2.1. Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam
2.1.1.2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đối với công tác quản lý nợ công, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chắnh xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ và điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chắnh Phủ; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tắn dụng và các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin để thực hiện việc đánh giá, giám sát nợ.
NHNN có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo ổn định nợ công, tăng khả năng huy động vốn của Chắnh phủ, nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, cụ thể, các vai trò đó là:
- Góp phần giảm thiểu ảnh hưởng không tốt của thâm hụt ngân sách đến các lĩnh vực của nền kinh tế thông qua việc điều tiết dòng tiền giữa các lĩnh vực của nền kinh tế một cách hợp lý bằng các công cụ của chắnh sách tiền tệ (CSTT).
- Hỗ trợ tắch cực việc huy động vốn cho bù đắp thâm hụt ngân sách, thông qua việc góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu Chắnh phủ, như tạo cầu về trái phiếu Chắnh phủ, tạo tắnh thanh khoản cho trái phiếu và phối hợp với Bộ Tài chắnh trong việc xác định mức lãi suất trái phiếu Chắnh phủ cho phù hợp với mặt bằng lãi suất của thị trường tài chắnh.
Việc huy động vốn cho khu vực Chắnh phủ dưới hình thức trái phiếu là hình thức được ưa chuộng và hiệu quả nhất, hiện đang được áp dụng ở hầu hết các quốc gia. Trong thị trường này thì vai trò của NHTW rất quan trọng, NHTW góp phần làm tăng tắnh thanh khoản của thị trường.
Hiện nay, với tư cách là cơ quan làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước, NHNN đang làm đại lý phát hành tắn phiếu kho bạc cho Bộ Tài chắnh. Với vai trò đại lý này, trong những trường hợp cần thiết khi lượng tắn phiếu kho bạc không bán hết cho các NHTM, NHNN có thể mua để tạo công cụ can thiệp thị trường khi cần thiết, đồng thời, cũng đáp ứng kịp thời nguồn thu của Chắnh phủ.
- Có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó, có nợ công của Chắnh phủ: Trong cơ cấu nợ Chắnh phủ, nợ
nước ngoài có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán quốc gia, sự vay mượn nước ngoài quá mức sẽ đẩy nền kinh tế quốc gia phụ thuộc nhiều vào kinh tế nước ngoài.
NHNN có trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối; quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước; quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với tổ chức tài chắnh, tiền tệ quốc tế mà NHNN là đại diện và là đại diện chắnh thức của người vay, quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Chắnh phủ. Do vậy, NHNN có vai trò quan trọng trong việc tham gia chiến lược quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó, có nợ công của Chắnh phủ.
- Giảm thiểu rủi ro nợ Chắnh phủ: Đứng trên giác độ quản lý rủi ro nợ Chắnh phủ, sự ổn định tiền tệ, đảm bảo giữ giá trị của đồng tiền quốc gia, hay nói cách khác, không để đồng tiền trong nước mất giá, đảm bảo cân bằng cung, cầu ngoại tệ, giảm tình trạng đô la hóa có ý nghĩa quan trọng không làm gia tăng nợ Chắnh phủ tắnh theo đơn vị đồng tiền quốc gia. Vấn đề này là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, trong đó, NHNN đóng vai trò quan trọng.
Tóm lại, NHNN không phải là đơn vị chịu trách nhiệm chắnh trong quản lý nợ công, nhưng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao tắnh hiệu quả của quản lý nợ công, từ khâu xây dựng chiến lược quản lý nợ công đến khâu thực hiện chiến lược.