Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 82 - 84)

3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay

Nâng cao hiệu quả và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay, vốn được Chắnh phủ bảo lãnh là vấn đề cốt yếu đảm bảo cho khả năng trả nợ và tắnh bền vững của nợ công. Chắnh phủ là người đứng ra vay nợ, nhưng không phải là người sử dụng cuối cùng các khoản vốn vay, mà là các chủ dự án, các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các doanh nghiệp... ; trong mọi trường hợp, ngân sách nhà nước phải gánh chịu hậu quả, rủi ro trong toàn bộ quá trình vay nợ.

Để bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc cơ bản là: không vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ; đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên quá trình sử dụng các khoản vay nợ, các khoản vay được Chắnh phủ bảo lãnh, nhất là tại các đơn vị sử dụng trực tiếp vốn vay như: tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

3.3.2.4. Xây dựng cơ chế cảnh báo kịp thời nhằm hạn chế rủi ro vay nợ

Cơ chế cảnh báo sớm các rủi ro trong vay nợ của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, cụ thể là các vấn đề về rủi ro trong vay nợ, thanh toán nợ, biến động các khoản vay có lãi suất thả nổi. Nước ta đang phải vay những khoản vay với đa dạng về đồng tiền, lãi suất khác nhau. Hiện nay, việc phân tắch dự báo về biến động của các đồng tiền, biến động của lãi suất trên thị trường thế giới chủ yếu dựa vào những dữ liệu trên thị trường. Trong khi đó, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được một hệ thống dữ liệu và những dự báo riêng.

Để xây dựng được hệ thống dữ liệu cảnh báo sớm, đầu tiên cần thiết lập mô hình phân tắch, dự báo tác động và ảnh hưởng của các chắnh sách đã ban hành và sẽ ban hành đối với rủi ro trong việc vay nợ của Chắnh phủ cả trước mắt và lâu dài, cần chú trọng đến chắnh sách điều hành tỷ giá của NHNN. Mỗi chắnh sách kinh tế, tài chắnh khi đi vào cuộc sống đều có độ trễ nhất định. Vì vậy, cần có sự phân tắch mang tắnh định lượng và dự báo tác động của từng chắnh sách đến đời sống kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự ổn định và phát triển, đến ngân sách nhà nước, từng nhóm lợi ắch, tầng lớp dân cư và giai tầng trong xã hội.

Thứ hai là phải thiết lập và vận hành mô hình phân tắch, dự báo tác động của kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam. Mô hình phân tắch, dự báo phải đảm bảo tắnh đồng nhất, tắnh vững chắc và khả năng dự báo tốt; phải bao gồm cả khối cân đối kinh tế vĩ mô, khối sản xuất, khối đầu tư, khối tài chắnh quốc gia và ngân sách nhà nước; phải đưa ra được các phương án khác nhau để từ đó chủ động trong chắnh sách kinh tế đối với tăng trưởng. Đồng thời, về mặt tài chắnh cần chủ động trong chắnh sách thu, chi ngân sách, chắnh sách nâng cao tiềm lực nền tài chắnh quốc gia.

Ba là, xây dựng hệ thống tiêu thức, chuẩn mực để đánh giá và đảm bảo sự an toàn của nền kinh tế và an ninh tài chắnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Các chỉ tiêu và tiêu thức phải vừa mang tắnh định tắnh như tỷ lệ nợ công/GDP, nợ Chắnh phủ/GDP, nợ công/ đầu người...., vừa mang tắnh định lượng liên quan đến các biến vĩ mô hay khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi đúng

hạn tạo sự tin cậy cho các đối tác. Các chỉ tiêu cần đạt được độ chắnh xác tương đối, phụ thuộc vào chất lượng của thông tin hạch toán kế toán và thống kê.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w