- Thành phần môi trường SOT dùng để giữ giống tảo lam Spirulina platensis
5, Nts, Pts Phân tích COD,
3.1 Kết quả đánh giá hiện trạng và đặc trưng của nước thải sản xuất bún tại làng bún Phú Đô
làng bún Phú Đô
Qua quá trình quan sát thực tế tại thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội, chúng tôi nhận thấy nước thải sản xuất bún của từng hộ gia đình ở làng được chảy vào hệ thống cống chung cuối làng, sau đó nước thải được đổ vào con mương chung của làng. Vì vậy, nước thải sản xuất bún ở cống chung cuối làng thực tế đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi từ các hộ gia đình trong làng. Nước thải được lấy vào buổi sáng tại hệ thống cống chung cuối làng. Địa điểm thu nước thải tại hệ thống cống chung cuối làng được trình bày ở hình 6A, 6B, 6C và 6D.
Hình 6A. Địa điểm thu mẫu nước thải tại cống chung thứ nhất cuối làng
Hình 6B. Nước thải tại cống chung thứ nhất cuối làng
Hình 6C. Địa điểm thu mẫu nước thải tại cống chung thứ hai cuối làng
Hình 6D. Nước thải tại cống chung thứ hai cuối làng
Nước thải được lấy tại cống chung cuối làng bún Phú Đô có hàm lượng tinh bột cao nên nước thải có màu trắng, bọt tinh bột từng đám trắng xóa tại vùng cửa cống chung trước khi đổ vào mương chung của làng. Nước đục và có mùi hôi thối. Như vậy, quan sát thực tế cho thấy nước thải sản xuất bún mặc dù đã được pha trộn với nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi nhưng vẫn mang đặc trưng của nước thải giàu tinh bột.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra pH của nước thải lấy tại hệ thống cửa cống chung trước khi đổ vào mương chung của làng và chảy ra sông Nhuệ. Kết quả cho thấy nước thải có giá trị pH gần trung tính (pH = 7 - 7,5). Do vậy, chúng tôi không cần dùng vôi bột để điều chỉnh pH giúp VSV phát triển.
Nước thải sau khi lấy về được phân tích ngay các thông số COD, BOD5, Nitơ tổng số (Nts), Photpho tổng số (Pts). Kết quả phân tích các thông số đặc trưng của nước thải được chỉ ra trên bảng 5.
Bảng 5. Đặc trưng của nước thải sản xuất bún tại hệ thống cống chung cuối làng Phú Đô
TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN