Đánh giá tắnh bền vững của nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 57 - 62)

Có thể nói rằng các chỉ tiêu mang tắnh định lượng như nợ công/GDP hay nợ công trên đầu người chỉ phản ánh một cách phiến diện về mức độ an toàn hay rủi ro của nợ công. Nói cách khác, nợ công bao nhiêu là đủ và an toàn đối

với Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta có thể rút ta từ cuộc khủng hoảng nợ công thế giới thời gian qua, cụ thể là nợ công khoảng 100% GDP đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn. Như vây, mức độ Ộan toànỢ hay Ộkhông an toànỢ của nợ công không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ công/GDP, mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của nền kinh tế.

Biểu đồ 2.6: Nợ công và cán cân ngân sách Việt Nam (2001 Ờ 2009)

(Nguồn EIU)

Nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài sự toán) tăng từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9,6% GDP năm 2009 (theo EIU). Điều này đã vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách trong tương lai. Đây là nguyên nhân chắnh khiến Fitch giảm xếp hạng tắn dụng dài hại của Việt Nam từ BB- xuống B+ (tức là thấp hơn mức đầu tư bốn bậc) vào cuối tháng 7/2010.

Với nhu cầu đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể với tỷ lệ tiết kiệm nội địa/GDP ngày một giảm, trong khi mức đầu tư toàn xã hội có xu hướng ngày một tăng lên thì

bên cạnh việc thu hút đầu tư vốn nước ngoài, Chắnh phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều để bù đắp khoản chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư.

Hơn thế, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng Ộbáo động đỏỢ 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tắnh bền vững của nợ công càng bị giảm sút. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chắnh phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư.

Tắnh bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc và ảnh hưởng trực tiếp vào cán cân ngân sách mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác.

Tốc độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tăng trưởng GDP chủ yếu là do do tăng các yếu tố đầu vào vật chất (vốn và lao động) mà không đi kèm với tăng hiệu quả, bằng chứng cho thấy là hệ số ICOR không ngừng tăng tăng lên. Vì đầu tư không đi kèm không thể mãi tăng lên nên chắc chắn đến một lúc nào đó, tốc độ tăng trưởng sẽ giảm do sự tăng trưởng này không bền vững. Đáng lo ngại là chắnh vào lúc tốc độ tăng trưởng GDP giảm cũng là lúc nhiều khoản nợ nước ngoài của Chắnh phủ đến thời gian đáo hạn. Có vẻ như điều này sẽ xảy ra cho Việt Nam trong khoảng 7-10 năm tới, vì theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, trong những năm gần đây tốc độ tăng năng suất của Việt Nam khá thấp, và tăng trưởng GDP chủ yếu nhờ vào việc gia tăng lao động và vốn. Theo dự báo của EIU, tốc độ tăng GDP trung bình hằng năm của Việt Nam sẽ giảm còn khoảng 5% sau năm 2020 và 3-4% sau năm 2030. Đây là một tắn hiệu khá xấu cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới và đặt ra nhiều khó khăn hơn trong việc đảm bảo mức nợ công bền vững.

Biểu đồ 2.7: Hiệu quả của nền kinh tế qua chỉ số ICOR giai đoạn (2001- 2010)

(Đơn vị tắnh: %)

(Nguồn Tổng cục thống kê)

Một nguyên nhân khác cũng gây ảnh hưởng cho nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào có ngưỡng nợ công cao chứ không riêng Việt Nam đó chắnh là sự biến động của tỷ giá. Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)... - trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công, nên tỷ lệ nợ nước ngoài sẽ tăng vọt. Nhìn lại quá trình này, đã có lúc Nhà nước phải đi vay với tỷ giá chỉ 11 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD, thì ở thời điểm hiện tại tỷ giá quy đổi đã lên đến mức trên 20 nghìn Việt Nam đồng quy đổi bằng 1 USD. Như vậy là khoản chênh lệch tỷ giá này toàn bộ nền kinh tế của chúng ta phải hứng chịu. Điều này dẫn đến nợ công ở mức cao sẽ kéo theo mức bội chi ngân sách lớn và dần dần sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Trong cơ cấu của nợ công, phần nợ nước ngoài chiếm một tỷ lệ lớn. Nên vấn đề đặt ra ở đây là sẽ tiềm ẩn nguy cơ chênh lệch tỷ giá. Khó khăn là vậy, song chúng ta vẫn buộc phải chấp nhận thực tế trên bởi ngân sách quốc gia vẫn không đủ để chúng ta chi cho các dự án lớn. Cụ thể như các khoản vay của Việt Nam chủ yếu là vay ODA chiếm (74%).

Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tắnh bền vững của nợ công. Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế. Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tắn dụng luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp.

Ở Việt Nam, lạm phát đã trở thành cái bóng đi sau tăng trưởng GDP. Một bằng chứng cụ thể là ngay cả khi mới vừa thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt Nam đã tăng nhanh trở lại, cao hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Kết quả là khi Chắnh phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu trong nước, lợi suất phải trả đã lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chắnh phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lợi suất phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như Indonesia và Philippines) do mức độ rủi ro cao hơn.

Bên cạnh đó, với việc Việt Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.

Bên cạnh tốc độ tăng GDP, lạm phát và lãi suất, mức độ rủi ro của nợ công cũng phụ thuộc vào một số biến số vĩ mô khác, chẳng hạn như mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Trên những phương diện này, Việt Nam cũng đang có những bất lợi đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Sau những chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công thế giới đang có xu hướng lan rộng sang một số quốc gia khác khiến các nước, nhất là những nước có nợ công lớn và thâm hụt ngân sách kinh niên, phải đánh giá lại tình trạng tài khóa của đất nước mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM NHẰM ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w