1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

100 5,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 4,14 MB

Nội dung

cố gắng của mình thì vẫn còn có không ít những sinh viên cảm thấy buồn vì kếtquả học tập của mình trong những năm tháng học đại học.tố nằm trong chính bản thân mỗi sinh viên, đó là việc

Trang 1

cố gắng của mình thì vẫn còn có không ít những sinh viên cảm thấy buồn vì kếtquả học tập của mình trong những năm tháng học đại học.

tố nằm trong chính bản thân mỗi sinh viên, đó là việc người sinh viên đó tự sắpxếp thời gian làm thêm và thời khóa biểu học tập thế nào, mỗi ngày dành ra baonhiêu thời gian để học tập, tần suất lên thư viện là bao nhiêu, đã có phương pháphọc tập khoa học chưa, Bên cạnh đó là sự tác động từ bên ngoài như phươngpháp giảng dạy của giảng viên, điều kiện sống, cơ sở vật chất của nhà trường,…

Việc tìm ra các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó khôngchỉ giúp người sinh viên nhận biết được đâu là nguyên nhân, nguồn gốc tạo rakết quả học tập của mình để tiếp tục phát huy hoặc cải thiện kết quả đó, mà từ

đó còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà Bởi vì, mộttrong những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực hiện nay là “vừa thừa lại vừathiếu”.Việt Nam là một nước đông dân và có cơ cấu dân số trẻ, số lượng ngườitrong độ tuổi lao động chiếm tỉ trọng cao Bên cạnh ưu thế nguồn lao động giá rẻ

Trang 2

và đông đảo là thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nguồn lao động chất lượng cao

“vừa thiếu lại vừa yếu”, tỉ lệ thất nghiệp trong dân số còn cao Trước thực trạng

đó thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta là một vẫn đề cấpbách Sinh viên nói riêng và thế hệ trẻ nói chung chính là lực lượng nòng cốttrong sự nghiệp xây dựng nước nhà, việc nâng cao chất lượng học tập của sinhviên khi còn ngồi trên ghế giảng đường chính vì thế cũng trở nên cấp thiết hơnbao giờ hết

Trong thời kì hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh

mẽ, bản thân mỗi người sinh viên đều phải tự hoàn thiện bản thân mình, trong

đó có việc nâng cao chất lượng học tập để có thể hội nhập, thích ứng với xu thế

đó và để bản thân mình không trở nên lỗi thời

Nhận thức sâu sắc được vấn đề đó, chúng tôi, những sinh viên năm thứ 3

của trường Đại học Kinh tế quốc dân đã lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên trường đại học KTQD” nhằm đưa ra

một cái nhìn chung về chất lượng học tập của sinh viên trong trường; từ đó tìm

ra những yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới kết quảhọc tập và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinhviên kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:

Chương I: Những vấn đề chung và phương pháp nghiên cứu sự ảnh

hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của SV đại học KTQD.

Chương II: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập

của SV hệ chính qui trường đại học KTQD và kiến nghị, giải pháp.

Trang 3

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP

CỦA SV ĐẠI HỌC KTQD

Đối với SV, việc học tập luôn phải được đặt lên hàng đầu Hơn thế nữa,

SV lại là nguồn nhân lực chủ yếu để phát triển đất nước, họ đang gánh trên vaitương lai của nước nhà.Bởi vậy, việc học tập của SV luôn được xã hội đặc biệtquan tâm Vậy thì cách thức mà các trường đại học đang đánh giá kết quả họctập của SV như thế nào, thực tế thì tình hình học tập trên ghế giảng đường của

SV có đúng như những gì chúng ta đang nghĩ không, và họ đã bị tác động bởinhững gì trong quá trình để tạo ra kết quả đó? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi

đã tiến hành nghiên cứu chi tiết như sau:

1.1 Phương pháp đánh giá kết quả và thực trạng học tập của SV

1.1.1 Cách tính điểm.

Hiện nay, có nhiều cách tính điểm khác nhau cho SV các trường đại họctại Việt Nam Tùy thuộc vào hình thức đào tạo là đào tạo theo tín chỉ hay theoniên chế mà mỗi trường đại học lựa chọn một cách tính điểm riêng cho SVtrường mình Tuy nhiên, cũng có thể cùng một hình thức đào tạo nhưng cáctrường khác nhau lại có những cách tính điểm khác nhau Ví dụ: cùng là đào tạotheo hệ thống tín chỉ nhưng trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc gia Hà Nộiquy về thang điểm 4, nhưng Đại học KTQD vẫn giữ thang điểm 10

Dưới đây là cách tính điểm học phần, điểm tổng kết chung cho SV trườngKTQD:

Điểm học phần

Từ năm 2007 đến nay, Bộ GD & ĐT cho áp dụng Quy chế 43/2007 vềđào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Về cơ bản, Quychế này là sự kết hợp của các quy chế trước với nhau Theo đó, điểm học phầnđược tính 02 cách: hoặc căn cứ vào một phần như quy định trong Quy chế04/1999 và 31/2001 hoặc gồm tất cả các điểm đánh giá bộ phận như quy địnhtrong Quy chế 25/2006

Trang 4

Một điểm mới trong Quy chế 43/2007 là cách tính điểm đánh giá bộ phận

và điểm học phần Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần đượcchấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phầnnhân với trọng số tương ứng:

B ng 1.1: C c u i m th nh ph n ảng 1.1: Cơ cấu điểm thành phần ơ cấu điểm thành phần ấu điểm thành phần điểm thành phần ểm thành phần ành phần ần

Điểm HP = Điểm đánh giá của GV ×10%+Điểm KTHP×20%+Điểm thiHP×70%

Trong đó:

 Điểm 10% (thường được gọi là điểm chuyên cần) :

Do GV đánh giá, thường dựa trên các tiêu chí như: mức độ đều đặn khilên lớp (số buổi đến lớp, số buổi vắng), thái độ trong giờ học (có tích cực xâydựng bài hay không, tập trung nghe giảng hay làm việc riêng, ngủ gật, mất trậttự….)

 Điểm 20%( thường được gọi là điểm kiểm tra giữa kì) :

Do GV đánh giá Mỗi GV cũng có một cách riêng để đánh giá, cho điểm

SV Đó có thể là bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp, cũng có thể là một bàikiểm tra theo cách truyền thống trên lớp, hay một tiểu luận….Bên cạnh đó, cũngkhông ít thầy cô “cá tính” bằng cách miễn bài kiểm tra giữa kì cho SV (thườngcho 9; 10) nếu SV đó có một bài phát biểu được đánh giá cao, hay một cách làmmới đầy sáng tạo…

 Điểm thi kết thúc học phần :

Đây là bài thi bắt buộc đối với SV SV phải tham gia kì thi cuối kì cùngvới những SV học cùng học phần trong kì đó Hình thức thi có thể là thi viết(tựluận, trắc nghiệm, kết hợp tự luận với trắc nghiệm); thi trên máy vi tính; thi vấnđáp; thi kết hợp các hình thức trên

Trang 5

Điểm trung bình chung học tập( Điểm TBCHT), điểm trung bình chung tích lũy (điểm TBCTL).

