2.1. Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam
2.2.1. Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nợ công của Việt Nam
Đối với vay nợ nước ngoài, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chắnh phủ ngày 1/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, và Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chắnh phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chắnh thức. Căn cứ vào các Nghị định này, Thủ tướng Chắnh phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý bảo lãnh Chắnh phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chắnh phủ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông tin nợ. Nhìn chung, các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là tương đối đầy đủ và đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chắnh phủ, phù hợp Luật Ngân sách Nhà nước 2002, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương pháp luận quản lý nợ hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế.
Đối với vay nợ của Chắnh phủ và được Chắnh phủ bảo lãnh, văn bản cao nhất điều chỉnh là Luật quản lý nợ công do Quốc hội ban hành ngày 17/6/2009 bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công. Sự ra đời của Luật quản lý nợ công đã giải quyết được rất nhiều hạn chế, trong
đó vấn đề về trách nhiệm của các bộ ngành, tổ chức liên quan quản lý và sử dụng nợ công như Quốc hội, Chắnh phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chắnh, Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT), ngân hàng Nhà nước đã được phân định rõ ràng. Một điểm mới trong luật này là việc tổ chức công khai thông tin về nợ công cái mà từ trước đến nay chưa có. Nhìn chung, văn bản luật này không khác quá nhiều so với những thông lệ quốc tế hiện nay.
2.2.2. Phương pháp quản lý nợ công của Việt Nam
2.2.2.1. Các công cụ quản lý nợ công
Các công cụ quản lý nợ công gồm 4 công cụ: Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trình quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chắnh phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.
Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công; các giải pháp, chắnh sách quản lý đảm bảo huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả và an ninh tài chắnh và tổ chức thực hiện chiến lược.
Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chắnh sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công. Căn cứ chủ yếu để xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn gồm có chiến lược dài hạn về nợ công, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, chắnh sách tài khóa, tiền tệ; thực trạng nợ hiện tại và các chỉ tiêu an toàn về nợ trong thời kỳ.
Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chắnh phủ có nội dung gồm: Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA,
vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.
Thứ tư là các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Các chỉ tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chắnh phủ so với GDP; nợ chắnh phủ so với thu ngân sách nhà nước; nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nươc; hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chắnh phủ.