4. Nền văn hóa – giáo dục tiên tiến mang màu sắc phương Tây
4.3. Vai trò sứ đoàn Iwakura đối với sự nghiệp Duy tân
Lịch sử Minh Trị Duy Tân còn để lại bức tranh sứ đoàn Iwakura. Đó là một phái
đoàn gần 50 chuyên gia là đại thần đủ các lĩnh vực. Đoàn trưởng là đại thần Iwakura
tomoni lúc đó 46 tuổi, các phó đoàn gồm Okubo Toshimichi 39 tuổi. Kido Takayoshi.
Sau đó là bộ trưởng giáo dục lúc đó 37 tuổi, còn Ito Hirobami là nhà chính trị tầm cỡ
suốt một thời kỳ dài, lúc đó tròn 30 tuổi. Nhiệm vụ của sứ đoàn nêu rõ: một là thăm các
nước đã ký hiệp ước với Nhật; thương thuyết sửa đổi các hiệp ước; ba là khảo sát chế
độ văn vật của các nước tiên tiến Âu – Mỹ. Chuyến thăm quan kéo dài một năm 10
tháng tính từ ngày 6 – 11 – 1871 đến ngày 13 – 9 – 1873.
Với chuyến đi này, Nhật Bản đã thu được những thành quả to lớn. Mặc dù sứ
đoàn đã không hoàn thành nhiệm vụ thứ hai. Tuy nhiên, nhiệm vụ thứ nhất và thứ ba
đã được hoàn thành xuất sắc, có ý nghĩa to lớn với sự nghiệp phát triển của Nhật Bản.
Nền văn minh Âu – Mỹ đã tác động rất lớn đến sứ đoàn Iwakura.
Trước hết về nhận thức: Sứ đoàn đã có dịp quan sát một cách tổng quan toàn bộ
nền văn minh Âu – Mỹ. Những thành quả to lớn của cách mạng công nghiệp, những
điều mới mẻ trong cơ cấu chế độ tư bản chủ nghĩa. Và sứ đoàn đã có dịp so sánh với
văn minh phương Đông. Toàn thể thành viên điều có nhận thức chung là Nhật Bản cần
thiết phải học tập văn minh phương Tây từ vật chất đến chế độ phát triển đất nước.
(1) Về Văn minh khai hoá, xin tham khảo Vĩnh Sính, 1991,sđd, tr. 130 – 132; Phan Hải Linh, BunMei Kaika và sự biến đổi trong đời sống vật chất người Nhật, Nghiên cứu Lịch sử, số 4, 1997.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Sứ đoàn cũng nhận thức cụ thể khi đến thăm các nước, như sự phát triển mạnh
mẽ của nước Mỹ trẻ trong quá trình xây dựng quốc gia Tư bản chủ nghĩa non trẻ của
mình. Sự ngưỡng mộ những thành tựu cách mạng công nghiệp ở Anh “công xưởng thế
giới”, “Mậu dịch lập quốc”. sứ đoàn nhận thấy Nhật giống Anh là những“đảo quốc”
nên củng có thêm tư tưởng “mậu dịch lập quốc”cho sự phát triển của Nhật. Anh theo
chế độ Quân chủ lập hiến, nền dân chủ thuộc bậc cao thế giới, nhưng sứ đoàn nhận
thấy mô hình của Anh không phù hợp với điều kiện của Nhật. Khi đến Pháp, sứ đoàn
cảm nhận Pháp và Paris là “trung tâm văn hóa thế giới”. Tuy nhiên, những ngổn ngang của chiến tranh Pháp – Phổ làm cho đoàn thấy rằng nền Cộng hòa Pháp chứa đựng tính bất ổn, dễ xảy ra các cuộc đấu tranh xã hội. Vì vậy chế độ chính trị Pháp
cũng không phải là hình mẫu noi theo. Khi đến Đức, thấy được thành quả thống nhất
nước Đức, sứ đoàn rất ngưỡng mộ vị thủ tướng “sắt và máu” Bismark và nhận thấy
rằng nền quân chủ lập hiến, tập trung quyền lực như ở Đức có thể phù hợp với Nhật
trên con đường xây dựng quốc gia phú quốc cương binh. Khi đến Nga, sứ đoàn chứng
kiến sự trội dậy của Nga sau cải cách nông nô, nhưng về văn minh, dân chủ thì Nga
còn lạc hậu hơn nhiều so với các nước khác. Sứ đoàn nhận thấy quan hệ với Nga có ý
nghĩa rất quan trọng, vì Nga đang bành trướng về phía Đông, nơi Nhật có nhiều lợi ích
sống còn.