=

1

N

i i i i

a n n

1.1.2 Ý nghĩa của việc đánh giá kết quả học tập

Sau mỗi học kì, năm học, căn cứ vào điểm TBCHT, số tín chỉ tích lũy,trường xếp loại học lực của SV thành 2 loại:

Loại đạt: SV có điểm TBCHT từ 5,00 trở lênLoại không đạt: SV có điểm TBCHT dưới 5,00Điểm TBCHT, TBCTL là cơ sở để xét thi đua, khen thưởng, học bổng,được tính theo điểm học phần sau lần thi thứ nhất

Dù biết rằng bằng cấp và điểm số không phải là tất cả và không thể hoàntoàn dựa vào đó mà đánh giá một con người, tuy nhiên nếu cầm một bảng điểm

“đẹp” trên taythì những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo trên con đường lậpnghiệp sẽ tự tin hơn rất nhiều khi phải đương đầu với nhà tuyển dụng Và chắcchắn,những SV đó sẽ dễ dàng ghi được điểm trong mắt doanh nghiệp, ít nhất là

về khía cạnh học tập

Trang 6

Hơn thế nữa, trong một xã hội còn một bộ phận coi trọng bằng cấp, khivấn đề bằng giả, mua bán bằng cấp còn là vấn đề gây bức xúc như ngày nay thìviệc có kết quả học tập tốt cũng gần như đồng nghĩa với việc có được tấm bằngtốt nghiệp đại học tốt, SV sẽ có thêm rất nhiều ưu thế trong cuộc sống và côngviệc Bởi vì, theo quan điểm của rất nhiều người hiện nay,phải có bằng cấp mới

có thể “ngẩng đầu lên được”

1.1.3 Thực trạng học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết địnhtương lai của mỗi người và của cả xã hội Thực trạng nhức nhối của nền giáodục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam

Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục đại học ngày nay, người tathường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phongcách giảng dạy của GV, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn màquên đi thái độ của SV trong việc học của mình

Có một thực tế đáng buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặngnhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường đại học thì không ít SV đãvội vàng tự mãn, xem đại học chỉ là nơi xả hơi để tụ tập gặp gỡ, ăn chơi đua đòicùng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình Bởi vì nếu biết trântrọng những gì mình đã và đang có được, họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng caotrình độ chuyên môn cho bản thân Tại sao lại như vậy? Một trong những lý do

là khả năng tiếp cận thông tin của SV ta còn kém Khi còn học phổ thông, đặcbiệt là cấp III, các bạn học sinh đã phải mang trên vai gánh nặng tâm lý từ giađình, người thân là phải vào đại học Nhưng bản thân những cô, cậu ấy chưahoặc không nhận thức được vào đại học để làm gì? Và chuyên ngành mình chọn

có phù hợp với mục tiêu, sở thích, tính cách năng lực của bản thân hay không?Chính vì thế mà khi đã đậu vào đại học rồi thì cũng đồng nghĩa với việc đã làmxong nghĩa vụ với bố mẹ và người thân chứ không phải đạt được ước mơ củachính bản thân thì làm gì có được sự trân trọng thành quả cố gắng học tập

Một lý do khác nữa là SV năm thứ nhất thường chịu ảnh hưởng nhiều từ

“sự hướng dẫn” của các anh chị đi trước Các bạn đang cực kỳ thỏa mãn với

Trang 7

chính mình, 12 năm đèn sách rồi, chọi bao nhiêu đối thủ mới nghiễm nhiên trởthành SV đại học, thỏa mãn mong ước của bố mẹ, thầy cô, bè bạn Càng nghĩcác bạn càng tự hào và hài lòng về bản thân mình Rồi các bạn dần cảm thấy cáiviệc “nghỉ xả hơi” rất hiển nhiên Theo quan điểm năm nhất ăn chơi, năm haithong thả, năm ba cố gắng, năm tư chuẩn bị ra trường thì các bạn chỉ mới ở giaiđoạn 1 mà thôi vội gì “Thả phanh” ung dung suốt học kỳ để rồi đến kỳ thi lạilao đầu vào học, thức khuya dậy sớm chạy mãi mà vẫn không đuổi kịp khối kiếnthức mà cả học kỳ không thèm để mắt tới Cứ chọn đại một “tủ” may mắn thìtrúng, còn không thì học lại Những bạn này thường đến lớp thi bằng khuônmặt mệt mỏi và đương nhiên kết quả đạt được chỉ có trời mới biết May mắnthì qua, coi như thoát hiểm, còn không lại lục đục mượn vở bạn bè ôn luyện, lạithi, qua được lần hai có thể thở phào, hú vía, còn nếu không, chuyện nhỏ, học lạivới các em cũng vui Kết quả là các cô cậu SV được “tốt nghiệp sớm” hoặc “tốtnghiệp trễ” hay tốt nghiệp đúng lúc nhưng không biết gì? Đây cũng là hiện trạng

“học để lấy bằng cấp chứ không phải để lấy kiến thức” - tấm bằng cử nhân củachúng ta lúc này có giá trị bằng một tờ giấy chứng nhận “năng lực ảo” là cônglao của những đêm thức trắng ôm tập “tủ” một cách vội vã gấp gáp để rồi quênngay sau khi kỳ thi vừa kết thúc

Làm thêm, dạy kèm, bán hàng, tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc khôngtheo nổi chương trình học đại học là những lý do SV bị buộc thôi học Tuy nhiên

đó không phải là lý do chính, vì có những SV vừa học vừa làm thêm nhưng kếtquả học tập vẫn đạt điểm cao SV không chịu tìm tòi sách, tài liệu phục vụ chochuyên môn của mình, mặc dù trong phương pháp giảng dạy Đại học nhiều thầy

cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư liệu, liệu, đầu sách cần thiết cho

SV tìm kiếm tham khảo

Trong khi đó, ở Việt Nam, giáo viên phải nhắc đi nhắc lại cho SV từng ýbài học vì sợ họ quên Có những SV không chịu đọc giáo trình trước khi đến lớpkhiến thầy phải ghi chú gạch từng ý trong trang giáo trình cho SV Giáo viênphải “cầm tay chỉ việc” cho từng SV

Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay

đã nặng nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài

Trang 8

lòng Nếu chịu khó đảo mắt qua thư viện của một số trường đại học mới thấythật đáng buồn về tính chủ động trong học tập của SV, khi mà trong một thưviện của một trường đại học lớn như vậy, khi con số SV hay tìm tòi tài liệu chỉcó…vài chục người Có điều một số SV đến mượn hai ba cuốn sách rồi đánh bài

“chuồn” luôn, hết học kỳ mà vẫn không thấy bóng dáng các bạn đến thư viện đểtrả sách lại!

Trong khi đó, giờ giảng dạy của GV trên lớp không có gì hơn ngoài mộtcái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông đúc thì

“mạnh trò, trò ngủ”

Thêm nữa, tâm lí quen “đọc - chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tìnhtrạng thụ động của SV, nếu GV không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí làkhông có gì Trong khi đó SV cũng không có thói quen đọc giáo trình và các tàiliệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà

Với những hiện trạng nêu trên vô tình chỉ ra việc giáo dục đại học mà tiêubiểu là SV với việc học hiện nay chỉ mang tính hình thức

1.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập.

