Bộ Tài chắnh là cơ quan đầu mối xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống nhất về nợ công. Thông tin nợ công bao gồm: tắnh hình thực hiện kế hoạch vay, bảo lãnh và trả nợ hàng năm, trong đó có số ký kết vay, số rút vốn, trị giá phát hành, trị giá bảo lãnh, số trả nợ, số dư nợ, tỷ lệ nợ so với GDP; tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn vay của Chắnh phủ và vốn vay được Chắnh phủ bảo lãnh; tình hình vay, trả nợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các thông tin khác có liên quan.
Thêm vào đó, hiện nay, việc công khai thông tin về nợ công đã được điều chắnh trong Luật quản lý nợ công do quốc hội ban hành. Theo đó, Bộ Tài chắnh thực hiện công khai thông tin về nợ công bao gồm tổng số dư nợ, cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài của Chắnh phủ, nợ được Chắnh phủ bảo lãnh, nợ của chắnh quyền địa phương, số liệu vốn vay thực nhận và trả nợ hàng năm, các chỉ tiêu giám sát nợ chắnh phủ, nợ nước ngoài của quốc gia. Thông tin về nợ công được Bộ Tài chắnh công bố định kì theo quy định của pháp luật. Cụ thể là bản tin về nợ công được Bộ Tài chắnh phát hành 6 tháng một lần bằng tiếng Việt và được dịch ra tiếng Anh dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang điện tử của Bộ Tài chắnh.
Minh bạch, công khai thông tin về nợ công đóng vai trò quan trọng để đảm bảo tắnh bền vững nợ. Điều này không những nâng cao tắnh trách nhiệm của người dân đối với việc sử dụng nguồn tài chắnh của Chắnh phủ và chất lượng công tác quản lý nợ công mà còn tạo điều kiện cho công tác giám sát của các cơ quan Chắnh phủ, các tổ chức xã hội và cộng đồng nhân dân về việc phân bổ và chi tiêu các nguồn lực công của quốc gia và chắnh quyền địa phương.
2.2.3. Thực trạng nợ công của Việt Nam
2.2.3.1. Thực trạng cơ cấu nợ công của Việt Nam
Việt Nam hiện đang là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh trong khu vực cũng như trên thế giới. Việc tái cơ cấu nền kinh tế cũng đòi hỏi Việt Nam cần huy động một khối lượng vốn lớn trong nước và các nguồn lực bên ngoài, trong đó, hình thức vay nợ được Chắnh phủ sử dụng là chủ yếu. Điều này dẫn đến gánh nặng nợ công ngày càng lớn đối với nước ta.
Bảng 2.2: Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006 Ờ 2010
Chỉ tiêu 2006a 2007a 2008a 2009b 2010b 2011c Thu ngân sách (tỷ VND) 279.472 315.915 416.783 442.340 504.840 604.006 Chi ngân sách (tỷ VND) 308.058 399.402 494.600 544.575 621.254 736.308 Cán cân ngân sách (tỷ VND) -28.586 -83.487 -77.817 - 102.235 -116.414 -122.302 Nợ công (tỷ VND) 417.960 b 521.536b 651.933b 812.611 1.124.000 1.296.301 Nợ công/GDP (%) 42,9b 45,6b 43,9b 49,0 56,6 58,4
a Thực tế b Economist Intelligence Unit đánh giá c EIU dự đoán.
(Nguồn Economist Intelligence Unit)
Qua bảng số liệu trên, năm 2006, nợ công của Việt Nam là 417.960 tỷ đồng, chiếm 42,9% GDP. Con số này không ngừng tăng lên ở các năm tiếp theo, cụ thể trong năm 2007, nợ công lên tới 521.536 tỷ đồng chiếm 45,6%
GDP, năm 2008 là 651.933 tỷ đồng trong khi đó, GDP hàng năm cũng không ngừng tăng lên tăng lên, điều này chứng tỏ rằng tốc độ tăng của nợ công tại Việt Nam tăng nhanh tương đối so với tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc dân. Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tắnh đến ngày 31-12-2008, riêng tổng dư nợ nội địa của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 287.000 tỉ đồng. Nếu tắnh cả nợ nước ngoài thì đến cuối 2008, tổng nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xấp xỉ 23,9% GDP, mà tổng dư nợ này lại càng tăng đáng kể trong năm 2009 do chắnh sách kắch cầu mạnh tay của Chắnh phủ nhằm đưa đất nước thoát khỏi những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chắnh thế giới năm 2008.
