Cơ sở dữ liệu về quản lý nợ công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 77 - 79)

3.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ công của Việt Nam

3.3.1.3. Cơ sở dữ liệu về quản lý nợ công

Các kỹ thuật phân tắch và đánh giá nợ trên thế giới đã tiến khá xa cùng với công nghệ thông tin. Công tác quản lý nợ đòi hỏi phải có số liệu nhất quán và những phân tắch tỉ mỉ, chắnh xác. Những yêu cầu này được công nghệ thông tin đáp ứng rất hiệu quả. Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia sử dụng đồng

hồ đo nợ công, trong khi bản tin nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chắnh cung cấp lại có độ trễ đến 6 tháng. Điều này gây khó khăn trong việc đưa ra những quyết sách và không thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng.

Do đó, cần hoàn thiện các tắnh năng hỗ trợ cho các phần mềm quản lý nợ đang sử dụng tại Bộ Tài chắnh. Chắnh phủ cần giao cho Ủy ban nhân dân các địa phương nhiệm vụ theo dõi, thu thập tình hình nợ công tại các địa phương và thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ về nợ của các địa phương cho Bộ Tài chắnh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ngay ở các địa phương chưa thể thực hiện ngay được vì trình độ công nghệ thông tin ở các địa phương nói chung còn chưa đáp ứng được nhu cầu và điều này đòi hỏi chi phắ lớn.

Vấn đề khó khăn hơn là thu thập thông tin về nợ của các doanh nghiệp Nhà nước. Theo Nghị định 134/2005, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm theo dõi, thu thập thông tin về nợ nước ngoài của các doanh nhiệp, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, như đã nêu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này tài NHNN còn chưa đủ mạnh để có thể đưa ra những đánh giá chắnh xác về tình hình nợ của các doanh nghiệp. Vì vây, nhiệm vụ đặt ra một mặt phải hoàn thiện hệ thống thông tin về thu thập, theo dõi và quản lý nợ tại ngân hàng, mặt khác cần phải có biện pháp quy định rõ ràng về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin.

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý nợ là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng việc vận hành máy tắnh không phải là bản thân hoạt động quản lý nợ mà chỉ là những kỹ năng phục vụ cho việc quản lý nợ. Hệ thống máy tắnh chỉ có ắch trong trường hợp quốc gia đã có được những yếu tố cơ bản của một hệ thống quản lý nợ hiệu quả.

Một hệ thống quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi phải có chiến lược, có cấu trúc, có cán bộ và phương tiện, có thông tin, phân tắch thông tin, kiểm soát và vận hành. Thêm vào đó, để hệ thống hoạt động có hiệu quả thì việc quản lý thông tin về nợ, các hệ thống phân tắch và ra quyết định phải được lồng ghép vào nhau trong một môi trường thể chế chung. Nói cách khác, các đơn vị đảm nhận các chức năng khác nhau trong quy trình quản lý nợ phải được tổ chức sao cho không có sự chồng chéo cản trở lẫn nhau trong một môi trường thể chế

chung. Nói cách khác, các đơn vị đảm nhận các chức năng khác nhau trong quy trình quản lý nợ phải được tổ chức sao cho không có sự chồng chéo cản trở lẫn nhau và các dòng thông tin, dù là thông tin thô hay thông tin tổng hợp đều phải được chia sẻ và nhất quán. Nếu như các đơn vị quản lý nằm tại các Bộ, ngành khác nhau thì đây rõ ràng là một điểm bất lợi cho hệ thống quản lý nợ hiệu quả. Xu hướng tập trung các chức năng quản lý nợ vào một cơ quan duy nhất sẽ có thế mạnh về mặt hệ thống tổ chức.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w