1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

99 767 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Khoản nợ khác của nợ nước ngoài là vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA làkhoản cho vay với thời hạn dài, đáp ứng các tiêu chí: dòng vốn tài trợ chính thức vớimục đích chính là phát triể

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG 4

1.1 Tổng quan về nợ công 4

1.1.1 Khái niệm về nợ công 4

1.1.2 Cơ cấu nợ công 4

1.1.2.1 Phân loại nợ công theo phạm vi 4

1.1.2.2 Phân loại nợ công theo tiền tệ 4

1.1.2.3 Phân loại nợ công theo niên hạn 4

1.1.3 Vai trò và tác động của nợ công tới sự phát triển nền kinh tế 4

1.1.3.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế 4

1.1.3.2 Tác động đến lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế 4

1.1.3.3 Tạo công ăn việc làm, nâng cao tiến bộ kỹ thuật trong nước 4

1.2 Nội dung về quản lý nợ công 4

1.2.1 Quản lý nợ công là gì? 4

1.2.2 Nội dung quản lý nợ công 4

1.2.2.1 Xây dựng chiến lược và kế hoạch trả nợ 4

1.2.2.2 Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ công 4

1.2.3 Đánh giá công tác quản lý nợ công 4

1.2.3.1 Định lượng 4

1.2.3.2 Định tính 4

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ công 4

1.3.1 Các nhân tố chủ quan 4

1.3.2 Các nhân tố khách quan 4

1.4 Kinh nghiệm quản lý nợ công và bài học cho Việt Nam 4

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ công của Brazil 4

1.4.2 Bài học cho Việt Nam 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM 4

2.1 Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam 4

2.1.1 Các cơ quan tham gia quản lý nợ công 4

2.1.1.1 Bộ Tài chính 4

2.1.1.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 4

2.1.1.3 Bộ Kế hoạch và đầu tư 4

2.1.1.4 Các Bộ ban ngành khác 4

2.1.1.5 Quốc hội 4

2.1.1.6 Chính phủ 4

2.1.2 Khái quát kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 4

Trang 2

2.1.2.1 Giai đoạn 2006 – 2007 (giai đoạn trước khủng hoảng) 4

2.1.2.2 Giai đoạn 2008 – 2010 (giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng) 4

2.2 Thực trạng quản lý nợ công của VN 4

2.2.1 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nợ công của Việt Nam 4

2.2.2 Phương pháp quản lý nợ công của Việt Nam 4

2.2.2.1 Các công cụ quản lý nợ công 4

2.2.2.2 Thành lập Quỹ tích lũy trả nợ 4

2.2.2.3 Tổ chức thông tin về nợ công 4

2.2.3 Thực trạng nợ công của Việt Nam 4

2.2.3.1 Thực trạng cơ cấu nợ công của Việt Nam 4

2.2.3.2 Đánh giá tính bền vững của nợ công ở Việt Nam 4

2.3 Đánh giá công tác quản lý nợ công của Việt Nam 4

2.3.1 Kết quả đạt được 4

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 4

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 4

3.1 Định hướng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2011 4

3.2 Định hướng quản lý nợ công của Việt Nam 4

3.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam 4

3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nợ công 4

3.3.1.1 Thành lập ủy ban quản lý nợ để tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành 4

3.3.1.2 Tăng cường năng lực về con người 4

3.3.1.3 Cơ sở dữ liệu về quản lý nợ công 4

3.3.2 Nhóm giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nợ công 4

3.3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở 4

3.3.2.2 Xây dựng dự án tiếp nhận vốn hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ giải ngân 4

3.3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay 4

3.3.2.4 Xây dựng cơ chế cảnh báo kịp thời nhằm hạn chế rủi ro vay nợ 4

3.3.2.5 Minh bạch hơn nữa thông tin nợ công 4

3.4 Kiến nghị 4

3.4.1 Quốc hội 4

3.4.2 Chính phủ 4

3.4.3 Các Bộ ban ngành liên quan 4

KẾT LUẬN 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

PHỤ LỤC 4

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 2001 - 2007 44Bảng 2.2: Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 53

Bảng 2.4: Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài giai đoạn (2005-2009) 55

Bảng 4.1 Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nợ công của Việt Nam 95

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP giai đoạn 2002 – 2006 43Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP các khu vực kinh tế 46Biểu đồ 2.3: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch trong năm 2009 47Biểu đồ 2.4: Nợ công trên đầu người Việt Nam 2001 – 2009 56Biểu đồ 2.5: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh 57Biểu đồ 2.6: Nợ công và cán cân ngân sách Việt Nam (2001 – 2009) 58

Trang 4

Biểu đồ 2.7: Hiệu quả của nền kinh tế qua chỉ số ICOR giai đoạn (2001-2010) 60

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch & Đầu tư

DMEF Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Trang 6

UNCTAD Hội nghị của LHQ về thương mại và phát

triển

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề

Năm 2009 – 2010 chứng kiến sự nỗ lực hết mình của các nền kinh tế trong đó

có Việt Nam nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế lớn nhất toàn cầu.Trong bối cảnh đó, tuy Việt Nam là một nước được đánh giá có sự phục hồi nhanhchóng và là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải đối mặtvới một tỷ lệ lạm phát cao và luôn tồn tại những bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô

Tuy nhiên, khi nền kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi những hậu quả của cuộckhủng hoảng tài chính thì đến cuối năm 2010, cuộc khủng hoảng nợ công đã lan rộngtrên thế giới bắt đầu từ các nước trong khối liên minh châu Âu Sự sụp đổ của hai nềnkinh tế từng được coi là những hình mẫu tăng trưởng của châu Âu (Hi Lạp và Ireland)

là bài học về quản lý nợ công không những cho Việt Nam mà còn cho cả nền kinh tếthế giới bởi hậu quả của nó để lại là vô cùng to lớn

Hiện nay, kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiệnqua tỷ lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khácao, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp

và gián tiếp vào Việt Nam Dù Hy Lạp và Ireland không phải là một nền kinh tế lớn ởchâu Âu và có mối quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam không lớn, nhưng ViệtNam cũng chịu tác động gián tiếp khi cuộc khủng hoảng này nổ ra Cũng tương tự như

Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài Một tỷ

lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua(ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn Dùhiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn được các nhà chuyên gia kinh tế nhận định ở mức antoàn, nhưng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giớihạn an toàn

Trang 7

Vì vậy, từ cuộc khủng hoảng nợ công thế giới một lần nữa cho chúng ta thấykinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vàodòng vốn đầu tư từ bên ngoài Một chiến lược nợ nhằm tăng cường công tác quản lý

nợ công phù hợp với tình hình kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạmphát là vấn đề khá cấp thiết hiện nay của Việt Nam hiện nay

Đây là công trình tìm hiểu về công tác quản lý nợ công của Việt Nam để sosánh và rút ra những kinh nghiệm bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến

theo chiều hướng xấu của thế giới Do đó nhóm tác giả chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô”.

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về nợ công, các chính sách liên quan đến

nghiệp vụ quản lý nợ công

- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế vĩ mô và tình hình quản lý nợ công của Việt

Nam hiện nay

- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nợ công hiện nay, nhóm tác giả đề xuất các

giải pháp góp phần tăng cường quản lý nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô củaViệt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc phân tích hệ thống quản lý nợ

công hiện hành và thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam thông qua các chỉ số kinh tế

và các chỉ số nợ công trên giác độ vĩ mô

Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm công tác quản lý

nợ công, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 và các giải phápnhằm tăng cường công tác quản lý nợ công

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu đã được sửdụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử,

Trang 8

phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê Ngoài ra, còn sử dụng một số biểu, bảng

để minh hoạ

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài “Tăng cường công tác quản lý nợ công nhằm ổn định kinh tế vĩ mô” bao gồm 3 chương: Chương 1: Lý thuyết chung về quản lý nợ công

Chương 2: Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý nợ của Việt Nam nhằm ổn định kinh tế

vĩ mô

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG

1.1 Tổng quan về nợ công

1.1.1 Khái niệm về nợ công

Nợ là khoản vay phải trả, bao gồm các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác cóliên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theoquy định của pháp luật

Khái niệm nợ công hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau TheoNgân hàng Thế giới (WB) và IMF, nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khuvực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địaphương, ngân hàng trung ương và các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngânsách nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước, và trongtrường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay) Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồmnghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương và nợ của các

tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán Tùy thuộc thể chế kinh tế vàchính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt Tại hầu hết cácnước trên thế giới, Luật Quản lý nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ

và nợ được chính phủ bảo lãnh Một số nước và vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm

nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni ), nợ của doanhnghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Ma-xê-đô-ni-a )

