Thành lập ủy ban quản lý nợ để tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 75 - 77)

3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam

3.3.1.1. Thành lập ủy ban quản lý nợ để tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành

ngành

Sự cần thiết: Việc quản lý nợ một cách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào sự hình thành một khung thể chế tối ưu và rõ ràng cho phép các cơ quan quản lý nợ thực hiện được một cách đầy đủ và có chất lượng nhiệm vụ được giao, đáp ứng đúng nhu cầu của đất nước.

Mặc dù giữa các bộ chịu trách nhiệm chắnh về nợ công thường xuyên có các hoạt động trao đổi và tham khảo ý kiến, song như vậy chưa đủ để đảm bảo sự nhất quán và cập nhật của các phân tắch đánh giá tình hình nợ.

Cần thiết phải có một cơ chế phối hợp chắnh thức, được thể chế hóa ở cấp vĩ mô để quản lý nợ một cách thống nhất và toàn diện như mục tiêu của Chắnh phủ đã đề ra. Nhà nước nên thành lập một Ủy ban quản lý nợ với thành phần liên bộ. Với bản chất là một cơ chế phối hợp, Ủy ban này sẽ đáp ứng được yêu cầu về cơ chế phối hợp chắnh thức.

Thành phần Ủy ban quản lý nợ bao gồm đại diện của các bộ ngành tham gia quản lý nợ công như: Bộ Tài chắnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chắnh phủ, Bộ Tư pháp với chủ tịch Ủy ban là thủ tướng Chắnh phủ, Ủy ban quản lý nợ trực thuộc Chắnh phủ, các thành viên của ủy ban có quyền và nghĩa vụ ngang nhau và có nhiệm vụ thực thi các quyết định của Ủy ban.

Ủy ban quản lý nợ có thể có các cấp phối hợp và cấp tác nghiệp để giúp việc. Cấp phối hợp về bản chất là ban thư ký của Ủy ban, còn cấp tác nghiệp là

cấp chịu trách nhiệm triển khai các khâu cụ thể như đàm phán, sử dụng vốn vay và trả nợ.

Chức năng nhiệm vụ của Ủy ban: Ủy ban này là cơ quan thắch hợp để thực hiện các chức năng chắnh sách và điều tiết, tham mưu cho Thủ tướng Chắnh phủ về mặt chắnh sách nợ, xây dựng môi trường pháp luật để phân cấp và phối hợp quản lý nợ công một cách hữu hiệu, từ khâu ghi nhận nợ đến các khâu phân tắch nợ. kiểm soát nợ và các hoạt động khác ở cấp tác nghiệp.

Ủy ban là cơ quan sẽ đưa ra các yêu cầu báo cáo nhất quán và cụ thể với các Bộ, ngành cho đến tận các cơ quan vay nợ. Đây cũng là cơ quan có thể thực hiện nhiệm vụ rà soát và đánh giá lại một cách thường xuyên cách thức tổ chức và hiệu quả quản lý của hệ thống quản lý nợ để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu quản lý nợ của từng thời kỳ phát triển.

Ủy ban có thể tổ chức các cuộc họp định kỳ để kiểm điểm tình hình triển khai, thực hiện công việc quản lý nợ nước ngoài, cùng thảo luận các vấn đề liên quan và thống nhất kế hoạch hành động.

Trong việc phân tắch thống kê tình trạng nợ, Bộ Tài chắnh cần xây dựng được cơ chế tổng kết và báo cáo, sao cho Bộ có thể thực hiện được các phân tắch danh mục nợ và phân tắch tắnh bền vững nợ một cách thường xuyên. Chỉ với một cơ chế hữu hiệu, Bộ mới có thể thực hiện được việc quản lý các rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái, lãi suất, khả năng thanh khoản, thời hạn thanh toán v..v.. Hiện nay, cơ chế quản lý nợ chưa đáp ứng được các đòi hỏi kỹ thuật nói trên

Hoàn thiện khuôn khổ tổ chức và phân công trách nhiệm

Yêu cầu của hoàn thiện khuôn khổ tổ chức là tránh sự trùng lặp trong phân công trách nhiệm giữa các cơ quan Chắnh phủ trong quản lý nợ.

Trước hết là giao cho một cơ quan duy nhất chủ trì xây dựng chiến lược nợ, bao gồm cả nợ trong và ngoài nước. Nếu coi chiến lược nợ như một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế xã hội thì Bộ KH&ĐT là cơ quan phù hợp để xây dựng chiến lược nợ dài hạn. Bộ Tài chắnh tập trung xây dựng chiến lược trung hạn và kế hoạch hàng năm về vay trả nợ nói chung, trong đó có nợ công. Kinh nghiệm quản lý nợ ở các nước cho thấy chiến lược nợ do Bộ Tài

chắnh hoặc các cơ quan độc lập xây dựng thường là chiến lược trung hạn và hàng năm có thể điều chắnh.

Về lâu dài nên tập trung trách nhiệm xây dựng chiến lược nợ và quản lý nợ vào cơ quan quản lý tài chắnh của quốc gia, đó là Bộ Tài chắnh. Điều này cũng phù hợp với yêu cầu của mô hình quản lý nợ công hiệu quả và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w