1.2.1 Các nhân tố chủ quan

1.2.1.1 Mức trợ cấp từ gia đình, người thân

Đối với SV thì mức chu cấp từ gia đình hàng tháng là nguồn kinh phí chủyếu để chi tiêu cho việc học tập và sinh hoạt.Tùy vào điều kiện kinh tế, hoàncảnh của mỗi gia đình mà mức trợ cấp đối với mỗi SV là khác nhau

Mức trợ cấp từ gia đình cho mỗi SV hàng tháng là bao nhiêu? Khoản trợcấp đó là thiếu, vừa đủ hay “ dư giả” đối với SV đó? Họ có thể tiết kiệm được từkhoản trợ cấp hàng tháng này không? Và trong khoản trợ cấp đó, cơ cấu chi tiêucủa mỗi SV là như thế nào? Họ dành bao nhiêu cho việc học tập, so với nhữngchi tiêu dành cho việc giải trí, mua sắm, ăn uống…là nhiều hay ít?

1.2.1.2 Vấn đề làm thêm

Đối với hầu hết học sinh phổ thông, việc đỗ vào trường đại học mà mình

mơ ước dường như đã là tất cả Tuy nhiên, đỗ vào đại học mới chỉ là bước khởi

Trang 9

đầu của một hành trình mới.Bởi khi đó, bạn thực sự đã là một người tự lập vớibiết bao nhiêu lo toan, một cuộc sống mới với biết bao khoản phải chi trả, nàotiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền học phí, Ngoài các khoản chi cố địnhhàng tháng,mỗiSVcòn phải đối mặt với muôn vàn những vẫn đề phát sinh nhưchẳng may ốm đau, sinh nhật bạn bè, hay ‘tình phí” … Đôi khi, trợ cấp từ phíagia đình không đáp ứng đủ những nhu cầu này Vì đã trưởng thành nên nhiều

SV không muốn liên tục “ngửa tay xin tiền” của bố mẹ nữa, khi đó, một giảipháp tối ưu được đặt ra là đi làm thêm

Không thể phủ nhận rằng việc làm thêm sẽ mang lại cho SV nhiều kinhnghiệm,đặc biệt là đối với SV kinh tế với việc được giao tiếp,rèn luyện thêm kĩnăng mềm… lại đóng góp thêm vào thu nhập hàng tháng để trang trải cho sinhhoạt phí Tuy nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó, khi chúng ta thực hiện mộtcông việc cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã đánh đổi lợi ích nếu như khi đó

ta thực hiện công việc khác, trong ngôn ngữ kinh tế chúng ta gọi là “ chi phí cơhội” Việc đi làm thêm cũng vậy, để có được những lợi ích của nó thì SV phảiđánh đổi thời gian dành cho việc học tập và các hoạt động khác.Vừa tan tiết học

là nhiều bạn hối hả lao đi làm thêm ngay, với tâm trạng sợ bị trễ giờ, bị trừlương…Chính vì đầu tư thời gian quá nhiều cho việc làm thêm nên thời giandành cho việc học hành bị giảm bớt Không chỉ ảnh hưởng đến thời gian họchành mà việc làm thêm quá nhiều còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏecủa SV.Mất ngủ, gầy gò, thiếu máu, dễ bệnh tật,….là điều khó tránh khỏi.Sứckhỏe không đảm bảo lại quay lại ảnh hưởng xấu đến việc học Không chỉ không

có thời gian học tập, làm bài tập ở nhà mà nhiều bạn còn tranh thủ giờ học trênlớp để … ngủ bù, dẫn đến việc lơ là bài vở trên giảng đường

1.2.1.3 Hoạt động ngoại khóa

Những hoạt động ngoại khóa tiêu biểu mà SV thường tham gia có thể kểđến là: tham gia vào các tổ chức, các CLB thể thao,CLB học thuật, đồng hànhcùng các chương trình của Đoàn TNCSHCM…Trường Đại học KTQD là mộttrường đại học được đánh giá là rất sôi nổi trong các hoạt động ngoại khóa.Sân

kí túc xá luôn là nơi “đến hẹn lại lên” của các bạn SV ưa nhiệt tình, sôi nổi.Hầunhư không tuần nào, đặc biệt là dịp cuối tuần lại không có hoạt động, sự

Trang 10

kiện.Nếu không là các cuộc họp của Hội SV, Hội SV tình nguyện quản trị kinhdoanh (STQ),Các liên chi đoàn (Đầu tư, kế toán…), CLB âm nhạc kinh tế MEC,CLB tuyên truyền… thì cũng là các chương trình ca nhạc với sự góp mặt củacác ca sĩ trẻ nổi tiếng như Thùy Chi, Mạnh Quân….Các chương trình tiêu biểucủa Đoàn trường thực sự thu hút được SV nhờ tính nhân văn, nhân đạo của nóphải kể đến là: hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi.

Khác với các hoạt động khác thiên về tính giải trí và gắn kết cộng đồng,các CLB học thuật lại thiên về tính hàn lâm, học thuật đúng như tên gọi của nó.Hiện nay, trong hầu hết các trường đại học đều có rất nhiều các CLB phong phúnhư vậy để SV mặc sức lựa chọn như: CLB tiếng anh,CLB võ thuật,CLB âmnhạc, guitar,Nhà kinh tế trẻ, ban đối ngoại, CLB thuyết trình,CLB du lịch,đặcbiệt là CLB nghiên cứu khoa học.Đối với SV chuyên ngành kinh tế thì việctham gia vào các CLB này có tác dụng giống như một khóa học, một sự trảinghiệm trên hành trình thực hiện ước mơ trở thành những nhà kinh tế.Các bạn

có cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài, thuyết trình bằng tiếng anh, cơhội được đắm chìm trong niềm đam mê âm nhạc, được du lịch “thế giới đóđây”….nếu tham gia vào các CLB đó

Việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa có tác động rất nhiều tới SV.Được hòa mình vào tập thể, có thêm những người bạn mới giúp các bạn thêm tựtin khi đứng trước đám đông, nâng cao khả năng giao tiếp, rèn luyện các kĩ năngmềm,nhờ đó có thêm tinh thần phấn chấn và sự hào hứng cho việc học tập.Tuynhiên, nếu không giữ được mình mà quá đà hay bị lôi cuốn quá mức vào cáccuộc vui chơi thì việc hoạt động sôi nổi đó lại phản tác dụng, bạn sẽ ngày nàocũng chỉ muốn gặp gỡ, tình nguyện thay vì nghĩ đến chuyện học

1.2.1.4 Tham gia các CLB học thuật

Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu được giải trí thì các CLB học thuật còn

là một công cụ đắc lực hỗ trợ trong học tập cho SV.Tại sao nói như vậy? Bằngchứng là sinh viên được tự mình thực hiện các hoạt động của phòng kinh doanh,phòng marketing (CLB nhà kinh tế trẻ), được tự mình đi xin nguồn tài trợ củacác công ty (Ban đối ngoại)…rất nhiều hoạt động thực tế trong nền kinh tế khác;biết cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học Trong khi ở trên lớp, SV lại

Trang 11

học về chính các chuyên ngành này “Học đi đôi với hành” chẳng phải làphương pháp học tập hữu hiệumà Bác Hồ đã từng nói và đang được ngành giáodục khuyến khích hay sao? Hơn nữa,chúng ta luôn tin tưởng rằng nhờ vào việcsớm được tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, những SV kinh tế tương lai saukhi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ và tăng khả năng thích ứng nhanh với môitrường làm việc mới; đồng thời thực hiện chủ trương “gắn nhà trường với doanhnghiệp” ở bậc đại học.