Theo Hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội nghị của LHQ vềthương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao gồm các nghĩa vụ nợ của ngânhàng trung ương, các đơn vị trực thuộc chính phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước)

ở tất cả các cấp chính quyền

Ở Việt Nam, theo Luật quản lý nợ công, nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợđược Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Theo đó, nợ chính phủ làkhoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành

Trang 10

nhân danh Nhà nước, nhân danh Chắnh phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chắnh

ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật Nợ chắnh phủkhông bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thựchiện chắnh sách tiền tệ trong từng thời kỳ Nợ được Chắnh phủ bảo lãnh là khoản nợcủa doanh nghiệp, tổ chức tài chắnh, tắn dụng vay trong nước, nước ngoài được Chắnhphủ bảo lãnh Nợ chắnh quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành

Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chắnh phủ; khi chi tiêu của chắnh phủlớn hơn số thuế, phắ, lệ phắ thu được, Nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) đểtrang trải thâm hụt ngân sách Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc và lãi khi đếnhạn, Nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là

sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác.Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, đýợc hầu hết chắnh phủ các nýớc sử dụng

để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách Nợ chắnh phủ thể hiện sự chuyển giao của

cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế).

Nhìn nhận từ khắa cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công

Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng, việcvay nợ của chắnh phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tắch luỹ vốn, vì số thuếcắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khắch thế hệ hiện tại tiêu dùngnhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao hơn Tuy nhiên,vay nợ để lại gánh nặng nợ cho thế hệ tương lai; các thế hệ tương lai phải sống trongmột quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tắch luỹ từ nội bộ nhỏ hơn

Trái ngược với quan điểm truyền thống về nợ công, những người theo quanđiểm kinh tế học vĩ mô cổ điển (hình thành từ thập niên 1970), đứng đầu là Ricardo-Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chắnh phủ không kắchthắch chi tiêu trong ngắn hạn, vì không làm tăng thu nhập thường xuyên của các cánhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai Chắnh sách cắt giảm thuế

và tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thực sự đối với nền kinh tế

Trang 11

Việc chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái, tăng thu trong giai đoạnhưng thịnh và vay nợ cũng là cách “lưu thông thuế” để giảm thiểu những tác động tiêucực của thuế đối với chu trình kinh doanh.

1.1.2 Cơ cấu nợ công

1.1.2.1 Phân loại nợ công theo phạm vi

Nợ nước ngoài: chủ thể nợ là đối tượng cư trú ngoài nước (bao gồm cả các đối

tượng không cư trú trong nước nhưng nắm giữ nợ trong nước) Đây là khoản nợ có ýnghĩa rất quan trong với một quốc gia, nhất là nước đang phát triển Các hình thức củakhoản nợ này rất đa dạng Đó là các khoản nợ nhằm cân đối ngân sách Nhà nước, cótính công khai minh bạch gắn với thể chế của từng quốc gia Khoản nợ này thườngđược bù đắp thâm hụt và trả nợ gốc khi đến hạn Ngoài ra còn kể đên khoản nợ củachính quyền địa phương và các đơn vị thuộc khu vực tư do chính phủ đứng ra bảolãnh

Khoản nợ khác của nợ nước ngoài là vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA làkhoản cho vay với thời hạn dài, đáp ứng các tiêu chí: dòng vốn tài trợ chính thức vớimục đích chính là phát triển nền kinh tế cho các quốc gia và có yếu tố không hoàn lại,

do Chính phủ hoặc các tổ chức chính thức cung cấp, và việc hoàn trả các khoản vaynày được thực hiện bằng tiền tệ chuyển đổi hoặc bằng hàng hóa Theo quy ước, luồngvốn ODA bao gồm các đóng góp của các cơ quan chính phủ tài trợ cho tất cả các cấpcho các nước đang phát triển (ODA song phương) và cho các tổ chức đa phương Việccho vay bởi các tổ chức tín dụng xuất khẩu với mục tiêu khuyến khích xuất khẩukhông được tính vào nguồn ODA

Nợ trong nước: Bản chất là khoản nợ công dân của nước mình, không bị áp lực

trả nợ lớn khi đến hạn trả nợ như các khoản nợ nước ngoài Hình thức của các khoản

nợ này được biểu hiện bằng trái phiếu, tín phiếu, công trái nhằm bù đắp thâm hụtNSNN và chương trình đầu tư ngoài NSNN

Trang 12

1.1.2.2 Phân loại nợ công theo tiền tệ

Ngoại tệ: Nợ có mệnh giá bằng đồng ngoại tệ Đây là khoản nợ mang tính rủi ro

khá cao, nó phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền nội tệ và ngoại tệ hay nóicách khác, nó không chỉ phụ thuộc vào nền kinh tế trong nước mà còn phụ thuộc vào

sự phát triển của nền kinh tế nước ngoài trong một khoảng thời gian dài Nếu nước đivay có lạm phát hàng năm tăng lên làm đồng nội tệ mất giá, biến động của tỷ giá trênthị trường quốc tế theo chiều hướng bất lợi thì gánh nặng nợ gốc và lãi vay dường nhưtăng lên một cách nhanh chóng khi tính bằng đồng nội tệ

Nội tệ: Nợ có mệnh giá bằng đồng nội tệ (có thể được phát hành tại thị trường

nước ngoài nếu đồng tiền có giá trị thanh toán quốc tế) Khoản vay bằng đồng nội tệ có

xu hướng an toàn hơn vì nó không gặp rủi ro về tỷ giá như với khoản vay đối với đồngngoại tệ Nhưng đối với các nước đang phát triển với đồng nội tệ không có tính thanhkhoản cao trên thị trường quốc tế thì khối lượng khoản vay này thường khá thấp do chỉhuy động được trên thị trường trong nước

1.1.2.3 Phân loại nợ công theo niên hạn

Nợ dài hạn:

Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian đáo hạn gốc theo hợp đồng hoặc đãgia hạn kéo dài trên 1 năm tính từ ngày ký kết vay nợ cho tới ngày đến hạn khoảnthanh toán cuối cùng Nợ dài hạn là loại nợ được quan tâm quản lý nhiều hơn do khảnăng tác động lớn tới nền tài chính quốc gia Các tổ chức tài chính quốc tế thườngxuyên theo dõi và phân tích nợ dài hạn của tất cả các quốc gia một cách có hệ thống.Hàng năm và hàng quý, Ngân hàng Thế giới yêu cầu nước vay nợ phải nộp Báo cáobên nợ (DRS), trong đó bao gồm báo cáo về tất cả các khoản nợ dài hạn phải trả bằngđồng tiền của nước bên nợ và bằng hàng hóa dịch vụ

Nợ ngắn hạn:

Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống Thông thường

nợ ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tồng nợ công của một quốc gia Vì thờigian đáo hạn ngắn, khối lượng thường không đáng kế, nợ ngắn hạn thường không

Trang 13

thuộc đối tượng quản lý một cách chặt chẽ như nợ dài hạn Tuy nhiên nếu nợ ngắn hạnkhông trả được sẽ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng tài chính Đặc biệt khi tỷtrong nợ ngắn hạn trong tổng nợ có xu hướng tăng thì phải hết sức cẩn trọng vì luồngvốn rút ra đột ngột có thể gây bất ổn nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia.