Đối với các nước nhỏ như Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ, Thụy Điển, Thụy Sĩ và các
quốc gia vừa như Áo, Ý sứ đoàn cũng học hỏi được kinh nghiệm bảo tồn độc lập và
thiết lập quyền bình đẳng với các nước lớn.
Một vấn đề quan trọng khác là thông qua chuyến đi, hình ảnh Nhật Bản được
cải thiện rất nhiều ở nước ngoài. Trong bối cảnh các cường quốc Âu – Mỹ thôn tính và
thống trị châu Á, thì việc phái đoàn được tiếp đãi nồng hậu và tôn trọng như vậy là một
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Anh, Mỹ, Pháp cũng đưa tin trang trọng và kính nể về sứ đoàn và hi vọng vào sự
nghiệp Duy tân của Nhật Bản(1).
Với tất cả những thành quả đó, có thể nói, chuyến đi Âu – Mỹ của sứ đoàn Iwakura, trên nhiều phương diện khác nhau, trước mắt cũng như lâu dài, đã góp phần
to lớn vào việc bảo tồn độc lập, nâng cao uy tín quốc tế cho Nhật Bản. Đặc biệt, những
kinh nghiệm học được trong chuyến đi đã áp dụng hiểu quả trong việc xây dựng một
nước Nhật Bản hiện đại và văn minh.
4.4. Vai trò chuyên gia nước ngoài với sự nghiệp Duy tân Nhật Bản
Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao vai trò của chuyên gia nước ngoài. Các
chuyên gia phương Tây có ảnh hưởng rất lớn trong sự nghiệp phát triển của Nhật Bản.
Sakata đưa ra nhận định: chính việc thuê các chuyên gia phương Tây làm đòn bẩy cho
Nhật Bản tiến tới văn minh hóa. Umetani coi việc thuê chuyên gia phương Tây, tiếp
thu kiến thức phương tây là việc “sử dụng kiến thức của ngoại quốc để chống lại sức ép
của ngoại quốc”. B. Chamberlain phân tích về số lượng, hoạt động, kinh phí thuê
chuyên gia để minh chứng rằng chuyên gia là “người sáng tạo ra Nhật Bản mới”. Tuy
cách diễn đạt khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu điều thừa nhận sự đóng
góp to lớn của các chuyên gia vào quá trình phát triển Nhật Bản(2). Sự đóng góp của
chuyên gia nước ngoài biểu hiện qua các mặt như:
1. việc mời các chuyên gia phương Tây đến làm việc tại các cơ quan và địa
phương thì đồng thời tiếp nhận phương thức sản xuất tư bản chủ ngiã vào Nhật. điều
đó đóng vai trò đẩy nhanh quá trình phát triển Nhật Bản.
2. Trong quá trình làm việc với chuyên gia, ngoài việc tiếp thu kiến thức của họ, người Nhật hiểu rõ tính ưu việt của kiến thức và tư tưởng phương Tây, xóa dần tư
(1) Nguyễn Tiến Lực, Sứ doàn Iwakura với sự nghiệp cận đại hóa Nhật Bản, nghiên cứu lịch sử số 341, Hà Nội, 2004.
(2) Nguyễn Tiến Lực, Chuyên gia nước ngoài và sự nghiệp cận đại hóa Nhật Bản, Nhiên cứu kinh tế, số 258, Hà Nội, 1999.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
tưởng chóng phương Tây và cũng thoát khỏi tư tưởng sùng bái phương Tây mù quán,
kích thích ý thức tự lập cho người Nhật.
3. Các giáo sư nước ngoài gây ảnh hưởng to lớn đến giáo dục Nhật Bản. không
những về học thuật mà còn tạo ra tầng lớp tri thức mới; tinh thần sáng tạo, tinh thàn cách mạng trong khoa học, xây dựng nề tảng xã hội.
4. Các chuyên gia là những người có tình cảm với Nhật. Sau khi về nước, nhiều
chuyên gia công bố sách báo, tổ chức cuộc triển lãm giới thiệu văn hóa, con người và tình hình Nhật Bản, góp phần làm cho người nước ngoài hiểu về Nhật sâu sắc hơn.
Từ khi bắt đầu công cuộc Duy tân cho đến cuối thế kỷ 19, rất nhiều chuyên gia
nước ngoài được mời đến Nhật. họ hoạt động trên nhiều lĩnh vực hành chính, công
nghiệp, quân sự, thông tin, khoa học kỹ thuật, tài chính, giáo dục… Qua đó, họ tham
gia một cách tích cực vào quá trình biến đổi toàn diện Nhật Bản.