1.2.1.5 Điều kiện sinh sống, nhà ở.

Tục ngữ xưa vẫn có câu “an cư, lạc nghiệp”.Ai cũng vậy,không loại trừ

SV, cần có một nơi sinh sống phù hợp, ổn định mới có thể học tập, làm việc lâudài Tuy nhiên,hiện tại, vấn đề nhà ở, nhà trọ dành cho SV vẫn còn là vấn đềnhức nhối của xã hội và khiến báo chí tốn không ít giấy mực.Trường ta hiện nay

đã có kí túc xá dành cho SV nhưng số lượng phòng mới chỉ đáp ứng một phầnrất nhỏ so với nhu cầu của SV.Số lượng SV muốn vào kí túc xá ngày một tăng,

mà đã vào là không muốn chuyển ra cũng bởi sự tiện lợi của kí túc xá manglại.Những lợi ích lớn nhất đó là:không cần phương tiện để đến trường; dễ dàngtrao đổi bài vở vì các bạn cùng phòng đều là SV của trường, thậm chí còn cùngkhoa, cùng lớp; giá cả,điện, nước đều được nhà trường ưu đãi.Lựa chọn của SVkhông có tiêu chuẩn trong kí túc xá tât yếu là ngoại trú Trừ những SV có nhà ở

Hà Nội,các SV còn lại đều phải đi tìm cho mình một chỗ ở thuận tiện Mộtphòng trọ tốt không chỉ là thoáng mát, mà còn phải có giá cả phù hợp, an ninhđảm bảo, tiện lợi cho việc đi lại của SV.Tuy vậy, tìm kiếm được những phòngtrọ như vậy là rất khó khăn vì nhà trọ tại Hà Nội hiện nay đã bão hòa khiến cho

SV không thể chuyên tâm vào học tập Có nhiều SV lên có 1 tháng mà phải “vắtchân” lên đi tìm nhà,chuyển nhà tới 2, 3 lần.Nhà ở quá chật hẹp, an ninh khôngđảm bảo, nước sinh hoạt thiếu, giá điện “cắt cổ”, giá nhà “trên trời”, nhà trọcách xa trường… khiến cho SV lúc nào cũng trong tâm trạng lo âu, ăn ở cònchưa xuôi huống chi là học hành…

1.2.1.6 Thời gian dành cho việc vui chơi, giải trí

Muốn có được thành công, chúng ta cần có một lối sống khoa học Mộtlối sống được gọi là khoa học là khi chúng ta biết cân bằng một cách hài hòa

Trang 12

giữa các yếu tố trong cuộc sống.Là một SV, tất yếu việc học tập, nghiên cứuluôn được ưu tiên hàng đầu.Tuy nhiên, nếu chỉ biết học “gạo” ngày đêm thì bạn

sẽ chẳng khác gì một con mọt sách chỉ biết đến sách vở mà “gà mờ”, thờ ơ vớinhững sự việc khác trong cuộc sống Khi đầu óc bạn đã căng lên vì học hành, thi

cử thì việc tìm cho riêng mình một thú tiêu khiển chính là liều thuốc linh diệunhất Đối với SV, các hình thức vui chơi giải trí là vô cùng đa dạng, từ xemphim, nghe nhạc, lướt web, đọc truyện, chơi game đến tám chuyện cùng bạn bè,

đi mua sắm…Ngày nay, khi mà công nghệ đã mang cả thế giới đến ngôi nhà củabạn, bạn hoàn toàn có thể ở nhà mà vẫn tự tìm được rất nhiều nguồn giải trí.Việcgiải trí trong thời gian ngắn, vừa phải giúp đầu óc thư thái, tất yếu việc học tập

sẽ hiệu quả, hơn là việc cứ cố gắng nhồi nhét

Thế nhưng, nếu quá buông thả bản thân thì chính việc giải trí sẽ chính làliều thuốc độc cướp đi con đường học vấn cũng như sự nghiệp, tương lai của

SV Có những minh chứng rất rõ ràng là có khá đông SV (đa số là SV nam)không tiếc tay mà nướng sạch số tiền mà bố mẹ còm cõi gửi cho hàng tháng vàogame online hay các trò cờ bạc đỏ đen.Nếu biết chơi vừa đủ, dừng đúng lúc thì

đã không nên chuyện, nhưng nếu cứ lao theo như một con thiêu thân thì nhữngtrò giải trí đó không còn mang ý nghĩa lành mạnh của nó là giúp giải tỏa áp lựchọc hành nữa Có lẽ không còn ai xa lạ với Ngõ cột cờ, Ngõ tự do nữa, vì đóchính là các tụ điểm với đầy dẫy các quán game online quen thuộc của SV 3trường Đại học như: KTQD, Xây dựng, Bách khoa.Nếu chưa tưởng tượng rađược hậu quả của việc chơi bời quá đà đối với việc học tập, bạn hãy nhớ lại một

“tấm gương” điển hình là Nguyễn Đức Nghĩa.Vốn là một sinh viên ngoan ngoãncủa một trường đại học trọng điểm, đại học Ngoại thương, chỉ vì mơ mộng đitheo những trò chơi ảo tưởng của game online mà anh ta đã sát hại dã man bạngái của mình để cướp tài sản, lấy tiền chơi game….Tất nhiên, vì nghiện game,toàn bộ thời gian đều nướng vào game thì lấy gì mà mua sách vở, nộp học phí vàcác khoản đóng góp?? Kết quả là tuy đã ra trường được mấy năm nhưng anh tavẫn chưa có bằng tốt nghiệp, lí do là vẫn còn phải trả nợ rất nhiều môn…

1.2.1.7 Việc tự học của SV

Trang 13

Học bao giờ và lúc nào cũng chủ yếu là tự học, tức là biến kiến thức khoahọc tích lũy từ nhiều thế hệ của nhân loại thành kiến thức của mình, tự cải tạo tư

duy của mình và rèn luyện cho mình kĩ năng thực hành những tri thức ấy Khái

niệm tự học luôn đi cùng, gắn bó chặt chẽ với khái niệm tự thân Tri thức, kinh

nghiệm, kĩ năng của mỗi cá nhân chỉ được hình thành bền vững và phát huy hiệuquả thông qua các hoạt động tự thân ấy Để có được, đạt tới sự hoàn thiện thìmỗi SV phải tự thân tiếp nhận tri thức từ nhiều nguồn; Tự thân rèn luyện các kĩnăng; Tự thân bồi dưỡng tâm hồn của mình ở mọi nơi mọi lúc

Tại sao trong chiến tranh và thời kỳ bao cấp đầy khó khăn, chúng ta vẫn

có những nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư tài năng? Tại sao nhiều SV hiện nay, dohoàn cảnh gia đình phải lăn lộn làm thêm kiếm tiền vẫn học tốt?