1.1.3 Vai trò và tác động của nợ công tới sự phát triển nền kinh tế

Vay nợ là một trong những nguồn thu chính và không thể thiếu của Ngân sáchquốc gia Tài trợ qua vay nợ hay còn gọi là tài trợ qua thâm hụt là hình thức đi vay đểtrang trải cho các khoản chi tiêu của Chính phủ

Những người cho Chính phủ vay thường theo nguyên tắc tự nguyện, và để đổilại, họ sẽ nhận được từ Chính phủ các trái phiếu, công trái hay kì phiếu và các giấy ghi

nợ khác của Chính phủ, trong đó có quy định sẽ hoàn trả lại số tiền đã vay và một phầnlãi vào một thời hạn nhất định trong tương lai

Về lý thuyết, mức lãi mà họ nhận được trên các giấy ghi nợ của Chính phủ phảiđền bù một các thỏa đáng với lợi ích tiêu dung và đầu tư tư nhân mà người cho vay đãphải từ bỏ khi quyết định dành tiền cho Chính phủ vay Mặt khác, khi đến hạn phảithanh toán nợ cho những người cho vay, Chính phủ cần phải tìm cách tạo được nguồnthu bằng một cách nào khác hoặc Chính phủ buộc phải thoát khỏi khoản nợ cũ bằngcách phát hành thêm những khoản nợ mới Nếu Chính phủ tạo nguồn thu mới để trả nợbằng cách tăng thuế, thì chính những công dân tương lai là những người bị buộc phảigiảm chi tiêu và tiết kiệm của họ để bù đắp cho những người trước đây đã từ bỏ tiêudùng và đầu tư tư nhân của mình để mua trái phiếu Chính phủ Nói cách khác tài trợbằng vay nợ là một cách trì hoãn gánh nặng thuế khóa

Các khoản Chính phủ vay thường được dùng để tài trợ cho những khoản chi đầu

tư mà các cấp chính quyền đã thực hiện Trong những trường hợp đó, việc các cấpchính quyền vay nợ sẽ cho phép tài trợ được cho các dự án mà lợi ích của chúng sẽđược dồn tích lại trong tương lai, mà không phải giảm quá mức sức mua của người dântrong thời kì hiện tại Thí dụ, việc xây dựng một cơ sở công ích như bệnh viện hay một

Trang 14

con đường có thể mất nhiều năm, Nếu việc xây dựng đó được tài trợ ngay lập tức bằngcách đánh thuế thì người dân sẽ bị buộc cắt giảm các cơ hội tiêu dùng và tiết kiệm củamình với một lượng giá trị tương đương với toàn bộ giá trị công trình, mà không tạo rađược một chút lợi ích nào cho đến khi công trình đó hoàn thành và đưa vào sử dụng.Trái lại, tài trợ qua vay nợ lại cho phép Chính phủ đánh thuế người dân trong tươnglai, khi công trình đang được xây dựng và sau này, khi nó đã hoàn tất Điều này thực tế

đã dàn trải chi phí công trình ra nhiều năm, và cho phép nhân dân trả tiền cho cơ sởcông ích đó khi nó đã phát huy tác dụng, chứ không phải tại thời ðiểm ban ðầu Nếuðýợc sử dụng thận trọng, tài trợ qua vay nợ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguồnlực trong nền kinh tế bằng cách gắn liền chi phí qua thuế của dự án ðầu tý công cộngvới luồng lợi ích do chúng tạo ra

Vì vậy, tác động của nợ công đến sự phát triển kinh tế là rất lớn, điều này đượcnhìn nhận ở một số góc độ sau:

1.1.3.1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế

Về ngắn hạn: tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là những nước

đang phát triển có tiềm lực về môi trường đầu tư, thị trường rộng mở nhưng thiếu vốn.Vay nợ của Chính phủ là một trong những nguồn hết sức quan trọng dành cho việc xâydựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho sự phát triển kinh tế

Về lâu dài: tác động của nợ công hoàn toàn trái ngược Vì đa số các khoản nợ

đều mang tính dài hạn nên đến hạn trả nợ, trách nhiệm và nghĩa vụ nợ gốc và lãi củanhững khoản vay trong quá khứ đè nặng lên vai những công dân tương lai thông quacác loại thuế Vì vậy, trong dài hạn một khoản nợ chính phủ lớn (tỷ lệ của nó so vớiGDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng chậm lại vì những lý dosau:

- Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cườngxuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút

Trang 15

- Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sởhữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chínhphủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành

nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư

- Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế làmột tổng thể th́ chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trongnước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế làm méo mó nềnkinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội

Tiến sĩ kinh tế Klassen khi nhận định về vay nợ nước ngoài cho rằng: “Một nước vay nợ kèm theo nhập siêu vô hình chung đã giúp cho nước ngoài phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập Hậu quả còn xấu hơn nữa là phải trả lãi cho nước ngoài”.

1.1.3.2 Tác động đến lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế

Phần lớn các nhà kinh tế đều thống nhất quan điểm cho rằng hệ thống ngânhàng ở các nước có các khoản vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh (đặcbiệt là các khoản vay từ nước ngoài) cần phải thận trọng đối với nguy cơ lạm pháttrong nước và gây mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế

Tác động đến lạm phát trong nước: Các nước đang phát triển đều nằm trong tình

trạng thiếu vốn, nợ công thường được tập trung vào việc bổ sung cho đầu tư trongnước Đầu tư trong nước tăng làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng theo, trong khitổng cung chưa tăng lên theo kịp Cân đối giữa tổng cung và tổng cầu bị phá vỡ đãdẫn đến nguy cơ lạm phát trong nước

Về mặt tiền tệ, đối với những nước mà hệ thống ngân hàng chưa tạo ra được một hệthống tài chính hoàn chỉnh và phát triển, tình trạng “đô la hóa” còn nghiêm trọng,các luồng ngoại tế chảy vào trong nước cũng trở thành phương tiện thanh toàn vàlàm cho khối tiền tệ trong nước tăng lên, gây sức ép mạnh mẽ tới lạm phát ở trongnước

Trang 16

Tác động đến tỷ giá hối đoái: Như trong phần phân loại nợ công, ta chú ý đến

khoản nợ bằng ngoại tệ, khoản chiếm tỷ lệ tương đối lớn Khoản nợ này ảnh hưởngtrực tiếp lên tỷ giá hối đoái Khi nợ bằng ngoại tệ của một quốc gia tăng lên (có thểđược Chính phủ huy động trong nước hoặc nước ngoài), điều này sẽ làm cho cung

về ngoại tệ tăng trong khi cầu ngoại tệ trong nước không đổi Cân bằng cung cầungoại tệ bị phá vỡ sẽ làm cho đồng tiền trong nước giảm tương đối so với đồngngoại tệ hay nói cách khác, vay nợ bằng ngoại tệ làm cho đồng nội tệ mất giá mộtcách tương đối so với ngoại tệ được thu hút về

Tác động đến cán cân thanh toán quốc tế: Vay nợ nước ngoài của Chính phủ hoặc

của tư nhân được chính phủ bảo lãnh sẽ có thể bù đắp thâm hụt cán cân thanh toánquốc tế Cụ thể như trái phiếu chính phủ bán ra nước ngoài sẽ làm tăng cán cânvốn, viện trợ ODA không hoàn lại làm tăng cán cân chuyển giao vốn một chiều vàviện trợ ODA với lãi suất thấp, dài hạn sẽ làm tăng cán cân di chuyển vốn dài hạn

1.1.3.3 Tạo công ăn việc làm, nâng cao tiến bộ kỹ thuật trong nước

Điều hiển nhiên là, các nguồn vốn huy động sẽ được dùng đầu tư vào cơ sở hạtầng, trang thiết bị, nâng cao tiến bộ kỹ thuật, trình độ đội ngũ công nhân viên Từ đó

sẽ tạo thêm công ăn việc làm, gánh nặng cho xã hội giảm và nâng cao chất lượng cuộcsống cho người dân Tuy vậy vẫn phải lưu ý rằng tác động tích cực của các nguồn vốnvay nợ đối với tiến bộ kỹ thuật còn lệ thuộc vào khả năng lựa chọn loại công nghệ phùhợp với mục tiêu và trình độ phát triển kinh tế của từng thời kì và của nước nhận côngnghệ

Tóm lại, nợ công có thể có những tác động khác đến sự phát triển kinh tế củanước thu hút và sử dụng nguồn vốn này Tuy nhiên việc sử dụng giải pháp vay nợ luôntiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp

nợ công quá cao và quản lý nợ lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tếsuy thoái Ví dụ điển hình đó chính là cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất từ trước đếnnay tại châu Âu vào năm 2010 vừa qua Qua đó có thể nhận định rằng quản lý việc sửdụng nợ công và có một chiến lược nợ đúng đắn, phù hợp là yếu tố có vai trò quyếtđịnh đến sự phát triển của một quốc gia

