Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 79 - 82)

3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam

3.3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở

NHNN ngoài việc tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá cần tăng cường khả năng dự đoán cung cầu vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.

NHTW phải có khả năng kiểm soát và dự đoán sự biến động của lượng vốn khả dụng trong hệ thống ngân hàng.

Để thực hiện được các giải pháp này cần phân tắch kinh tế vĩ mô phối hợp thu nhập thông tin, tổ chức họp các thành viên vào đầu tháng, tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, nhất là thông tin về thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN và hệ thống NHTM cần phải phối hợp các biện pháp : tắnh toán và xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng đến vốn khả dụng, thiết lập cơ sở dữ liệu để phân tắch mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động của từng yếu tố cũng như tổng mức vốn khả dụng trong nền kinh tế.

Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định giao dịch nghiệp vụ thị trường mở :

- Mở rộng các thành viên thị trường mở

Cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tắn dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiện nay thị trường

mở Việt Nam đã có sự góp mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, NHTM cổ phần,Ầ Tuy nhiên, còn một bộ phận không ắt các NHTM cổ phần nhỏ chưa tham gia thị trường mở, do quy mô vốn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng cũng như chưa quen nên chưa tham gia hoặc còn lúng túng trong việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này.

- Bổ sung thêm hàng hóa giao dịch trên thị trường mở

Để phát huy hiệu quả OMO và thực thi tốt nhất CSTT, NHNN cần phải đa dạng hóa hơn nữa hàng hóa trong thị trường mở.

Thực tế cho thấy hàng hóa của thị trường mở hiện còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tắn phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành... vẫn chưa giao dịch trên thị trường này. Thêm vào đó, khối lượng tắn phiếu ngân hàng còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến cung cầu vốn trên thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tắn dụng tham gia thị trường mở.

Muốn vậy, cần phải phát triển thị trường đấu thầu tắn phiếu, trái phiếu kho bạc, đẩy mạnh hoạt động đại lý phát hành chứng khoán của Chắnh phủ, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và có tắnh thanh khoản cao. Bên cạnh đó, NHNN cần bổ sung, xem xét thêm các loại GTCG được phép giao dịch trên thị trường mở. Việc đa dạng hóa giao dịch trên thị trường mở sẽ khuyến khắch các NHTM đầu tư vào các GTCG này, từ đó tăng thêm tắnh thanh khoản của các GTCG nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ thị trường mở.

- Đa dạng hóa các kỳ hạn giao dịch và tiến tới giao dịch nhiều kỳ hạn trong một phiên

NHNN nên nghiên cứu tăng thêm số phiên giao dịch. Hiện số phiên giao dịch mỗi ngày là 2, với kỳ hạn giao dịch 14 ngày và 28 ngày. Tăng phiên giao dịch đồng nghĩa với việc tăng thời gian tiếp xúc của các tổ chức tắn dụng với

NHNN. Nhờ đó, sự hỗ trợ của NHNN với tư cách là người cho vay cuối cùng sẽ tốt hơn.

- Đối với thị trường trái phiếu chắnh phủ : Về ngắn hạn, nên tạo tắnh thanh khoản cho trái phiếu (như đa dạng hoá phát hành trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, Ầ ); khuyến khắch hình thành tổ chức định mức tắn nhiệm trong và ngoài nước đánh giá các ngành kinh tế, phân tắch tiền tệ, phân tắch đánh giá các phương án đầu tư của Chắnh phủ giúp minh bạch hoá thông tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu ; đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước hay bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu, áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường.

Về dài hạn, cần phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại,

hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế ; phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; kết hợp chặt chẽ giữa chắnh sách tiền tệ và chắnh sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chắnh quốc gia.

3.3.2.2. Xây dựng dự án tiếp nhận vốn hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Để nguồn vốn này phát huy vai trò trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, chúng ta cần xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng một cách hợp lý, đặc biệt là vốn ODA, tránh đầu tư dàn trải, nhỏ lẻ nhưng cũng không nên tập trung quá nhiều vào một số địa phương và một số ngành dẫn đến mất cân đối trong quá trình phát triển bền vững quốc gia. Hơn thế nữa, chất lượng các dự án phải được đảm bảo

thực thi và có hiệu quả kinh tế về dài hạn nhằm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu chắnh phủ, trái phiếu chắnh quyền địa phương hay các công cụ khác của Chắnh phủ.

Ngoài ra cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ngành, Địa phương và chủ đầu tư để nâng cao tỷ lệ giải ngân trên cơ sở đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, rút ngắn thời gian xây dựng nhanh chóng, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đây là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để tận dụng thời gian ân hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Việc giải ngân mạnh mẽ chẳng những không đi ngược với xu hướng giảm đầu tư công trong năm 2011 mà còn mang lại nhiều ý nghĩa : giải ngân nhanh góp phần rút ngắn tiến độ dự án, gia tăng lợi ắch dự án do đưa nhanh dự án vào sử dụng và giảm thiếu được chi phắ; cơ cấu lại danh mục đầu tư công theo hướng tập trung vào các dự án có tác động lớn đến nền kinh tế, giải quyết vấn đề cơ bản về cơ sở hạ tầng, môi trường, tăng cường tiện ắch cho nông nghiệp và phát triển nông thôn làm thay đổi hiệu quả kinh tế của tập danh mục đầu tư của Chắnh phủ trong một thời gian khá dài vừa qua.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w