Mỗi người có một cách học riêng, người nào chịu khó tìm tòi, trao đổi, có

sự phân bổ thời gian và cách học hợp lý thì người đó có kết quả cao Và tự họcthì đâu bị chi phối bởi “đọc - chép”!

Vị trí vai trò của tự học

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học

Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.

Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời

Với những lí do nêu trên có thể nhận thấy, nếu xây dựng được phươngpháp tự học, đặc biệt là sự tự giác, ý chí tích cực chủ động sáng tạo sẽ khơi dậynăng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho SV

Các hình thức tự học của SV cũng rất đa dạng:tự đọc sách, làm bài ởnhà,học nhóm, lên thư viện học và tìm tài liệu; tìm thông tin trên mạng, tivi…Trong đó,học nhóm là hình thức tự học được đánh giá rất cao.Bởi vì cho dù nộidung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng cókhuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các

Trang 14

hình thức dạy học Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cáchkhoa học và hợp lý sẽ đem lại rất nhiều lợi ích

Mỗi SV đều có cách tự học riêng của mình, nhưng cách tự học nào đượcđánh giá là thực sự hiệu quả?

Vì tinh thần của bậc giáo dục đại học là tự học là chính nên quỹ thời gianrảnh rỗi của SV lớp nên phần lớn SV mất đi sự tự giác trong học tập.Đa số SVrong chơi cả kì, đến khi mùa thi đến gần mới “vắt chân lên cổ” cố nhồi nhét, họcgạo, học tủ; hay “cầu cứu” các cửa hàng phôtô để đi thi Đôi khi, chúng ta ngheđược những câu nói rất hóm hỉnh nhưng cũng thật đáng buồn về thái độ học tậpcủa SV ngày nay: Năm thứ nhất: “Trời ơi, còn 1 tháng nữa là thi rồi”; năm thứ2: “còn 1 tuần nữa là thi”; năm thứ 3:“mai thi rồi”, năm thứ 4:“đã thi xong từtuần trước rồi sao??”.Cách học như vậy, tuy cũng là tự học nhưng không khoahọc chút nào và chỉ khiến SV cảm thấy mệt mỏi và thêm sợ hãi, chán nản vớiviệc học hành.Ngược lại, có những SV có cách học được xem là rất hiệu quả

Đó là “học bài nào, xào luôn bài ấy”.Tức là, ở trên lớp được học những gì, vềnhà chúng ta học lại và làm luôn bài tập về nội dung của bài học ấy.Và saunhiều đơn vị bài học, chúng ta tổng kết luôn nội dung cần phải ôn tập từ đầuchương trình đến đơn vị bài học đó Ví dụ: môn học A có 15 chương,cứ sau mỗichương, chúng ta đều làm bài thu hoạch của chương đó Vậy là sau 15 chương,chúng ta đã học được ít nhất là 15 lần Với cách học như vậy, SV vừa có thểnắm được ngay nội dung bài học, vừa nhẹ nhàng với việc ôn tập cho khi kì thi

1.2.1.8 Ảnh hưởng của việc yêu đối với việc học.

Tình yêu có ảnh hưởng đến việc học của SV?

Chắc hẳn nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi trên vì đó là chuyện rất đỗi bìnhthường, không còn xa lạ gì đối với chúng ta nữa Vậy thì đối với SV, tình yêu sẽảnh hưởng ra sao?

Trong tất cả các mối quan hệ xã hội,quan hệ tình bạn,tình yêu luôn chiếmmột vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.Vì vậy có thể coi tình yêu làmột trong những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh

Trang 15

thiếu niên,Học sinh – SV.Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởngtrực tiếp đến xu hướng,năng lực tính cách,lối sống…của Học sinh –SV

Có thể nói tất cả các yếu tố trong cuộc sống, dù lớn hay nhỏ đều ảnhhưởng đến mỗi người, và tình yêu cũng không ngoại lệ, chỉ có điều là nó có lợihay hại mà thôi Theo dòng chảy chung đó, SV chúng ta cũng không thể tránhkhỏi sự tác động của tình yêu mà ngược lại còn là đối tượng nhạy cảm nhất vềchuyện này Vậy giữa lợi và hại của tình yêu, cái nào sẽ nhiều hơn? phải thừanhận rằng tình yêu thời Học sinh – SV nó vừa có cái gì đó chưa đủ độchín,nhưng vừa có cái gì đó rất đẹp,rất đáng trân trọng.Bởi các bạn đến với nhaubằng tình cảm thật sự,gắn kết với nhau bằng chính những sẻ chia,những khókhăn,những đồng cảm theo đúng nghĩa “Sinh Viên”.Hãy tạm thời đừng nói đếnviệc tình yêu có đâm hoa kết trái hay không,nhưng chắc chắn nó sẽ là những kỉniệm dù đắng cay hay ngọt ngào thì cũng được gói gọn trong hai từ “rấtđẹp”….Bởi khi ra trường,tình yêu của bạn khi đó sẽ không hề giản đơn như thếnữa mà ngược lại,nó sẽ mang dáng dấp của kinh tế,của địa vị,của danh lợi….của

“một chỗ dựa an toàn hơn những chỗ dựa khác”…

Tuy nhiên, khi đã yêu rồi thì lại có nhiều điều cần phải nhìn nhận lại.Trước hết, hãy xác định lại nhiệm vụ của chúng ta trên giảng đường Đạihọc là gì? Rõ ràng, nhiệm vụ của chúng ta là học tập cho thật tốt để sau này trởthành một người có ích cho xã hội Một số người còn quyết tâm nhiều hơn khi

họ chính là người mở đường cho thế hệ mai sau thoát khỏi cảnh nghèo khó bằngnhững công việc mới hơn, tri thức hơn Vậy nếu họ yêu rồi thì sẽ ra sao? Chẳng

lẽ, họ sẽ lại có một nhiệm vụ mới còn quan trọng hơn việc học? Có thể nhiềungười sẽ cho rằng tình yêu sẽ mang đến cho họ một nguồn sinh lực mới để họctốt hơn nhưng suy cho cùng thì chính tình yêu chưa đúng thời điểm đó lại là mộtcon dao hai lưỡi, nó có thể khiến chúng ta đánh mất chính mình bất cứ lúc nào.Đối với SV năm nhất thì vấn đề trên càng tệ hại hơn Đặt trường hợp, một SVmới bước vào Đại học và yêu phải một người nào đó thì chắc chắn một điềurằng việc học của họ sẽ bị chi phối ít nhiều, bởi lẽ lúc này họ không chỉ có học

mà còn có yêu Nếu tình yêu của họ tiến triển tốt đẹp thì có thể không ảnhhưởng gì nhiều nhưng thử hỏi khi họ chia tay nhau thì hậu quả sẽ như thế nào?

Trang 16

Không biết nó sẽ ra sao nhưng có lẽ một SV năm nhất gặp phải chuyện khôngmuốn trên thì chắc hẳn quãng thời gian còn lại của giảng đường Đại học sẽ làmột quá khứ đau buồn nếu không biết cách vượt qua.

