Định hướng quản lý nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 73 - 75)

Để vượt qua những khó khăn, tồn tại, thách thức từ thực tế là ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công thế giới và những bất ổn trong nội bộ nền kinh tế Việt Nam, Cục Quản lý nợ và tài chắnh đối ngoại đã đề ra 8 giải pháp cụ thể định hướng cho quản lý nợ công ở Việt Nam.

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng khung pháp lý: Hoàn thiện các chắnh sách quản lý về vốn ODA, vay ưu đãi, phát hành trái phiếu, công trái, quản lý phòng ngừa rủi ro, mô hình PPP (đối tác công tư); Gắn kết quản lý nợ Chắnh phủ trong nước và ngoài nước; Hoàn thiện các quy định quy trình hoạt động, phân công chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay: Huy động, sử dụng vốn vay đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc quản lý nợ; Vay cho ngân sách phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước không quá 5% GDP; Rà soát danh mục dự án sử dụng vốn trái phiếu Chắnh phủ, vay lại vốn vay nước ngoài và bảo lãnh; Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đấu thầu; Tăng cường theo dõi, giám sát và dự báo thị trường

Thứ ba, đảm bảo an toàn, bền vững nợ: Theo dõi chặt chẽ, đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn; Xây dựng ngưỡng an toàn và hạn mức vay phù hợp; Thu thập, báo cáo, công khai các chỉ tiêu giám sát an toàn nợ; Định kỳ báo cáo Chắnh phủ, hoặc báo cáo đột xuất khi dự đoán có nguy cơ mất an toàn nợ; Phối hợp với các cơ quan Chắnh phủ xây dựng các giải pháp xử lý an toàn nợ mang tắnh thống nhất với các mục tiêu tài khoá và tiền tệ.

Thứ tư, tăng cường công tác quản lý rủi ro: Xây dựng quy chế quản lý rủi ro (trong đó, theo dõi toàn9 diện các loại rủi ro: tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, thanh khoản, tắn dụng, hoạt động; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cách tắnh mức phắ bảo lãnh và cho vay lại để phản ánh mức rủi ro tắn dụng và thị trường của các khoản vay); Xây dựng các chỉ tiêu giám sát; Thực hiện linh hoạt các

giao dịch xử lý rủi ro (các giao dịch phòng ngừa và phái sinh); Báo cáo đầy đủ các phân tắch, đánh giá.

Thứ năm, tăng cường phát triển thị trường vốn trong nước: Tăng dần một cách hợp lý tỷ trọng nợ trong nước trong danh mục nợ Chắnh phủ; Xây dựng chắnh sách, quy trình, và hệ thống cho thị trường sơ cấp và thứ cấp; Chỉ định các nhà tạo lập thị trường; Xây dựng chương trình quan hệ với các nhà đầu tư; Nghiên cứu để từng bước huy động trái phiếu trong nước theo lãi suất thị trường (xây dựng đường cong lãi suất); Tắch cực thực hiện hiệu quả các giao dịch mua lại nợ, hoán đổi nợ.

Thứ sáu, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá bộ máy tổ chức: Hoàn thiện quy chế hoạt động; Nâng cao năng lực cán bộ; Trang bị các công cụ, thiết bị hiện đại phục vụ công tác ghi chép nợ; tắnh toán chi phắ và rủi ro; đánh giá bền vững nợ; các công cụ theo dõi cập nhật thị trường; Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, giám sát rủi ro hoạt động, tự đánh giá công tác quản lý đối chiếu với các tiêu chuẩn quốc tế (vắ dụ: bộ tiêu chuẩn DeMPA do World Bank xây dựng)

Thứ bảy, tiếp tục từng bước tăng cường cập nhật và công khai minh bạch hoá thông tin đối với: Thông tin danh mục nợ công và nợ nước ngoài quốc gia; các chỉ tiêu giám sát nợ; Các chiến lược nợ; Các báo cáo đánh giá an toàn, bền vững nợ.

Thứ tám, đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế: Tăng cường quảng bá, giới thiệu trái phiếu Chắnh phủ trên thị trường quốc tế; Tạo các kênh cập nhật thông tin về kinh tế vĩ mô, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia; Tắch cực cập nhật tin tức và dữ liệu thị trường từ các cổng thông tin tài chắnh quốc tế; Học hỏi kinh nghiệm quản lý và xây dựng chắnh sách từ các tổ chức quốc tế có uy tắn, các quốc gia thành công trong công tác quản lý nợ; Nghiên cứu để từng bước cải thiện hệ số tắn nhiệm quốc gia.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w