Các nhà lãnh đạo Minh Trị đã có chính sách đúng đắn trong việc thuê chuyên
gia nước ngoài. trong khi tích cực, chủ động thuê chuyên gia, chính phủ Nhật vẫn chủ
trương người Nhật phải đóng vai trò chủ nhân trong việc quản lý và kinh doanh. Nhờ
quyết tâm hiện đại hóa đất nước, biết kết hợp kiến thức tiên tiên với những giá trị
truyền thống Nhật Bản mà trong một thời gian ngắn Nhật đã đuổi kịp các nước tiên tiến
phương Tây. Đối với những nước đang trên đà xây dựng, đổi mới đất nước, đặc biệt là
Việt Nam, thì những kinh nghiệm và tinh thần cầu thị của Nhật trước đây vẫn là bài học rất có giá trị.
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Chương3: con đường đi tới "phú quốc cường binh" của Nhật Bản 1. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
Từ cuối năm 1880, nền kinh tế Nhật sau một thời gian tăng cường đã bắt đầu
xuất hiện những dấu hiệu khủng hoảng. Tình trạng lạm phát tiền giấy bùng nổ trong cả
nước. Vấn đề tài chính đã trở thành một gánh nặng to lớn đối với Chính phủ. Vào thời
kỳ này, thu nhập hàng năm của Chính phủ Nhật khoảng 560 triệu yên trong đó phần
lớn là địa tô đem lại. Với nguồn tài chính yếu kém này, Nhật khó có thể phát triển kinh
tế cũng như tăng cường sức mạnh quân sự. Thêm vào đó, do hậu quả của cuộc nổi loạn
Satsuma vào năm 1877 và đặc biệt là cái chết của Okubo, một nhà kinh tế đầy tài ba
vao năm 1878 đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự suy giảm của nền kinh tế Nhật. Trước tinh
hình đó, những người lãnh đạo thuộc thế hệ thứ hai trong lĩnh vực tài chính của Chính
phủ Hanbatsu mà đứng đầu là Okuma Shigenobu, Matsukata Masayoshi đã lần lượt
đưa ra các biện pháp cải cách để vực dậy nền kinh tế.
Trước tiên là Okuma, một nhà chính trị gia nổi tiếng xuất thân từ Hizen. Khi giữ
chức vụ Bộ trưởng Tài chính vào năm 1873, Okuma là người chịu trách nhiệm chính
trong việc cải cách hệ thống tài chính và ngân hàng. Ông là người đã xây dựng hệ
thống xưởng đúc đầu tiên cho Chính phủ mới ở Osaka, đã quy định tiền yên làm đơn vị
tiền tệ chính thức của nhà nước Nhật Bản và thiết lập một hệ thống ngân hàng Nhà
nước theo mô hình của nước Mĩ. Khi tình trạng lạm phát nổ ra, Okuma đã tìm cách
tăng nguồn tài chính của đất nước, ông đã tích cực ủng hộ cho việc thành lập các tập
đoàn kinh tế tài chính vững mạnh. Okuma ra sức giúp đỡ tài chính hay phương tiện vận
tải cho chính quyền mới trong đó ông đặc biệt ưu ái cho những thương gia xuất thân từ
các Han Satsuma, Choshu, Tosa, Hizen hay những người có liên hệ mật thiết với
những Han này. Okuma vốn được biết đến như một chính trị gia cao cấp đứng đằng sau tập đoàn Mitsubishi. Đây là một trong số những công ty vận chuyển đường biển lớn
nhất và nổi tiếng nhất của Nhật từ thời kỳ Minh Trị cho đến cả ngày nay. Người sáng
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Với sự giúp đỡ của chính phủ Minh Trị mà đại diện là Okuma Shigenobu, số tàu của
Mitsubishi chiếm trên 80% tổng số tàu của Nhật Bản và là một trong những công ty cổ
phần lớn nhất Nhật Bản.
Tuy những chính sách kinh tế của Okuma cũng có những thành công nhất định
nhưng để phục hồi được nền tài chính của Nhật sau khủng hoảng và lạm phát thì phải
nói đến công lao của Matsukata Masayoshi, Bộ trưởng Tài chính xuất thân từ Satsuma.
Những biện pháp đầu tiên mà Matsukata thực hiện để cứu nguy cho nguồn tài
chính quốc gia là thực hiện chương trình như xác lập chế độ dự trữ tiền vay vốn cho
chính phủ, tăng thuế thuốc, thuế rượu, đình chỉ việc hỗ trợ cho các xí nghiệp để đảm
bảo nguồn tài chính cho Nhà nước.
