2.1. Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam
2.1.2.2. Giai đoạn 2008 Ờ 2010 (giai đoạn khủng hoảng và sau khủng hoảng)
hoảng)
Năm 2008, tình hình phát triển kinh tế Ờ xã hội nước ta trong năm 2008
đã chịu tác động tương tác giữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Nền kinh tế toàn cầu biến động phức tạp: giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang đến tháng 8/2008; khủng hoảng tài chắnh toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ trong 2 tháng đầu năm tăng 6,02% và liên tục 4 tháng sau đó CPI đều tăng trên 2% mỗi tháng. Đỉnh điểm lạm phát năm 2008 lên đến gần 30%. Trước việc lạm phát bùng nổ, NHNN buộc phải thực hiện các chắnh sách tiền tệ thắt chặt. Lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu liên tục được điều chỉnh tăng, lên đến đỉnh điểm 14% và 15%. Không những vậy, NHNN còn phát hành trái phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng. Lãi suất huy động trên thị trường tăng vọt gần 20%, lãi suất cho vay có lúc đã lên tới 30%.
Bên cạnh đó, tắn dụng bắt đầu bùng nổ từ năm 2007, kết thúc năm, tắn dụng tăng vọt 49,79% còn cung tiền M2 cũng ở mức 49,11%. Tiếp theo đó, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008 cung tiền luôn ở mức tăng trên 50% so với cùng kỳ năm trước. Với chắnh sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ,đến cuối năm 2008, tăng trưởng tắn dụng chỉ còn 27,6%. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng giảm từ
khá nhanh chóng từ mức 48,19% vào tháng 1 năm 2008 xuống còn 25,83% vào tháng 6. Kết thúc năm 2008 cung tiền M2 tăng 20,7%.
Về vấn đề tỷ giá, đầu năm 2008 tình trạng dư thừa USD trong nền kinh tế xuất hiện, tỷ giá USD/VND ngoài thị trường tự do thấp hơn khá nhiều so với ngân hàng. Dự trữ ngoại hối của NHNN cũng lên tới 20 tỷ USD. Đến khoảng tháng 6/2008 tỷ giá thị trường biến động mạnh khi trái phiếu chắnh phủ bị các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo. Tuy nhiên dòng vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam trong năm 2008 cũng không đáng kể.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP các khu vực kinh tế
(Nguồn Tổng cục thống kê)
Thâm hụt thương mại 2008 được nhận định là cao cho thấy dù kinh tế đang đối mặt với lạm phát nhưng đà tăng trưởng vẫn còn mạnh. Nguồn ngoại tệ dồi dào do dòng vốn nước ngoài đổ vào mạnh trong năm 2007. Nhập siêu giảm dần những tháng sau đó khi hàng loạt các chắnh sách bình ổn vĩ mô được tung ra.
Tắnh chung cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP đạt được 6,3%, thấp hơn mức kế hoạch đề ra là 7%. Tất cả các khu vực đều có tăng trưởng thấp hơn ngoại trừ khu vực nông lâm ngư nghiệp. Đặc biệt, khu vực xây dựng có mức tăng trưởng không.
Năm 2009, bức tranh nền kinh tế thế giới đã dần sáng trở lại sau cơn
bão tài chắnh. Nền kinh tế Việt Nam vốn bị ảnh hưởng phần nào từ cuộc khủng hoảng tài chắnh và suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã dần hồi phục nhờ những
nỗ lực kắch thắch kinh tế của Chắnh phủ thông qua gói kắch cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%, cũng như chắnh sách giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp. Định hướng chủ đạo cho việc điều hành kinh tế vĩ mô 2009 là chắnh sách tài khóa mở rộng và tiền tệ nới lỏng.