Nói như vậy không có nghĩa tình yêu sẽ làm cho người ta trở nên mùquáng mà ngược lại tình yêu cũng có thể là một động lực cho chúng ta phấn đấunếu nhận thức đúng về nó Chẳng hạn, khi hai người yêu nhau, một trong haingười này học tốt hơn người còn lại thì dĩ nhiên người học yếu hơn sẽ nỗ lực,phấn đấu hết sức để theo kịp người kia và cũng một phần để bảo vệ tình yêu của

họ Để làm được điều này thì những ai đã yêu hay ít nhất là đang yêu hãy dànhcho nhau hết tình cảm của mình, hãy tin tưởng nhau và cùng giúp đỡ nhau trongcông việc nói chung và việc học tập nói riêng, điều quan trọng nhất là phải biếtphân phối thời gian hợp lý giữa việc học và chuyện yêu đương Như vậy, trongtrường hợp này, chẳng phải tình yêu là một liều thuốc tinh thần không thể tốthơn cho việc học tập đạt hiệu quả hay sao?

1.2.2 Các nhân tố khách quan.

1.2.2.1 Phương pháp giảng dạy của GV

Một nguyên nhân cơ bản tạo nên những yếu kém và chất lượng thấp củagiáo dục Việt Nam là phương pháp giảng dạy còn lạc hậu, nhiều GV sử dụngphương pháp giảng bài truyền thống theo kiểu thông báo đồng loạt Đa số GVchỉ chú trọng tới việc thông tin đầy đủ những nội dung cần truyền đạt trongchương trình, cố gắng làm cho sinh viên hiểu và nhớ bài giảng trên lớp, do vậy

đã đặt người học vào trong thói quen thụ động, lắng nghe, ghi chép bài giảng vàhọc thuộc lòng, ít có cơ hội động não.Phương pháp dạy học truyền thống với vaitrò“GV làm trung tâm”(teacher-centered method) và SV thụ động tiếp nhậnthông tin như vậy đã trở nên lạc hậu trước yêu cầu đào tạo của xã hội Để khắcphục những nhược điểm của phương pháp giảng dạy còn quá nhiều hạn chế đó,các phương pháp dạy học mới dựa trên quan điểm phát huy tính tích cực củangười học, lấy người học làm trung tâm đang được áp dụng rộng rãi trên thếgiới Chúng ta hãy cùng so sánh để thấy rõ sự khác nhau giữa 2 phương phápđó:

Trang 17

Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau giữa 2 phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm

và lấy người dạy làm trung tâm

Quan điểm lấy người học làm trung

tâm

Quan điểm lấy người dạy làm trung tâm

1 GV định hướng nghiên cứu và tài

liệu nghiên cứu

kiến thức lĩnh hội được, hình thành các

phương pháp học, tư duy và giải quyết

Tại một số nước, SV học theo kiểu phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.Mỗi vấn đề được giải quyết lại liên quan đến hàng loạt vấn đề khác, quá trình cứnhư vậy cho đến vô cùng Trong quá trình học tập, thầy giáo chỉ là người hướngdẫn để đưa ra kết quả đánh giá phù hợp, còn SV phải chủ động trao đổi vấn đềvới nhau Với phương pháp giảng dạy “dẫn dắt” như vậy,SV của họ phát huyđược hết các khả năng tư duy, sáng tạo và tăng thêm niềm say mê, hứng khởitrong quá trình học tập, nghiên cứu.Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quảhọc tập và chất lượng SV

Ngoài ra thay vì phải lên giảng đường nhiều, các GV ở nước ngoài cónhiều thời gian để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn sâu sắc hơn, dẫn đến có

Trang 18

nhiều kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu lại được trình bày cho SV, bổsung thêm tri thức cho SV Trong thực tế đã chứng minh sự hiệu quả của nó ởnhững nơi áp dụng Nó tạo ra một thê hệ trẻ năng động, sáng tạo, luôn làm chủđược bản thân và tương lai của chính mình.Đã có những tấm gương tuy tuổi đờicòn rất trẻ nhưng đã đang nắm giữ các vị trí rất lớn trong các công ty, tập đoàn.

1.2.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu cũng là một yếu tố ảnh hưởng khôngtốt tới kết quả học tập của SV.Số lượng sách tham khảo cũng như tài liệu cònquá ít không đáp ứng được nhu cầu cần tra cứu của SV Nếu có thì cũng là tàiliệu được viết ra cách đây hàng chục năm không còn phù hợp với tình hình hiệnnay nữa Trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội biến động qua từng năm, khoahọc kỹ thuật cũng thay đổi đến chóng mặt nhưng nội dung của giáo trình cũ vẫngiữ nguyên không thay đổi cho phù hợp tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp thuthong tin của SV

Bên cạnh giáo trình, phòng học cũng là một vấn đề cần phải bàn đến.Phòng học chật chội, thiếu không gian, số lượng SV một lớp quá đông, cộng vớiviệc bàn ghế sắp xếp không hợp lí … đã ảnh hưởng rất lớn tới việc học củaSV.Một lớp học quá đông,không gian không thoáng khí vào mùa hè thực tế đãgây ra tình trạng SV cảm thấy ngột ngạt, nóng bức khó chịu nên không “nuốt”được bài; hay vào mùa đông,phòng lại không kín, SV ngồi co ro chỉ nghĩ đếnviệc giữ ấm thì còn đâu tâm trí mà màng đến bài vở Còn bàn ghế? Ở hầu hếtcác giảng đường, bàn ghế được sắp xếp theo hướng 1 chiều, SV khó nhìn lênbảng và khó quan sát, lắng nghe các bạn xung quanh phát biểu để tiếp thu thêm

ý kiến Đồng thời việc sắp xếp bàn ghế cứng nhắc như vậy cũng làm giảm khảnăng phản ứng nhanh của SV trước các tình huống cũng như gây khó khăn khimuốn thảo luận nhóm hay thuyết trình trước lớp vì phải quay ngang, quay dọchay phải xoay bàn ghế

Trong trường Đại học KTQD hiện nay, do số lượng SV đông, lại chưa có

đủ số lượng lớp học cần thiết vì vậy rất nhiều lớp đã phải chuyển sang học nhờ ởmột số trường khác do nhà trường đi thuê.Điều này gây bất lợi cho nhiều SVtrong việc sắp xếp thời khóa biểu cũng như chỗ ở và phương tiện đi lại.Bởi lẽ,

Trang 19

khi đi thuê nhà trọ, ai cũng xác định khoảng cách đến trường là không quá 2-3

km, nhưng thực tế lại không được học ở trường mà phải học ở giảng đường đithuê khác ở cách xa trường nên việc đi lại gặp phải khó khăn Có những bạn đãphải chuyển nhà tới mấy lần vào đầu các kì học mới để tiện đường đến trườnghay phải bắt tới mấy tuyến xe bus để đến lớp học Bên canh đó, những trườnghợp 3 tiết đầu học ở trường, 2 tiết sau lại học ở giảng đường đi thuê cũng khôngphải chuyện hiếm.Và trong các giảng đường đi thuê, việc trang bị đầy đủ cáctrang thiết bị cần thiết cho việc giảng dạy cũng còn cần thời gian Trong thờigian chờ đợi đó đương nhiên sẽ là cách dạy và học không gây nhiều cảm hứngcho SV:thầy dậy chay, trò cũng học chay!!! Hơn nữa, vì giảng đường là thuê lạicủa các trường cấp 1, cấp 2 nên cũng phải chứng kiến những cảnh khóc dở mếu

dở khi những SV đại học cao to cứ phải lom khom ngồi cho vừa bàn ghế của cácem….tiểu học Cơ sở vật chất không đầy đủ như vậy ảnh hưởng đến việc học tậpcủa SV là một vấn đề không cần phải bàn cãi thêm