Để kiềm chế tình trạng lạm phát đang bùng nổ, Matsukata cho thành lập Ngân
hàng Nhật Bản vào năm 1882, qua đó phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi được. Kết
quả vào năm 1885, tình trạng lạm phát về cơ bản đã được khống chế, hệ thống tiền
giấy và tiền kim loại đã được khôi phục. Năm 1899, Chính phủ thu hồi hầu như toàn bộ
tiền giấy cùng với trái phiếu không chuyển đổi được. Trên cơ sở thiết lập chế độ tiền
giấy tín dụng, trực tiếp quản lý việc dự khoán ngân sách, việc chi trả tiền lương…
Một biện pháp quan trọng nữa trong chính sách tài chính của Matsukata là bán
các xí nghiệp quốc doanh cho các tư nhân với giá thấp. Từ năm 1884 đến năm 1896,
Chính phủ Nhật Bản đã bán 3 xí nghiệp sản xuất và 23 xí nghiệp khai khoáng cho các
hãng buôn lớn như Mitsui, Mitsubishi và Furukawa. Kết quả của những chính sách này là nền tài chính và tiền tệ của Nhật Bản được phục hồi nhanh chóng. Biện pháp tư nhân
hoá các ngành công nghiệp không những góp phần to lớn vào sự nghiệp công nghiệp
hoá của đất nước mà còn giúp Chính phủ thu được những lợi nhuận đáng kể từ việc thu
thuế. Có thể nói chính sách tài chính của Matsukata đánh dấu một bước ngoặc trong
nền kinh tế Nhật Bản. Kể từ giữa những năm 1880, Nhật Bản chuyển sang thời kỳ đẩy
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
Nhìn chung những chính sách cải cách kinh tế - tài chính của Matsukata không
những giúp Nhật Bản khắc phục được tình trạng lạm phát và khủng hoảng tài chính mà
còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản, đưa
đất nước này sớm trở thành một cường quốc kinh tế ngang hàng với các nước phương
Tây.
Năm 1882, Shibusawa Eiichi thuộc Ngân hàng Nhà nước đã huy động một số
vốn khá lớn 25 vạn yên, sau đó liên kết với Yamabe Takeo ( người được gọi là “người
cha của ngành dệt Nhật Bản”) và xây dựng công ty dệt Osaka. Sự hợp tác giữa
Shibusawa và Yamabe được gọi là sự kết hợp giữa kỹ thuật và tiền vốn, nếu không có
sự kết hợp này thì sự nghiệp cách mạng sẽ không giành được thắng lợi tốt đẹp. Vào
năm 1889 đã thành lập Hội liên hiệp ngành tơ tằm Nhật Bản, đây là một tổ chức độc
quyền đầu tiên của ngành dệt may Nhật Bản.
Về công nghiệp tư nhân : Năm 1881 khoảng 400 Hoa tộc thuộc dòng họ Ikeda
Akimasa đã yêu cầu Chính phủ cho thiết lập đường sắt tư nhân bằng số vốn bổng lộc
và công trái của họ. Yêu cầu này đã được chính phủ đồng ý, bằng cách thực thi miễn
thuế cho những vùng đất được đưa vào sử dụng. Ngoài ra chính phủ còn đảm bảo bảo
hộ tiền lãi mang tính đặc thù trong thời gian đầu tư. Năm 1887, Chính phủ công bố
điều lệ công ty đường sắt tư nhân, dần dần công ty tư nhân đường sắt được thành lập
khắp mọi nơi trên đất nước Nhật Bản chắng hạn như ở Kansai Hokkaido Kyushu.
Tháng 9 – 1891 khai thông tuyến đường sắt giữa Ueno (Tokyo) và Aomori với toàn bộ
chiều dài khoảng 851 km xuyên qua vùng Đông Bắc Nhật Bản. Năm 1894, chiều dài các tuyến đường sắt tư nhân lên tới 2400 km tăng 2,6 lần so với khúc khai trương tuyến đường sắt đầu tiên.
Ngành vận tải đường biển cũng được Chính phủ ưu tiên phát triển. Từ năm 1870
– 1875, vì kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên Chính phủ đã cho thiết lập Công ty vận
Tác động của yếu tố phương Tây đến cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản
đã được sang nhượng lại cho tập đoàn Mitsubishi. Nhờ vào sự bảo trợ mạnh mẽ của
Chính phủ sự nghiệp kinh doanh của công ty Mitsubishi nhanh chóng nắm giữ các
tuyến đường biển thuộc vùng duyên hải Nhật Bản. Năm 1880 – 1882, công ty Mitsui
thiết lập quan hệ với 2 công ty Tokyo Fuhosen và Công ty vận tải Kyodo, cạnh tranh
quyết liệt với công ty Mitsubishi.
Năm 1885, nhờ vào sự can thiệp của chính phủ mà hai công ty đã hoà giải và xây dựng nên Công ty thư tín Nhật Bản với số tiền vốn 11 triệu yên và bảo tồn được 58