Trang 17

1.2 Nội dung về quản lý nợ công

1.2.1 Quản lý nợ công là gì?

Quản lý nợ công là quá trình thiết lập và thực thi chiến lược vay nợ của mộtquốc gia nhằm gây dựng được một lượng vốn theo yêu cầu, nhằm đạt được các mụctiêu về chi phí và rủi ro trong huy động, đồng thời đáp ứng được các mục tiêu quản lý

nợ khác của Chính phủ đã đặt ra

Theo đó, những yếu tố nền tảng của cơ chế quản lý nợ công là phải xác địnhđược hệ thống mục tiêu quản lý nợ công; việc quản lý này phải được minh bạch và cơquan quản lý chính phải có trách nhiệm giải trình về mức độ nợ và hiệu quả sử dụngcác khoản nợ, cũng như khả năng trả nợ của Chính phủ; xây dựng khuôn khổ thể chếquản lý; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xây dựng khuôn khổ quản lý rủi ro; phát triển

và duy trì một thị trường trái phiếu Chính phủ hiệu quả

1.2.2 Nội dung quản lý nợ công

1.2.2.1 Xây dựng chiến lược và kế hoạch trả nợ

Công cụ quản lý nợ công được các nước áp dụng là chiến lược và kế hoạch trả

nợ Chiến lược nợ thường được lập trong dài hạn trong khi kế hoạch vay trả nợ đượclập trong trung hạn

Chiến lược vay trả nợ công: được hiểu là văn kiện đưa ra mục tiêu, định hướng,

các giải pháp, chính sách đối với quản lý nợ công của quốc gia, được xây dựng trongchiến lược tổng thể về huy động vốn đầu tư công cho nền kinh tế, phù hợp với chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và 10 năm của đất nước Đây là văn kiện khôngthể thiếu được thể hiện sự tích cực của các nước đi vay với mục tiêu hoàn trả lại nợgốc và lãi cho các các chủ đầu tư nước ngoài cũng như trong nước

Chiến lược dài hạn về nợ công: Hầu như các khoản vay nợ của Chính phủ và

được Chính phủ bảo lãnh thường mang tính dài hạn nên các nước đi vay đều phải xâydựng một chiến lược dài hạn về nợ công, nhằm đánh giá một cách tổng quát thực trạng

nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó;

mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công; đề ra các giải

Trang 18

pháp, chính sách quản lý đảm bảo huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả và an ninhtài chính; Tổ chức thực hiện chiến lược

Chương trình quản lý nợ trung hạn được các nước vay nợ áp dụng nhằm cụ thể

hóa nội dung chiến lược quản lý nợ công dài hạn ở trên cho giai đoạn từ 3-5 năm vàcập nhật từng năm Yêu cầu đặt ra của chương trình quản lý nợ trung hạn này phải phùhợp với khuôn khổ chính sách kinh tế, tài chính và với mục tiêu ngân sách trung hạn

và hàng năm của Chính phủ

Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF): là một quá trình soạn lập và xây dựng kế

hoạch ngân sách minh bạch, trong đó đề ra giới hạn nguồn lực trung hạn được phân bổ

từ trên xuống nhằm đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể và đòi hỏi việc xây dựng các dựtoán chi phí thực hiện chính sách từ dưới lên, thống nhất với các chính sách chi tiêutheo các ưu tiên chiến lược Nói một cách đơn giản, MTEF là quá trình các quốc giakết hợp giữa việc xác định các hạn mức chi tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế (haycòn gọi là kỷ luật tài chính tổng thể) ở cấp trung ương với việc phân bổ hạn mức đócho các ngành, các vùng theo các ưu tiên chiến lược của ngành hoặc vùng đó Và toàn

bộ quá trình phân bổ ngân sách như vậy luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn(thường là 3 năm)

Qua đó, khi Ngân sách hàng năm luôn được đặt trong bối cảnh trung hạn, Chínhphủ và Quốc hội đều nhận thức được rõ những gì sẽ tiếp tục được chi tiêu một cáchnhất quán với kế hoạch trung hạn của ngành và quốc gia trong những năm tiếp theo.Hơn nữa, khuôn khổ này còn giúp việc thực hiện việc tái phân bổ ngân sách minh bạchhơn, có luận chứng rõ ràng chú không phải là sự cắt giảm tùy tiện

Sơ đồ 1.1: Khuôn khổ tài khóa trung hạn

Trang 19

Kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ: đây được xem là văn kiện không chỉ cần

thiết với nước đi vay mà còn là yêu cầu không thể thiếu được của các chủ đầu tư chovay đối với nước đó nhằm đảm bảo khả năng trả nợ Nó được xây dựng hàng năm baogồm kế hoạch rút vốn vay và trả nợ của Chính phủ và nợ của tư nhân được Chính phủbảo lãnh

Nội dung của chiến lược quản lý nợ công: Nội dung này phải gắn liền với các

văn bản trên thường được bao gồm đánh giá thực trạng nợ công, tình hình và công tácquản lý nợ công thời gian qua; mục tiêu, định hướng và hệ thống các chỉ tiêu về vay vàtrả nợ của quốc gia và phân theo khu vực kinh tế; các phương pháp quản lý nợ công;chính sách đối với quản lý nợ công của quốc gia; tổ chức thực hiện và đánh giá chiếnlược

Sơ đồ 1.2: Chiến lược nợ

Trang 20

Chiến lược được vạch ra trong hướng dẫn của Quản lý Nợ công của IMF/WorldBank đối với các nước trên thế giới bao gồm: các rủi ro sẵn có trong cơ cấu nợ củaChính phủ phải được giám sát và đánh giá cẩn trọng, phải giảm thiểu những rủi ro này

ở mức độ có thể bằng cách thay đổi cơ cấu nợ, có tính đến chi phí thực hiện điều đó;

để hỗ trợ định hướng cho các quyết định vay mượn và giảm rủi ro của Chính phủ, cácnhà quản lý nợ phải cân nhắc các đặc điểm tài chính và cá đặc điểm rủi ro khác trongcác luồng tiền của Chính phủ, các nhà quản lý nợ cần đánh giá và quản lý cẩn trọngcác rủi ro liên quan đến ngoại tệ và nợ ngắn hay hay nợ theo lãi suất thả nổi và cuốicùng cần phải có các chính sách quản lý ngân quỹ hiệu quả kinh tế nhằm cho phép cáccấp có thẩm quyền có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình với độ chủ độngcao khi đến hạn

Nội dung Chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các nội dung: được các quốc

gia xây dựng nhằm đánh giá, dự báo các điều kiện thị trường vốn trong nước và quốc

tế, cân đối ngoại tệ, biến động tỷ giá và lãi suất làm cơ sở điều chỉnh chính sách vay,trả nợ phù hợp trong từng thời kì; cân đối nhu cầu vay vốn cho bù đắp thâm hụt ngânsách và cho đầu tư phát triển trên cơ sở cân đối với các nguồn huy động khác; phương

án huy động vốn vay ở khu vực công: cơ cấu nguồn vay dự kiến (theo các điều kiệnvay ưu đãi, vay thương mại, chủ thể cho vay, thị trường, đồng tiền vay, kỳ hạn và lãisuất bình quân theo các điều kiện vay), cơ chế sử dụng vốn vay (cấp phát, cho vay lại);đánh giá các rủi ro liên quan đến quản lý nợ công và tình trạng nợ trong giai đoạn

Trang 21

trung hạn và từng năm; đề xuất các biện pháp và phương án xử lý nợ hoặc cơ cấu lạidanh mục nợ cần thiêt nhằm xử lý các khoản nợ xấu và giảm nhẹ nghĩa vụ trả nợ.

Đối với các nước NSNN không được quản lý theo khuôn khổ trung hạn thì yêucầu và nguyên tắc quản lý nợ công cần được quản lý và đặt trong bối cảnh chi tiêutrung hạn Vì nợ công thường là các khoản nợ trung và dài hạn, phải có kế hoạch và dự

án giải ngân mới có thể vay được

1.2.2.2 Ban hành khung thể chế, xây dựng cơ chế, tổ chức bộ máy quản lý nợ công

Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý nợ công là xây dựngmột khuôn khổ pháp lý và thể chế cho quản lý nợ công, trong đó có sự phân định rõràng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan chức năng được ủy quyền thay mặtChính phủ trong việc vay, trả nợ, phát hành bảo lãnh và thực hiện các giao dịch tàichính như cho vay lại

Khung pháp lý: Sự phân định về trách nhiệm và quyền hạn trên cần được luật

pháp hóa bằng các văn bản luật, như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật quản lý nợ công,Luật quản lý nợ nước ngoài và các quy chế cụ thể, Hệ thống văn bản pháp luật nhấtthiết phải nhất quán và đồng bộ để thuận tiền cho công việc thực hiện Thông thườngluật về quản lý nợ ở các nước thường bao gồm các điều khoản sau:

- Ủy quyền và công nhận trách nhiệm duy nhất của Bộ tài chính được vay vàbảo lãnh vay thay mặt Chính phủ Không nên chia sẻ trách nhiệm này với các cơ quankhác, mặc dù vẫn có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan khác