1.3 Phương pháp thống kê nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập.

1.3.1 Phương pháp bảng, đồ thị

 Khái niệm, tác dụng của bảng thống kê

Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụngcủa nó với giai đoạn phân tích thống kê, cần phải trình bày kết quả tổng hợptheo 1 hình thức thống nhất và thuận lợi, đó chính là bảng thống kê

Có các loại bảng thống kê là bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kếthợp

Ý nghĩa và tác dụng: là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê mộtcách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượngcủa hiện tượng nghiên cứu Các tài liệu trong bảng thống kê được sắp xếp theo 1cách khoa học, nên có thể giúp ta tiến hành mọi việc so sánh, đối chiếu, phântích theo các phương pháp khác nhau, nhằm nêu lên sâu sắc bản chất của hiệntượng

 Đặc điểm vận dụng phương pháp bảng thống kê trong đề tài

Trang 20

Trong đề tài này,chúng em chủ yếu sử dụng loại bảng thống kê dưới dạngkết hợp Cụ thể là:các thông tin thu thập được từ cuộc điều tra đều được phântích dưới dạng kết hợp và phân chia theo khóa,theo giới tính, theo khối thi…Bằng cách phân chia một cách tỉ mỉ và chi tiết như vậy nhờ phần mềm SPSS,chúng em dễ dàng phân tích được các vấn đề có liên quan đến các nhân tố ảnhhưởng đến kết quả học tập của SV KTQD trong đề tài.

1.3.2 Phân tổ thống kê

a Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức nào đó để tiếnhành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chấtkhác nhau

Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của phân tíchthống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kêkhác

Phân tổ nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: phân chia các loại hình kinhtế- xã hội của hiện tượng nghiên cứu; biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiêncứu; biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức

b Các loại phân tổ:

Căn cứ vào nhiệm vụ của phân tổ thống kê: phân tổ phân loại, phân tổ kếtcấu và phân tổ liên hệ

Căn cứ vào số lượng của tiêu thức phân tổ: phân tổ giản đơn, phân tổ kếthợp, phân tổ nhiều chiều

1.3.3 Phương pháp hồi quy tương quan

Định nghĩa hồi quy tương quan

Phân tích hồi quy là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến là biến phụthuộc hay còn được gọi là biến giải thích vào một hay nhiều biến khác là biếnđộc lập hay còn được gọi là biến giải thích Với ý tưởng cơ bản là ước lượng hay

dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở đã biết của biến độc lập

Trang 21

Ví dụ: Chúng ta đang rất quan tâm đến mối liên hệ giữa điểm thi đại học,thời gian tự học, phương pháp dạy của GV, sự cạnh tranh… đến kết quả học tậpcủa sinh viên Vậy ở đây biến phụ thuộc là điểm tích lũy trong các kì học trêngiảng đường đại học của SV, còn biến giải thích hay còn gọi là biến độc lập ởđây là điểm thi đại học, thời gian tự học, phương pháp dạy của GV, sự cạnhtranh …

 Các vấn đề mà phân tích hồi quy giải quyết được

Phân tích hồi quy giải quyết các vấn đề sau đây

- Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc dựa vào các giá trị

đã biết của biến độc lập

- Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc

- Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị củabiến độc lập

 Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ

Căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể mà chọn ra một, hai, ba tiêu thứcnguyên nhân và một tiêu thức kết quả Các tiêu thức nguyên nhân được chọn là cáctiêu thức có ảnh hưởng lớn tới tiêu thức kết quả Để giải quyết tốt vần đề này đòi hỏiphải có sự phân tích một cách sâu sắc bản chất của mối liên hệ trong điều kiện lịch

sử cụ thể Đây là vấn đề đầu tiên quyết định sự thành công của nghiên cứu hồi quytương quan

Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa một tiêu thức nguyên nhân vàmột tiêu thức kết quả (Mô hình hồi quy tuyến tính đơn) Mô hình hồi quy tuyến tínhđơn có thể là mô hình tuyến tính hoặc mô hình phi tuyến tính Hoặc có thể xây dựng

mô hình hồi quy giữa một tiêu thức kết quả và nhiều tiêu thức nguyên nhân, mô hìnhnày thường được xây dựng dưới dạng tuyến tính và được gọi là mô hình hồi quytuyến tính bội

 Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ

Trang 22

Việc đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan được thực hiệnthông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ số tương quanbội , hệ số tương quan riêng phần Dựa vào kết quả tính toán có thể kết luậnđược mức độc chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhận thức hiện tượngđược sâu sắc, từ đó đề ra những biện pháp cụ thể

Trang 23

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT

QUẢ HỌC TẬP CỦA SV HỆ CHÍNH QUI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTQD

VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

2.1 Thiết kế phương án điều tra thu thập thông tin.

Để có được những số liệu thực tế, từ đó đưa ra những phân tích chân thựcnhất phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành một cuộcđiều tra trong SV hệ chính qui 4 khóa đang học tập tại trường

2.1.1 Mục đích cuộc điều tra

Cuộc điều tra được tiến hành nhằm những mục đích sau đây:

 Thứ nhất, đưa ra cái nhìn toàn cảnh và bao quát về kết quả học tậphiện tại và thực trạng, thái độ trong học tập của SV hệ chính qui trường đại họcKTQD

 Thứ hai, nghiên cứu các nguyên nhân, lí do chủ quan và khách quandẫn đến kết quả học tập như vậy của SV, cũng chính là việc xác định các nhân tốảnh hưởng đến kết quả đó Từ đó, phân tích xem xác nhân tố đó có ảnh hưởngkhông, ảnh hưởng như thế nào, tích cực hay tiêu cực và mức độ ảnh hưởng của mỗinhân tố ra sao?

 Thứ ba, từ việc phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố, đưa

ra các kiến nghị và giải pháp từ phía gia đình, nhà trường, xã hội và chính bảnthân SV để cải thiện kết quả học tập của SV trường KTQD

2.1.2 Đối tượng, đơn vị và phạm vi điều tra.

