Bộ Tài chắnh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 37 - 39)

2.1. Khái quát về cơ quan quản lý nợ công của và kinh tế Việt Nam

2.1.1.1. Bộ Tài chắnh

Bộ Tài chắnh là cơ quan chủ trì thực hiện việc giám sát tình trạng nợ công, chịu trách nhiệm hướng dẫn phương pháp tắnh toán hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ; chủ trì tiến hành phân tắch đánh giá bền vững nợ; điều hành hạn mức nợ công; hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chắnh phủ; phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành, kiểm tra và giám sát tắnh hình vay và trả nợ công.

Bộ Tài chắnh có những nhiệm vụ: giúp Chắnh phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công; chủ trì xây dựng các mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ chắnh phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chắnh phủ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh chắnh phủ; tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngoài theo phân công của chắnh phủ.

Bộ Tài chắnh còn là đại diện chắnh thức cho người vay đối với các khoản vay nước ngoài nhân danh Nhà nước, Chắnh phủ, trừ các khoản vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ủy quyền đàm phán, ký kết, thực hiện các giao dịch về nợ của Chắnh phủ; tổ chức đàm phán, ký kết các thỏa thuận bảo lãnh chắnh phủ, là đại diện chắnh thức cho người lãnh đạo đối với các khoản bảo lãnh chắnh phủ; chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chắnh phủ trình Chắnh phủ phê duyệt, phát hành trái phiếu chắnh phủ để huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư trong nước, đề án

huy động và kế hoạch sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài và phát hành trái phiếu chắnh phủ trong nước và trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt; thực hiện vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương từ các nguồn tài chắnh hợp pháp trong nước.

Ngoài ra, Bộ tài chắnh phải quản lý các khoản vay của Chắnh phủ như xây dựng, ban hành chế độ quản lý tài chắnh đối với các khoản vay và thực hiện cấp phát từ nguồn vốn vay của Chắnh phủ cho các chương trình, dự án đầu tư và các mục tiêu khác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn và tổ chức cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chắnh phủ; thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chắnh phủ và nghĩa vụ của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh chắnh phủ. Bộ Tài chắnh phải chủ trì, phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.

 Ủy quyền cho tổ chức tài chắnh, tắn dụng thực hiện việc cho vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chắnh trực tiếp cho vay lại; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc huy động vốn trong nước, bảo đảm điều hành hiệu quả chắnh sách tiền tệ - tắn dụng và tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chắnh phủ phê duyệt danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA trước khi các điều ước quốc tế khung về ODA hoặc thoả thuận danh mục dự án được ký kết.

Cục Quản lý nợ và Tài chắnh đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chắnh, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chắnh thống nhất quản lý nhà nước về vay, trả nợ của Chắnh phủ, của chắnh quyền địa phương, nợ được Chắnh phủ bảo lãnh (gọi chung là Ộnợ côngỢ) và nợ nước ngoài của quốc gia; quản lý nhà nước về tài chắnh đối với các nguồn viện trợ, tài trợ quốc tế cho Chắnh phủ Việt Nam, các khoản viện trợ, tài trợ của Chắnh phủ Việt Nam cho nước ngoài.

Cục Quản lý nợ và Tài chắnh đối ngoại có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Department of Debt Management and External Finance (viết tắt là DMEF).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w