- Xác định vai trò của Bộ tài chính trong quản lý nợ công

- Yêu cầu ấn định hạn mức về vay nợ của Chính phủ và bảo lãnh nợ của Chínhphủ trong luật ngân sách hàng năm

- Vài trò của Ngân hàng trung ương trong hoạt động hay nợ của Chính phủ và

do Chính phủ bảo lãnh

- Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc ghi sổ tất cả các khoản vay củaChính phủ và các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh và lập các báo cáo định kì về diễnbiến liên quan đến hạn mức vay nợ đã được Quốc hội thông qua

Trang 22

Khung thể chế quản lý và sử dụng nợ công được các nước xây dựng bao gồm

một hệ thống các quy định riêng cho việc vay nợ Chính phủ (để Chính phủ dùng chocác doanh nghiệp và tổ chức vay lại), của Ngân hàng trung ương và của tư nhân đượcChính phủ bảo lãnh

Triển khai chiến lược nợ được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Triển khai chiến lược nợ

Tổ chức bộ máy quản lý nợ công là một nội dung quan trọng trong nội dung

quản lý nợ Trước hết là cơ quan lập pháp, chịu trách nhiệm thông qua Luật về quản lý

nợ công và hạn mức trần vay nợ hàng năm, tiếp theo là các cơ quan hành pháp chịutrách nhiệm triển khai các nội dung quản lý nợ Thông thường ở các nước Bộ Tài chínhđược thừa nhận là cơ quan chịu trách nhiệm về vay nợ và phát hành bảo lãnh theoChính phủ Ủy ban Chính sách nợ do Bộ Tài chính làm chủ tịch với các thành viêngồm Ngân hàng trung ương, Bộ Kinh tế, văn phòng nội các/chính phủ chịu tráchnhiệm xây dựng và đề xuât chính sách và chiến lược vay nợ Cuối cùng là Văn phòngquản lý nợ với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong Bộ Tài chính Nhiệm vụ của Vănphòng này bao gồm cả chức năng ghi sổ sách về nợ, đàm phán và thực hiện các hiệp

Trang 23

định vay nợ, xây dựng chính sách nợ và thực hiện quản lý nơ Để thực hiện các chứcnăng này Văn phòng quản lý nợ cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan.

Sơ đồ 1.4: Cơ cấu cơ quan quản lý nợ

1.2.3 Đánh giá công tác quản lý nợ công

1.2.3.1 Định lượng

Việc đánh giá tình trạng nợ công của một nước là hết sức quan trọng để cónhững chính sách, chiến lược vay nợ cho đầu tư hợp lý Để phục vụ cho mục tiêu nayngười ta đưa ra một hệ thống các chỉ số xác định mức độ nợ của một nước

- Nợ công trên GDP được đo bằng tỷ số phần trăm giữa tổng nợ công tích lũy

và tổng sản phẩm trong nước hàng năm Đây là chỉ số được quan tâm nhiều nhất

Nợ công trên GDP thể hiện mối tương quan giữa tổng số nợ của khu vực côngcộng với năng lực tạo ra thu nhập phải chịu thuế (là nguồn dùng để thanh toán nợcông) Do phụ thuộc vào thu nhập phải chịu thuế nên tỷ lệ nợ công trên GDP đượcđánh giá là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức độ ổn định của nền kinh tế và năng lực

Trang 24

thu thuế của Chính phủ Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn

bộ nền kinh tế và được tính như sau:

- Nợ Chính phủ so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với

thu nhập của toàn bộ nền kinh tế Đây là chỉ số dùng để đánh giá tình hình nợ và gánhnặng nợ khu vực Chính phủ của một quốc gia và được tính như sau:

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ

được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính:

Trong trường hợp khoản nợ này của quốc gia tăng lên, song tỷ lệ tăng trưởngcủa GDP cao hơn tỷ lệ tăng nợ của tư nhân được sự bảo lãnh của chính phủ hoặc giá trịthực tế của đồng tiền trong nước tăng thì chỉ số này giảm và ngược lại

Trang 25

- Nợ vay thương mại của Chính phủ so với GDP: tương tự chỉ số này phản ánh

quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nềnkinh tế và được tính như sau:

Đây là chỉ số có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa khoản vay đượcdùng để phát triển kinh tế, tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp trong nước cũng nhưcho nền kinh tế với tổng sản phẩm quốc dân

- Tỷ lệ nợ công so với tổng dư nợ của nền kinh tế được các quốc gia tính toánnhằm phân tích tỷ trọng của nợ công trong tổng dư nợ nền kinh tế từ đó có nhữngchính sách phù hợp để điều chỉnh sao cho hợp lý nhất

- Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:

 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) trực tiếp của Chính phủ:

Chỉ số này xác định quy mô nợ trực tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm sovới khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước Chỉ số nàyđược tính như sau:

Nếu như tốc độ tăng của thu NSNN cao hơn tốc độ tăng của nợ công thì quốcgia đi vay sẽ có khả năng tiền mặt thuận lợi và tương ứng với tình trạng này tỷ lệ nghĩa

vụ trả nợ chính phủ so với NSNN có xu hướng giảm dần và ngược lại

 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) vay của Chính phủ về cho vay lại:

Trang 26

Chỉ số này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm sovới khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước: Tỷ lệnày xác định khả năng hoàn trả đối với nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ khoản vay,phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh từ nguồn thu ngân sách nhà nước

- Nợ chính quyền địa phương so với GDP: Chỉ số này phản ánh quy mô nợ củaChính quyền địa phương so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế

1.2.3.2 Định tính

Đánh giá tính bền vững của nợ công

Đối với tất cả các nước đang phát triển ngày nay, việc Chính phủ đi vay để đầu

tư cho phát triển đất nước đã trở thành tất yếu Song, vay đến mức độ nào để tránhđược những tác động tiêu cực – mặt trái của nợ công đối với các thế hệ hôm nay vàmai sau? Câu hỏi này cần được trả lời trên cơ sở những quan điểm có tính chất lý luậnchung về phát triển

Tính bền vững của nợ công (từ đây gọi ngắn gọn là tính bền vững nợ) là kháiniệm được các tổ chức quốc tế như IMF, WB, các cơ quan quản lý nợ của các nướccho vay và đi vay, và các chuyên gia nói đến nhiều trong thời gian gần đây Tính bềnvững nợ đề cập đến mức nợ công của một quốc gia trong mối quan hệ với tình hìnhphát triển chung của đất nước Một định nghĩa của Cơ quan Phát triển Quốc tế (IDA,thuộc Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát biểu như sau:

“Tính bền vững nợ là khái niệm dùng để chỉ trạng thái nợ của một quốc gia tại

đó nước vay nợ có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ - cả vốn gốc lẫn lãi – mộtcách đầy đủ, không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm hoặc cơ cấu lại nợ nào, cũngnhư không bị tình trạng tích tụ các khoản nợ chậm phải trả, đồng thời vẫn cho phépnền kinh tế đạt được một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được.”

Trang 27

Để việc vay nợ công không dẫn đến những xáo trộn vĩ mô, và có thể đảm bảotrả nợ, nói cách khác là để đảm bảo tính bền vững nợ công trong dài hạn, có ba lĩnhvực chính cần phải xem xét:

(1) Năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế, bao gồm các khía cạnh: mức thu nhậpchung của nền kinh tế, thu nhập bằng ngoại tệ và thu ngân sách

(2) Mức nợ (gánh nặng nợ) tích lũy của quốc gia tại thời điểm xem xét và kỳ hạnphải trả

(3) Tốc độ tăng của nợ công trong những năm sắp tới, bao gồm cả cơ cấu nợ và kỳhạn nợ

Năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế, thể hiện bằng thu nhập quốc dân và thunhập bằng ngoại tệ, và triển vọng tăng trưởng của GDP và xuất khẩu, là kết quả củachính sách vĩ mô trong hiện tại cũng như trong tương lai Năng lực trả nợ là yếu tố hếtsức quan trọng quyết định tính bền vững nợ trong dài hạn Năng lực trả nợ lớn sẽ chophép quốc gia có thể giữ ổn định nền kinh tế với mức vay nợ nước ngoài lớn tươngứng

Tốc độ tăng của nợ công trong thời gian tới liên quan đến chính sách vay và trả

nợ trong hiện tại và trong tương lai Giám sát và kiểm soát tốc độ tăng của nợ công làkhía cạnh không thể thiếu để giữ ổn định trong dài hạn

Đánh giá năng lực trả nợ hiện có của nền kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế vĩ mô

