Minh bạch hơn nữa thông tin nợ công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 84 - 85)

3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam

3.3.2.5.Minh bạch hơn nữa thông tin nợ công

Hiện nay, mức độ tiếp cận của công chúng đối với thông tin nợ công tại Việt Nam, nhất là nợ của doanh nghiệp Nhà nước còn khá khiêm tốn. Quy định của pháp luật về việc công bố thông tin nợ công ở Việt Nam có phần khác so với thông lệ trên thế giới mặc dầu quy định về phạm vi bao quát của thông tin về nợ công trong Luật Quản lý nợ công Việt Nam (điều 47) khá đầy đủ và tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế, trừ phần các quỹ tài chắnh ngoài ngân sách.

Trong quản trị nợ công, công khai minh bạch là một nguyên tắc căn bản và phổ biến trên thế giới trong quản trị công nói chung, quản trị tài khóa và đặc biệt là. Năm 2007, cuốn Cẩm nang Minh bạch Tài khóa (Manual on Fiscal Transparency) do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ban hành đã phổ biến thông lệ trên thế giới trong lĩnh vực này. Trong đó, Cẩm nang đặc biệt nhấn mạnh một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm tài khóa của các cơ quan của Chắnh phủ. Đây là yêu cầu thiết yếu để đảm bảo trách nhiệm giải trình trong việc hoạch định và thực thi chắnh sách tài khóa.

- Về quy mô của Chắnh phủ, Cẩm nang yêu cầu khu vực chắnh phủ phải được tách bạch rõ ràng ra khỏi phần còn lại của khu vực công và phần còn lại của nền kinh tế; chắnh sách và vai trò quản lý của khu vực công phải rõ ràng và được công bố công khai.

- Về quản lý nợ, pháp luật quản lý nợ nên giao trách nhiệm rõ ràng cho một cá nhân, thường là Bộ trưởng Tài chắnh trong việc: lựa chọn các công cụ cần thiết cho việc vay nợ; xây dựng chiến lược quản lý nợ; xác định giới hạn nợ (nếu luật không quy định rõ) - thường là dựa vào chiến lược nợ bền vững;

thiết lập và kiểm soát cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý nợ (thuộc quyền hoặc nằm ngoài) và thiết lập quy chế quản lý nợ.

Minh bạch tài khóa đòi hỏi cơ quan lập pháp phải xác định rõ các yêu cầu trong báo cáo hàng năm về dư nợ và dòng chu chuyển nợ, kể cả số liệu về bảo lãnh nợ của chắnh phủ trình cơ quan lập pháp và công khai cho công chúng, mặc dầu vẫn mong muốn báo cáo thường xuyên hơn.

Một trong những kinh nghiệm về quản lý nợ công của các nước phát triển là nên tiến hành kiểm toán độc lập các hoạt động quản lý nợ hàng năm. Pháp luật về quản lý nợ công phải đặt ra yêu cầu bao quát hết tất cả các giao dịch và bảo lãnh nợ, kể của chắnh quyền địa phương, các quỹ ngoài ngân sách và các thiết chế công.

Ngoài ra cũng phải chú ý đến chất lượng thông tin, làm sao để người tiếp nhận thông tin, nhất là người dân thường có thể hiểu đúng và dễ dàng. Do vậy, cơ quan kiểm toán nhà nước có thể giúp trong trường hợp này bằng cách nghiên cứu sử dụng các khái niệm dễ hiểu, dễ chấp nhận cho đại bộ phận công chúng. Vắ dụ ở Anh, Kho bạc, Cục quản lý nợ và Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Anh phối hợp với nhau để xây dựng và ban hành các quy định chi tiết cho việc công bố về tài khoản quản lý nợ. Tài khoản này được Văn phòng Kiểm toán Quốc gia Anh kiểm toán và công bố hàng năm. Ngoài tài khoản năm, Cục quản lý nợ Anh còn ban hành báo cáo quý để cập nhật chi tiết về danh mục nợ chắnh phủ. Ngoài ra, họ còn ban hành Báo cáo hoạt động hàng năm của cơ quan.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 84 - 85)