Bảng 2.3: Gói kắch thắch kinh tế năm 2009
STT Danh mục Giá trị (tỷ đồng)
1 Hỗ trợ lãi suất 4% 17.000
2 Tạm hoãn thu hồi vốn ứng trước năm 2009 3.400
3 Các khoản vốn ứng trước 37.200
4 Chuyển vốn đầu tư từ năm 2008 sang năm 2009 30.200 5 Phát hành bổ sung trái phiếu Chắnh phủ 20.000 6 Thực hiện chắnh sách miễn giảm thuế 28.000
7 Các khoản kắch cầu khác 7.200
8 Bảo lãnh tắn dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa 17.000
Tổng 160.000
(~ 9 tỷ USD)
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Tại Việt Nam, tình trạng nợ công liên tục tăng làm cho yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý nợ công của Việt Nam cũng trở nên cấp thiết. Tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam là 52,6% GDP, trong đó nợ của Chắnh phủ bảo lãnh là 41,9% GDP, nợ chắnh quyền địa phương là 0,8% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP là 38,8%, nghĩa vụ trả nợ Chắnh phủ so với thu ngân sách Nhà nước: 15,8%, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn
so với xuất khẩu: 4,2%, nghĩa vụ thanh toán nợ Chắnh phủ theo dư nợ tắnh đến 31/12/2009 là hơn 2.000 triệu USD.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, mặc dù tỉ lệ nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng đã trở nên cao hơn so với tỉ lệ phổ biến 30-40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài giai đoạn (2005- 2009)
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Về quy mô, Bộ Tài chắnh mới chỉ có số liệu ước tắnh cuối năm 2010, do bản tin nợ công số 6 do Bộ Tài chắnh ban hành ngày 31-12-2010 có độ trễ là 6 tháng, vào khoảng 56,7% GDP, tăng nhanh từ mức 52,6% GDP của năm 2009 (số liệu do Bộ Tài chắnh phát hành). Tuy nhiên, có điểm khác biệt trong định nghĩa nợ công được đưa ra trong Luật quản lý nợ công chỉ bao gồm nợ của Chắnh phủ và nợ được Chắnh phủ bảo lãnh chứ không bao gồm nghĩa vụ nợ của ngân hàng trung ương, các đơn vị trực thuộc Chắnh phủ, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước như trong định nghĩa của Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD. Theo định nghĩa này, nợ công của Việt Nam hiện nay còn cao hơn khá nhiều so với báo cáo và theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, con số này không dưới 70% GDP.
Sự tăng cao của nợ công trong các năm này một phần cũng do Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới nên phải tăng chi tiêu công để kắch thắch kinh tế vượt qua khủng hoảng. Hơn thế nữa trong thời gian qua, trong cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam tăng trưởng khá ỘnóngỢ ở một số ngành như: bất động sản, dầu khắ, giao thông đường sắt, đường bộ, điện hạt nhân... Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các ngành trên với mức vốn bỏ ra có thể thu về nhanh, quay vòng vốn lớn, hầu hết các ngành kinh tế mới có mức độ hấp dẫn rất cao. Tuy nhiên, một số ngành kinh tế thực sự là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam như nông nghiệp, thủy lợi, công nghiệp phụ trợ, thủy hải sản... lại chưa được các nhà đầy tư chú trọng. Đây là một hạn chế lớn của cơ cấu phát triển kinh tế nước ta hiện nay, điều này cũng gây một tác động tiêu cực trở lại với vấn đề nợ công.
Biểu đồ 2.4: Nợ công trên đầu người Việt Nam 2001 - 2009
Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của chỉ tiêu nợ công/GDP thì tỷ lệ nợ công trên đầu người Việt Nam cũng có cùng xu hướng trong giai đoạn 2001 Ờ 2009. Cụ thể tăng từ 144 USD/người năm 2001, tăng lên 475 USD trong năm 2008, và năm 2009 lên tới gần 550 USD. Điều này tương đương với gánh nặng nợ công mà mỗi người dân phải gánh chịu sẽ còn tăng hơn nữa trong những năm sắp tới.
Cùng với đó dư nợ nước ngoài của Chắnh phủ và được Chắnh phủ bảo lãnh cũng tăng lên trong giai đoạn 2006 Ờ 2010 được thể hiện trong biểu đồ sau đây. Điều này càng gây nên gánh nặng nợ cho Việt Nam trong khoảng 30 Ờ 40 năm nữa khi các khoản nợ này đến thời gian đáo hạn.
Biểu đồ 2.5: Dư nợ nước ngoài của Chắnh phủ và được Chắnh phủ bảo lãnh
(Đơn vị tắnh: triệu USD)
(Nguồn: Bộ Tài chắnh)
Tóm lại, cơ cấu nợ công của nước ta tuy được đánh giá trên mặt số liệu là vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng lại có xu hướng tăng nhanh chóng trong các năm trở lại đây, điều này báo động sẽ đến một lúc nào đó, những chỉ số nêu trên như nợ công/GDP, dư nợ nước ngoài của Chắnh phủ và được chắnh phủ bảo lãnh hay nợ công/đầu người cũng vượt mức an toàn.