Tập hợp các chỉ số kinh tế vĩ mô của quốc gia vay nợ cho phép đánh giá mộtcách chính xác nguồn lực có thể huy động trong việc trả nợ, mức độ chắc chắn củaviệc trả nợ đúng hạn, đồng thời có thể chỉ báo tình trạng mất khả năng trả nợ (khủnghoảng nợ) sắp đến Phân tích động thái của các chỉ số kinh tế vĩ mô là một hoạt độngthường dùng để đánh giá tính bền vững nợ Những chỉ số sau đây thường hay được sửdụng:

Trang 28

Tăng trưởng của nền kinh tế: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế đóng vai tròquyết định đối với độ lớn của nguồn tài chính thu được để trả nợ Tốc độ tăng trưởnggiảm dần, đồng thời xuất hiện những vấn đề của khối kinh tế đối ngoại như chi phí vay

nợ tăng lên, tính cạnh tranh giảm sút, các vấn đề tín dụng trong và ngoài nước, là dấuhiệu chỉ báo tình trạng mất khả năng trả nợ

Động thái của xuất khẩu và nhập khẩu: đối với hầu hết các nước đang pháttriển, mối tương quan giữa xuất và nhập khẩu về cơ bản quyết định lượng ngoại tệ cóđược để trả nợ Việc nhập khẩu quá lớn so với xuất khẩu có thể chỉ ra những yếu kémcủa tài khoản vãng lai, và thông qua đó của cán cân thanh toán Sự xấu đi của tài khoảnvãng lai chỉ ra khả năng trả nợ hạn chế trong tương lai

Điều kiện thương mại: các điều kiện thương mại là điều kiện xuất khẩu hànghóa và dịch vụ ra nước ngoài và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài Vấn đềlớn mà các nước nghèo phải đối mặt hiện nay, đó là họ bị các nước công nghiệp pháttriển áp đặt những điều kiện không bình đẳng trong xuất khẩu và nhập khẩu, dẫn đếntình trạng họ phải bán rẻ mua đắt Điều kiện thương mại xấu đi có nghĩa là năng lực trả

nợ của quốc gia trong tương lai sẽ kém đi

Dự trữ ngoại tệ các loại: dự trữ ngoại tệ của quốc gia là sự đảm bảo khả băngthanh toán trong ngắn hạn Dự trữ ngoại tệ phản ánh tình hình cán cân thanh toán Dựtrữ ngoại tệ giảm, đi liền với nhũng mất cân đối vĩ mô khác thường là chỉ báo của cáccuộc khủng hoảng nợ

Lãi suất: lãi suất thực tế tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư trong nước Lãisuất thực tế thấp là đòn bẩy kích thích đầu tư trong nước Tỷ lệ lãi suất thực tế cao, điliền với khoảng cách ngày càng lớn giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay là dấuhiệu những bất ổn trên các thị trường vốn

Tỷ giá hối đoái thực tế: các nghiên cứu thường quan sát thấy rằng tỷ giá hốiđoái thực tế được đặt quá cao (đồng tiền trong nước được giá) trong giai đoạn trước

Trang 29

các cuộc khủng hoảng nợ và khủng hoảng tiền tệ Nguyên nhân là vì lượng vay nợnước ngoài quá lớn và thâm hụt ngân sách tăng dần

Lạm phát: tỷ lệ lạm phát tăng nhanh cùng với tỷ giá hối đoái thực tế là nhữngdấu hiệu trước khủng hoảng

Các chỉ số tiền tệ: các chỉ số tăng trưởng vượt bậc của tín dụng trong nước, tíndụng dành cho khu vực công, cơ sở tiền tệ, và M2 có thể có nghĩa là cầu trong nước vềtiền đang được mở rộng, và có thể xuất hiện những mất cân đối trong thời gian tới

Thâm hụt tài khóa và tín dụng trong khu vực công: là những chỉ báo của vấn đềmất cân đối trong nước

Các chỉ số kinh tế vĩ mô có thể cho biết những dấu hiệu ban đầu của sự mất cân đối trong các lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ và nợ nước ngoài Tuy nhiên, chúng không phải là những điều kiện đủ để đưa ra quyết định về tình hình nợ công.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nợ công

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ công của một quốc gia, cónhững nhân tố bên trong nền kinh tế và cũng có những nhân tố bên ngoài của nền kinh

tế thế giới Các nhân tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến công tác quản

lý nợ công

1.3.1 Các nhân tố chủ quan

Môi trường chính sách

Các nhà tài trợ, các chủ đầu tư thường rất quan tâm đến môi trường kinh tế vĩ

mô của các nước đi vay Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cơ sở pháp lý rõràng là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc thu hút nguồn tài trợ và đầu tư nướcngoài Một quốc gia có chính sách kinh tế mở sẽ tạo điều kiện cho cầu về nguồn vốn

Trang 30

trong nước có cơ hội gặp cung về vốn trên thị trường quốc tế cũng như thị trường trongnước.

Từ thực tế cho thấy, vay nợ, viện trợ chỉ có tác động tích cực đến tăngtrưởng kinh tế đối với các nền kinh tế có môi trường chính sách vĩ mô tốt Các chínhsách kinh tế vĩ mô phù hợp trong từng thời kỳ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thựcthi các chính sách quản lý nợ công một cách có hiệu quả Hơn thế nữa, chính sách tỷgiá và lãi suất hợp lý cũng có thể góp phần giảm thiểu hoặc tránh được những rủi rovay nợ và các nguy cơ khủng hoảng tài chính

Một trong những chính sách được chú ý tại tất cả các nước đó là chính sáchchi tiêu công vì chính sách này có tác động to lớn đến công tác quản lý nợ công Cáckhoản vay của Chính phủ thường được dùng đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội Lĩnh vực này không trực tiếp tạo ra thu nhập xét về góc độ tài chính Vìvậy, để tạo được nguồn trả nợ, khu vực công phải tạo được môi trường thuận lợi đểkhuyến khích đầu tư tư nhân phát triển, tạo đà phát triển bền vững cho nền kinh tế, từ

Trang 31

Hơn thế nữa, công tác quản lý nợ công vô cùng phức tạp, đòi hỏi một đội ngũquản lý tốt, am hiểu các vấn đề kinh tế xã hội trên mọi phương diện nhằm thực hiệnđúng các mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội mà mọi quốc gia đề ra Vì vậy,việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực chính là một quyết sách vô cùng đúng đắn củamọi quốc gia trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế nói chung cũng như công tác quản lý

nợ công nói riêng

1.3.2 Các nhân tố khách quan

Sự biến động của nền kinh tế thế giới

Đây là nhân tố ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến các quốc gia có nền kinh tế mởcửa Khi thế giới có những biến động tiêu cực như các cuộc khủng hoảng tài chính,khủng hoảng nợ công cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các mọi quốc gia Hay cũng phải kểđến những biến động về thiên tai, bệnh dịch ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới thìviệc cắt giảm viện trợ hay sự bi quan về tương lai của công dân cũng không tránh khỏi

Vì vậy, để giảm thiểu những rủi ro từ bên ngoài, các quốc gia đi vay nợ phải cónhững có những biện pháp nhằm theo dõi, đánh giá, dự đoán tình hình kinh tế thế giới,phân tích những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bên ngoài tới nền tài chính quốc gia

để xây dựng những biện pháp kịp thời nhằm chủ động đối phó

Lãi suất và cán cân thương mại

Cán cân thương mại và lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý nợ công đặcbiệt là dư nợ nước ngoài Khi nợ tồn trở nên tương đối so với GDP thì tăng trưởng của

nợ phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất Để đảm bảo an toàn nợ, phải tạo được thặng dưngoại thương đủ lớn so với GDP Nói cách khác là phải có chính sách khuyến khíchxuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

Trang 32

Việc thay đổi lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế cũng tác động trực tiếpđến quản lý nợ công Lãi suất chính là giá của vốn vay, việc tăng hay giảm giá đều cótác động lên tổng số nợ.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái không những phụ thuộc vào chính sách tỷ giá trong nước, nócòn phụ thuộc vào trạng thái kinh tế của các nước cho vay Tỷ giá hối đoái có thể cótác động làm tăng hoặc giảm giá trị các khoản nợ Các hợp đồng vay nợ được ký kếtdựa trên một đồng tiền nhất định, thường là đồng tiền nước cho vay Việc đồng tiềnvay bị lên hay giảm giá vào thời điểm trả nợ thì giá trị nó cũng tăng hoặc giảm tươngứng Nếu đồng tiền vay có xu hướng tăng giá liên tục thì gánh nặng nợ của nước đi vay

sẽ có xu hướng tăng liên tục Tương tự như vậy, nếu đồng nội tệ mất giá so với đồngtiền vay thì gánh nặng nợ cũng bị trầm trọng thêm