Chắnh sách tài khóa mở rộng tập trung vào hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là hỗ trợ các DN và kắch thắch tiêu dùng cá nhân. Các hình thức hỗ trợ trực tiếp lên tới 78.000 tỷ đồng, trong khi các hình thức kắch cầu gián tiếp (thông qua hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, bảo lãnh tắn dụng cho DN vừa và nhỏẦ) khoảng hơn 60.000 tỷ đồng. Qua đó, những khó khăn về tài chắnh của các DN đã dịu bớt, đồng thời có tác dụng kắch thắch trực tiếp hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, khuyến khắch nhu cầu tiêu dùng. Thứ hai, tăng mạnh đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế, đồng thời bù đắp lại các phần suy giảm từ vốn đầu tư FDI (FDI thực hiện giảm 13%, nhà đầu tư nước ngoài thu hẹ hoặc rút lại các khoản đầu tư do tác động của khủng hoảng kinh tế) và lĩnh vực đầu tư nước ngoài nhà nước.
Chắnh sách tiền tệ nới lỏng: Thông qua việc duy trì mặt bằng lãi suất thấp, giảm tỷ kệ dự trữ bắt buộc trong năm 2009 nhằm giảm chi phắ cơ hội của tiêu dùng và giá vốn đầu tư. NHNN thực hiện bảo lãnh cho DN vừa và nhỏ cũng như triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất, NHNN đã sử dụng các biện pháp hành chắnh khống chế trần lãi suất cho vay, cung ứng thanh khoản cho các ngân hàng có khó khăn thanh khoản, kiểm soát tỷ giá nhằm giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ. Cùng một loạt các giải pháp khác giúp cac khoản vốn vay đúng đối tượng, tăng tắnh sẵn sàng cho vay của các NHTM.
Biểu đồ 2.3: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá giao dịch trong năm 2009
Với quyết tâm chống lạm phát của Chắnh phủ, chỉ số lạm phát tắnh theo cuối kỳ năm 2009 chỉ ở mức 6,52%, tắnh trung bình cả năm đạt 6,88%. Sự phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2009 đã diễn ra nhanh hơn dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,32% là con số ấn tượng cao hơn so với kế hoạch đã điều chỉnh.
Năm 2010, GDP Việt Nam tăng 6.78% so với năm trước với sự hồi
phục của các ngành phi nông nghiệp. Tắnh theo giá trị tuyệt đối, các hoạt động về nông nghiệp đóng góp khoảng 20.85% GDP, tương đương 407 nghìn tỷ VND. Ngành công nghiệp và xây dựng có mức tăng 7.7% đóng góp 814 nghìn tỷ VND, tương đương với 41.09% vào GDP năm 2010, tăng 7.7% so với năm 2009 trong đó tất cả các ngành đều tăng tỷ trọng đóng góp của mình vào sự tăng trưởng GDP ngoại trừ ngành chế biến sụt giảm từ 20.09% năm 2009 xuống còn 19.68% năm 2010. Ngành dịch vụ cũng cho thấy sự phát triển khá tốt với mức trưởng đạt 7.62%, phần lớn được đóng góp vởi hoạt động thương nghiệp, 38% với mức tăng 8.09%.
Chỉ số CPI trong tháng 12 tăng 1.98% so với tháng 11, kết thúc năm với mức tăng 11.75% so với năm trước, tăng hơn 2% so với mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra từ đầu năm. Lạm phát năm nay chủ yếu cho yếu tố giá cả lương thực, thực phẩm tăng cao. Chỉ số giá lương thực và thực phẩm tăng 16.18% so với năm trước và do tỷ trọng cao, chiếm 39.33% chỉ số CPI, đóng góp 6.46% mức lạm phát. Những nhóm mặt hàng theo sau bao gồm nhà cửa và vật liệu xây
dựng (đóng góp 10% trong số CPI) với mức tăng 15.74% so với năm ngoái, đóng góp 1.58% vào mức lạm phát chung.
Thâm hụt thương mại trong năm 2010 đạt 11.9 tỷ USD, giảm nhẹ 0.8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 16.7% trên tổng giá trị sản phẩm được xuất khẩu trong năm (mục tiêu: 20 phần trăm). Nếu loại bỏ việc xuất khẩu vàng và trang sức ra khỏi danh mục tắnh toán thì thâm hụt thương mại sẽ là 14.7 tỷ USD hoặc 21% trên tổng giá trị xuất khẩu. Thâm hụt giảm nhẹ nhờ vào việc gia tăng của giá trị xuất khẩu lên 25.5% trong khi tăng trưởng nhập khẩu đang ở mức 22.5%.
2.2. Thực trạng quản lý nợ công của VN