thống gia tộc và do được huấn luyện nghề võ từ thời niên thiếu, nên họ tư duy trước tiên là trên quan điểm sức mạnh quân sự. Nhưng cách suy nghĩ của họ lại khoáng đạt lạ lùng trong cách tiếp cận vấn đề, và họ hiểu rất rõ rằng để có sức mạnh về quân sự, Nhật Bản cần phải canh tân về mặt kinh tế, xã hội và tư tưởng. Họ bắt tay vào việc xây dựng một nước Nhật hùng mạnh và họ tỏ rõ một ý chí sẵn sàng làm mọi điều

để đạt tới mục tiêu này. Đó là sự khác biệt giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

Trong sự thành công của Nhật Bản, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng

quyết định sự thành công của Minh Trị Duy tân. Để tạo nên ánh hào quang của thời kỳ

này, đằng sau vai trò của Thiên Hoàng còn có rất nhiều người làm nên ánh hào quang

đó. Thế hệ lãnh đạo thời Minh Trị có thể được chia làm 2 thế hệ. thế hệ đầu tiên là thời

kỳ của “Duy tân tam kiệt” (1868 – 1878), thế hệ thứ 2 là thời kỳ mà Ito Hirobu là nhân vật trung tâm cùng với nhiều người khác như Fukuzwa Yukichi… 1878 – 1895). Cả

hai thế hệ có điểm chung điều là những con người kiệt xuất, với một bộ óc canh tân sâu

rộng và tiến bộ. Và ở họ là sự kết tinh giữa truyền thống và hiện đại, giữa “Công nghệ

phương Tây và tính cách Nhật Bản”. Nhìn vào việc làm, những chính sách của họ ta có

thể thấy rõ điều đó. Thế hệ “Duy tân tam kiệt” đã đặt nền tảng vững chắc cho con đường Duy tân của Nhật. còn thế hệ sau này là những người kế tục, hoàn thành sự

nghiệp Duy Tân, đưa Nhật tiến lên con đường “phú quốc cường binh”. Hiến pháp

1889 của Ito Hirobumi mang tính cận đại và truyền thống. Còn Fukuzawa với “Thoát Á luận” (1885), đã làm thay đổi tư duy, nhận thức của Nhật Bản. Từ đây, Nhật Bản

Bản bắt đầu đi vào con đường “Thoát Á nhập Âu”, Bắt đầu gia nhập vào hàng ngũ các

nước Đế quốc. Năm 1894 – 1895, với chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nhật – Thanh, Nhật Bản đã khẳng định vị thế và thực lực của mình, nguy cơ dân tộc coi như

không còn. Ngược lại, Nhật Bản trở thành nước Đế quốc Tư Bản, tiến hành xâm lược

lại các nước Á Đông.

Tóm lại, trước thập niên 60 của thế kỷ 19, Nhật Bản là nước phong kiến suy thoái như các nước trong khu vực. Nhưng từ nửa cuối thế kỷ 19 về sau, bằng cuộc Duy

tân cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành cường Quốc ở châu Á. Tất cả là vì Nhật Bản

là một dân tộc biết thức thời, có tầm nhìn sâu rộng, rất nhạy bén với thời cuộc. Nói như

cụ Đào Trinh Nhất thì: “Thiệt sự, tới năm 1853, Nhựt-bổn đang đóng cửa ngủ ngon,

giữ chặt thói cũ, chính tự đề-đốc Perry đem một đoàn tàu Mỹ lại thị oai mà làm cho họ

Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản

từ đó”(1). Và Nhật Bản đã đón nhận văn minh khoa học Tây phương bằng một sự quyết

tâm học hỏi và làm theo. Nhật Bản đã vận dụng khá hoàn hảo giữa “Công nghệ

phương Tây” kết hợp với truyền thống, bản sắc Nhật Bản để sau 30 năm trở thành một

nước “Đế quốc phong kiến quân phiệt”, để “ngày nay dân-tộc Nhựt-bổn trở nên một

mối lo phiền đáo để cho Âu-Mỹ, hình như Âu-Mỹ có ý buồn rầu ân hận rằng mối lo

phiền đó tự họ làm ra, tự họ rước lấy. Trước kia người Nhựt đang ngủ ngon giấc thủ

cựu, ai bảo Âu-Mỹ chúng ta kéo đến đấm cửa rầm rầm, đánh thức họ dậy, cho bây giờ

phải lo! Ấy là một tiếng ân hận”(2) của người phương Tây vậy.

Một phần của tài liệu tác động của yếu tố phương tây đến cuộc minh trị duy tân ở nhật bản (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)