1.4 Kinh nghiệm quản lý nợ công và bài học cho Việt Nam

Trong phần này, nhóm tác giả sẽ tổng quan nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý

nợ công của Brazil – một nước đã trải qua khủng hoảng nợ, hiên nay có một nền kinh

tế khá phát triển và một số bài học rút ra cho Việt Nam trong công tác quản lý nợ công

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nợ công của Brazil

Phối hợp quản lý nợ công với chính sách tài chính – tiền tệ

Theo hướng dẫn của IMF và ngân hàng Thế giới, các cơ quan quản lý nợ công

và các chính sách tài khóa và các ngân hàng trung ương phải có cùng một mục tiêuchính sách Do đó, nếu các cấp có thẩm quyền đưa ra một chính sách quản lý nợ côngmới, nó phải phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để duy trì nợ công ở mứcbền vững

Ở các nước phát triển, thị trường tài chính, công tác quản lý nợ và các chínhsách tiền tệ được tách bạch rõ ràng, làm giảm các xung đột có thể xảy ra Các nước

Trang 33

kém phát triển thì chưa thể phân biệt rõ ràng giữa những mục tiêu và trách nhiệm để

có thể đối mặt với các thách thức lớn hơn Trong hầu hết các trường hợp, những phátsinh chủ yếu là do những quốc gia đó thiếu một thị trường trái phiếu phát triển và mộtngân hàng trung ương độc lập Ngoài ra, họ còn áp dụng những công cụ thị trườngtương tự cho cả chính sách tiền tệ và chính sách nợ Ở Brazil, cho đến khi bộ luật vềtrách nhiệm tài khóa (LRF) được thông qua năm 2000, Ngân hàng Trung ương đã sửdụng trái phiếu của kho bạc Nhà nước cũng như trái phiếu của chính nó trong danhmục đầu tư để thực hiện chính sách tiền tệ

Để sửa chữa vấn đề này, việc ban hành bộ luật về trách nhiệm tài khóa đã ngănchặn được ngân hàng Trung ương phát hành trái phiếu của nó Ngoài ra, để phân táchcác chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, vào năm 2002, Ngân hàng Trung ương đãbắt đầu thực hiện các thỏa thuận mua lại đối với các trái phiếu kho bạc Nhà nước trongdanh mục đầu tư của mình

Một bước quan trọng nữa là chuyển sự quản lý của nợ nước ngoài (EFPD) từNgân hàng Trung ương sang kho bạc Nhà nước Ngân hàng trung ương đã thực hiệngần như tất cả các nhiệm vụ liên quan đến phát hành trái phiếu nợ nước ngoài, theothỏa thuận giữa NHTW và Bộ tài chính Khi mà thỏa thuận kết thúc, hai tổ chức đã bắtđầu một quá trình chuyển giao dài khoảng một năm mà qua đó các quyết định về pháthành trái phiếu được thực hiện cùng nhau và sau này trở thành trách nhiệm của Khobạc Nhà nước

Quá trình chuyển giao quản lý nợ nước ngoài được thực hiện trong năm 2004,

và đến tháng 1/2005, kho bạc Nhà nước đã bắt đầu quản lý nợ cả trong và ngoài nước.Cần phải chú ý rằng bằng cách quản lý đó, các rủi ro sẽ được quản lý hiệu quả hơn bởi

vì nó cho phép sự phối hợp trong kế hoạch tổng hợp giữa các ngành liên quan Nócũng tạo ra sự mình bạch với các mục tiêu, hướng dẫn và chiến lược của nợ công

Việc quản lý của chính phủ.

Để có sự quản lý tốt của chính phủ yêu cầu phải có (a) cơ cấu hành chính đượcquy định, (b) các nghĩa vụ và quyền lợi của những cơ quan quản lý phải được quy định

rõ, cùng với mục tiêu, trách nhiệm và điều lệ liên quan đến các cơ quan chịu trách

Trang 34

nhiệm quản lý nợ công và (c) các luật về công khai minh bạch và trách nhiệm phảiđược làm rõ

Cấu trúc pháp lý

Thông lệ quốc tế yêu cầu phải có bộ luật quy định rõ ràng trách nhiệm về việcphát hành các công cụ nợ, đầu tư, và thực hiện giao dịch cho Chính phủ

Ở Brazil, những điều này được quy định trong nghị định mà trong đó Bộ trưởng

Bộ tài chính chịu trách nhiệm cho việc quản lý nợ công trong và ngoài nước Chínhsách nợ của Brazil được dựa trên 5 văn bản pháp luật: (a) hiến pháp liên bang, trong đóquy định các hướng dẫn cụ thể cho nợ công, (b) bộ luật trách nhiệm tài khóa (LRF),quy định các tiêu chuẩn tài chính công để đạt được sự quản lý tài chính cũng như cácgiới hạn nợ công khác, (c) bộ luật quy định về các đặc tính chung của trái phiếu nợcông dưới kho bạc Nhà nước, (d) Bộ luật về đường lối chỉ đạo ngân sách quốc gia(LDO), và (e) Luật ngân sách hàng năm (LOA)

lý nợ công, và các cấp có thẩm quyền đã cam kết với họ, thì sự quản lý nợ sẽ trở nênhiệu quả hơn

Các chức năng và trách nhiệm của những cơ quan quản lý nợ công đã được quyđịnh bở các văn bản pháp luật đã được công khai trên trang web của kho bạc nhà nước,

Trang 35

cùng với các nghị quyết liên quan đến quản lý nợ và các hoạt động của thị trường sơcấp và thứ cấp

Văn phòng quan hệ thể chế về nợ công (The Public Debt Institutional RelationsOffice) đã ra đời nhằm đảm bảo rằng các chính sách sẽ được minh bạch và các hànhđộng của kho bạc Nhà nước sẽ được công khai Nó cũng rất quan trọng trong việc mởrộng cơ sở của các nhà đầu tư, tiến hành các cuộc họp thường xuyên với các cơ quanđánh giá rủi ro và cập nhật những thông tin liên quan cho các nhà đầu tư và côngchúng trên website

Ngoài ra văn phòng này còn đưa ra những ý kiến phát biểu của đại diện chínhphủ tại các sự kiện trong nước và quốc tế

Cuối cùng, nó sắp xếp các cuộc nói chuyện từ xa mà trong đó các thư kí củakho bạc sẽ nói chuyện với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để miêu tả các chínhsách mới nhất về quản lý nợ, các vấn đề tài chính, … mà các nhà đầu tư và công chúngcần được biết

Kiểm toán

Việc quản lý nợ của Brazil đang được kiểm toàn nội bộ hàng năm bởi Vănphòng kiểm soát chung (CGU), một cơ quan của ngành hành pháp, và được kiểm toánbên ngoài bởi TCU thuộc ngành lập pháp

1.4.2 Bài học cho Việt Nam

Sử dụng vốn vay nước ngoài:

Qua hai cuộc khủng hoảng nợ công vừa qua, bài học đầu tiên cho Việt Nam làkhông nên hoạch định chiến lược phát triển kinh tế dựa quá nhiều vào nguồn vay từnước ngoài bởi vì khoản nợ này như đã phân tích ở trên là luôn kèm theo những rủi ro

về tài chính mà Chính phủ các nước đang phát triển không thể kiểm soát được Thứ hai

đó là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc dựa vào nguồn tích lũy trong nước

là chính và hạn chế đến mức tối thiểu sự lệ thuộc vào nước

Trang 36

Quản lý chặt chẽ vốn nước ngoài, tuân thủ chặt chẽ mục tiêu sử dụng nguồn vốn

là vấn đề hết sức quan trọng Nguồn vốn vay phải được sử dụng cho mục tiêu đầu tưphát triển, tránh sử dụng cho tài trợ tiêu dùng

Phối hợp thực hiện các chính sách vĩ mô đảm bảo tiền đề cho chính sách nợ bền vững:

Việc hoạch định và thực thi các chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa, chínhsách tiền tệ để tạo sự ổn định vĩ mô là vô cùng quan trong để hoàn thiện chính sáchvay nợ bền vững

Chính phủ luôn đóng vai trò quyết định trong định hướng phát triển kinh tế, đặcbiệt trong chiến lược vay nợ của mình Các sai làm trong chính sách kinh tế vĩ mô cóthể dẫn đến những hậu quả rất to lớn

Đảm bảo hệ thống thông tin đầy đủ trong quản lý

Vai trò lãnh đạo trên cơ sở đầy đủ thông tin của Chính phủ trong việc địnhhướng phát triển là rất quan trọng Những kinh nghiệm phát triển thành công nhất, đặcbiệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đều dựa trên vai trò lãnh đạo kiên quyếtcủa Chính phủ được dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời

Vì vậy việc công khai minh bạch thông tin nợ công là rất cần thiết cho việchoạch định các chương trình trả nợ và các chương trình phát triển trong tương lai Hơnthế nữa, các số liệu này phải được kiểm toán hàng năm đảm bảo tính chính xác củathông tin giúp cho những quyết định của Chính phủ giảm thiểu những sai lầm và hạnchế những rủi ro

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM 2.1 Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam

2.1.1 Các cơ quan tham gia quản lý nợ công

2.1.1.1 Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì thực hiện việc giám sát tình trạng nợ công, chịutrách nhiệm hướng dẫn phương pháp tính toán hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ; chủtrì tiến hành phân tích đánh giá bền vững nợ; điều hành hạn mức nợ công; hạn mứcvay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ; phối hợp vớicác cơ quan liên quan tiến hành, kiểm tra và giám sát tính hình vay và trả nợ công

Bộ Tài chính có những nhiệm vụ: giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước

về nợ công; chủ trì xây dựng các mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay vàquản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệthống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kếhoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ để trình cấp có thẩm quyền phêduyệt; tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài vàbảo lãnh chính phủ; tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài theo phâncông của chính phủ

Bộ Tài chính còn là đại diện chính thức cho người vay đối với các khoản vaynước ngoài nhân danh Nhà nước, Chính phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhànước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch về nợ củaChính phủ; tổ chức đàm phán, ký kết các thỏa thuận bảo lãnh chính phủ, là đại diệnchính thức cho người lãnh đạo đối với các khoản bảo lãnh chính phủ; chủ trì xây dựng

đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ trình Chính phủ phê duyệt, phát hànhtrái phiếu chính phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án

Trang 38

huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài và phát hành trái phiếuchính phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phêduyệt; thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ cácnguồn tài chính hợp pháp trong nước.

Ngoài ra, Bộ tài chính phải quản lý các khoản vay của Chính phủ như xây dựng,ban hành chế độ quản lý tài chính đối với các khoản vay và thực hiện cấp phát từnguồn vốn vay của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêukhác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồnvốn vay nước ngoài của Chính phủ; thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa

vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chính phủ Bộ Tài chính phải chủtrì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định cácđiều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoàitheo quy định của pháp luật

 Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kếtthỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếpcho vay lại; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy độngvốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ - tín dụng và thamgia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệtdanh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi các điều ước quốc tế khung vềODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chứcnăng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ củaChính phủ, của chính quyền địa phương, nợ được Chính phủ bảo lãnh (gọi chung là

“nợ công”) và nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý nhà nước về tài chính đối với cácnguồn viện trợ, tài trợ quốc tế cho Chính phủ Việt Nam, các khoản viện trợ, tài trợ củaChính phủ Việt Nam cho nước ngoài

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anhlà: Department of Debt Management and External Finance (viết tắt là DMEF)

Trang 39

2.1.1.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tạiViệt Nam Đối với công tác quản lý nợ công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ và điềuhành hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính Phủ;hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp thực hiệnchế độ báo cáo, cung cấp thông tin để thực hiện việc đánh giá, giám sát nợ

NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo ổn định nợ công,tăng khả năng huy động vốn của Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụthể, các vai trò đó là:

- Góp phần giảm thiểu ảnh hưởng không tốt của thâm hụt ngân sách đến cáclĩnh vực của nền kinh tế thông qua việc điều tiết dòng tiền giữa các lĩnh vực của nềnkinh tế một cách hợp lý bằng các công cụ của chính sách tiền tệ (CSTT)

- Hỗ trợ tích cực việc huy động vốn cho bù đắp thâm hụt ngân sách, thông quaviệc góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, như tạo cầu vềtrái phiếu Chính phủ, tạo tính thanh khoản cho trái phiếu và phối hợp với Bộ Tài chínhtrong việc xác định mức lãi suất trái phiếu Chính phủ cho phù hợp với mặt bằng lãisuất của thị trường tài chính

Việc huy động vốn cho khu vực Chính phủ dưới hình thức trái phiếu là hìnhthức được ưa chuộng và hiệu quả nhất, hiện đang được áp dụng ở hầu hết các quốc gia.Trong thị trường này thì vai trò của NHTW rất quan trọng, NHTW góp phần làm tăngtính thanh khoản của thị trường

Hiện nay, với tư cách là cơ quan làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàngcho Kho bạc Nhà nước, NHNN đang làm đại lý phát hành tín phiếu kho bạc cho BộTài chính Với vai trò đại lý này, trong những trường hợp cần thiết khi lượng tín phiếukho bạc không bán hết cho các NHTM, NHNN có thể mua để tạo công cụ can thiệp thịtrường khi cần thiết, đồng thời, cũng đáp ứng kịp thời nguồn thu của Chính phủ

- Có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược quản lý nợ nước ngoàicủa quốc gia, trong đó, có nợ công của Chính phủ: Trong cơ cấu nợ Chính phủ, nợ

Trang 40

nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán quốc gia, sự vay mượnnước ngoài quá mức sẽ đẩy nền kinh tế quốc gia phụ thuộc nhiều vào kinh tế nướcngoài

NHNN có trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoạihối; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợnước ngoài theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quanchuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chính,tiền tệ quốc tế mà NHNN là đại diện và là đại diện chính thức của người vay, quy địnhtại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ Dovậy, NHNN có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược quản lý nợ nướcngoài của quốc gia, trong đó, có nợ công của Chính phủ

- Giảm thiểu rủi ro nợ Chính phủ: Đứng trên giác độ quản lý rủi ro nợ Chínhphủ, sự ổn định tiền tệ, đảm bảo giữ giá trị của đồng tiền quốc gia, hay nói cách khác,không để đồng tiền trong nước mất giá, đảm bảo cân bằng cung, cầu ngoại tệ, giảmtình trạng đô la hóa có ý nghĩa quan trọng không làm gia tăng nợ Chính phủ tính theođơn vị đồng tiền quốc gia Vấn đề này là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành,trong đó, NHNN đóng vai trò quan trọng

Tóm lại, NHNN không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong quản lý nợ công, nhưng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả của quản lý nợ công, từ khâu xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến khâu thực hiện chiến lược

2.1.1.3 Bộ Kế hoạch và đầu tư

Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan cũng đóng một vai trò quan trọng trong việcquản lý, giám sát về tình hình sử dụng nợ công đặc biệt là vốn vay hỗ trợ phát triểnchính thức ODA Cụ thể Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ trì xây dựng danh mục yêucầu tài trợ vốn ODA, điều phối nguồn vốn ODA, chủ trì đàm phán, ký kết các điều ướcquốc tế khung về ODA Cùng với đó, tham gia với Bộ tài chính xây dựng các mục tiêu,định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn nămnăm; chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm củaChính phủ, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ công và nợ nước

Ngày đăng: 11/11/2015, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ThS. Vũ Cương, “Giáo trình Kinh tế và Tài chính Công”, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế và Tài chính Công
2. TS.Nguyễn Thị Thanh Hương, “Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam”, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường quản lý nợ nước ngoài ở ViệtNam
5. Hồ Hữu Tiến, “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam
6. Nguyễn Ngọc Vũ, “Một số giải pháp nhằm đóng góp nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm đóng góp nâng cao hiệu quảtrong việc huy động và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam
7. Vũ Thành Tự Anh, bài báo “Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam
8. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, “Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nợ công” (Số 3 + 4/2011), http://www.sbv.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nợ công
1. Manmohan S.Kumar and Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Debt and Growth
2. Alfred Greiner and Bettina Fincke, “Public Debt and Economic Growth”, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Debt and Economic Growth
3.The Brazilian National Treasury, Book “Public Debt: The Brazilian Experience”, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Public Debt: The BrazilianExperience
3. TS. Phan Hữu Nghị, Bài giảng ”Chiến lược nợ”, 2010 4. Bộ Tài Chính – Bản tin nợ nước ngoài số 5 và số 6, 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w