Đối tượng, đơn vị điều tra là SV hệ chính quy đang học tại trường đại họcKTQD Với số lượng tuyển sinh mỗi năm trung bình 4000 SV, SV hệ chính qui

là nguồn đào tạo chính của trường Việc đào tạo ra các thế hệ sinh viên chínhqui với chất lượng cao phục vụ cho xã hội luôn là mục tiêu được đặt lên hàngđầu của nhà trường, đặc biệt với một ngôi trường đầu ngành về kinh tế nhưtrường đại học KTQD.Bởi vây, việc nghiên cứu kết quả để phục vụ cho chínhviệc nâng cao chất lượng học tập của SV hệ chính qui là một điều dễ hiểu

Trang 24

Phạm vi: trường đại học KTQD

2.1.3 Nội dung điều tra.

Với mỗi đề tài nghiên cứu, thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp và quyết định đến kết quả của đề tài Việc lựa chọn phươngpháp thu thập thông chính xác là điều kiện tiên quyết để kết quả thu thập được

có độ chính xác cao và đảm bảo tính khách quan cho nguồn số liệu

Điều tra xã hội học là một trong những phương pháp thu thập thông tinhữu hiệu và ngày càng được áp dụng phổ biến, linh hoạt cho nhiều đối tượng,phạm vi nhất là trong điều kiện thông tin ngày càng đa dạng phong phú như hiệnnay Điều tra xã hội cung cấp cho sinh viên các kĩ năng về thiết kế nghiên cứu,xây dựng phương án điều tra hoàn chỉnh; kĩ thuật câu hỏi bảng hỏi; phươngpháp xử lý tài liệu thu thập được Tại trường Đại học KTQD, không chỉ SVchuyên ngành Thống kê mà tất cả các SV khối ngành kinh tế đều được trang bịkiến thức về môn học này Vận dụng kiến thức điều tra xã hội học, nhóm điềutra sử dụng phương pháp Anket để tiến hành thu thập thông tin, mà cụ thể làphương pháp điều tra bằng bảng hỏi tại chỗ kết hợp với phát bảng hỏi quainternet:

Khái niệm phương pháp phỏng vấn AnketPhương pháp Anket là phương pháp phỏng vấn mà người hỏi vắng mặt,giữa người hỏi và người trả lời chỉ có sự tiếp xúc thông qua bảng hỏi, người trảlời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi

Đặc điểm:

- Trong phương pháp này, người hỏi và người trả lời không trực tiếpgặp nhau

- Bảng hỏi là cầu nối duy nhất giữa người hỏi và người trả lời

- Người được hỏi phải tự điền câu trả lời vào bảng hỏi

Ưu điểm:

- Dễ tổ chức: chỉ cần có bảng hỏi được thiết kế sẵn là có thể tiếnhành điều tra, phỏng vấn mà không cần phải gặp trực tiếp với người trả lời

Trang 25

- Nhanh chóng: bằng phương pháp này việc điều tra có thể tiến hànhvới nhiều người cùng một lúc, tranh thủ giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học đểphát bảng hỏi đến tận tay các SV và có thể thu lại ngay hoặc chờ giờ ra chơi tiếtsau để thu lại Hơn nữa còn có thể nhờ người quen trong các khóa lớp để phátbảng hỏi tới các lớp mà không cần trực tiếp đến phát bảng hỏi cho SV.

- Câu trả lời mang tính khách quan vì người hỏi và người trả lời cóthể không trực tiếp gặp nhau mà chỉ thông qua một người thứ ba, câu trả lời củangười được hỏi sẽ không bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người phỏngvấn

- Đảm bảo tính khuyết danh: người trả lời chỉ phải điền câu trả lờithông qua bảng hỏi, mọi thông tin sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đối

- Hơn thế nữa đối tượng được điều tra là sinh viên trường Đại họcKTQD,đều là những người có học vấn, trình độ, do đó lượng thông tin thu đượcđảm bảo độ chính xác cao mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp để giải thích cho

họ hiểu rõ nội dung câu hỏi

Điều tra qua internetHiện nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiềutiện ích, việc trao đổi thông tim qua internet trở nên rất phổ biến Đa số các bạn

SV đều sử dụng internet mỗi ngày Vì vậy việc gửi phiếu điều tra qua internetvào các hòm thư điện tử (email); facebook hay yahoo trở nên dễ dàng hơn, lại cóthể điều tra với nhiều người cùng một lúc mà không phải gặp gỡ, tiết kiệm thờigian và chi phí khi điều kiện điều tra là SV Nhờ tiện ích của việc thiết kế bảnghỏi trên công cụ thiết kế Google Docs giúp cho những SV được phỏng vấnkhông mất quá nhiều thời gian cho việc trả lời, chỉ cần bỏ ra từ 5 đến 10 phút là

đã có thể hoàn thành xong phiếu trả lời của mình Mặt khác, việc thực hiện điềutra thông qua công cụ thiết kế bảng hỏi trên Google Docs còn giúp điều tra viêntổng hợp luôn kết quả điều tra khi nhận được câu trả lời từ người được hỏi

Dưới đây là những phân tích đi sâu vào nội dung, cách sắp xếp câu từng câu hỏi trong bảng hỏi.

Trang 26

Phần I trong bảng hỏi là những câu hỏi về thông tin cá nhân của đối tượngđiều tra bao gồm thông tin về lớp, khóa, khoa, giới tính, và chỗ ở hiện tại Việctìm hiểu những thông tin trên nhằm mục đích đưa ra những kết luận xem giữacác nhóm đối tượng có sự khác nhau về vấn đề điều tra hay không và nếu khácnhau thì mức độ khác nhau như thế nào

Phần II là những câu hỏi đi sâu vào phân tích nội dung chính của cuộcđiều tra, gồm những thông tin về các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quanảnh hưởng đến kết quả học tập của SV

Điểm tích lũy và sự phân bố điểm tích lũy của SV: gồm câu 1 và câu 2

Câu hỏi 1 là câu đầu tiên đi vào nội dung chính của vấn về điều tra Đây

là câu hỏi nhằm thu thập thông tin về kết quả học tập của SV tích lũy đến thờiđiểm hiện tại Nhờ vào đó mà ta có thể đưa ra phân tích về các nhân tố kháchquan, chủ quan có tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả học tập cuối cùngcủa SV

Câu hỏi 2 cho biết kết quả học tập của SV cao thấp theo những nhóm mônhọc như thế nào Điểm thấp ở các môn thiên về lí thuyết, các môn xã hội; cao ởcác môn tự nhiên, thiên về tính toán; điểm cao ở các môn thiên về lí thuyết, cácmôn xã hội; thấp ở các môn tự nhiên, thiên về tính toán; điểm các môn ngangnhau; hay điểm cao, thấp không căn cứ đó là nhóm môn nào Tùy vào đặc điểmhọc tập của SV mà kết quả học tập cũng cao, thấp ở các nhóm môn học khácnhau

 Các nhân tố chủ quan gồm:

Mức trợ cấp của gia đình đối với SV: câu 3

Câu hỏi 3 là một câu hỏi trực tiếp, tìm hiểu xem mức trợ cấp hàng thángcủa SV từ gia đình là bao nhiêu Câu hỏi đưa ra một số mức trợ cấp hợp lý từ giađình như: dưới 1 triệu đồng; từ 1 triệu đồng đến dưới 1,5 triệu đồng; từ 1,5 triệuđồng đến dưới 2,5 triệu đồng hay từ 2,5 triệu đồng trở lên

Vấn đề đi làm thêm của SV: gồm các câu 4, 5 và 6

Câu hỏi 4 là câu hỏi lọc, giúp phân loại đối tượng, xem đối tượng cóthuộc thành phần trả lời câu hỏi tiếp theo hay không, nếu có sẽ chuyển đến trả

Trang 27

lời câu hỏi dành riêng cho đối tượng này Trong câu hỏi này có sử dụng bướcnhảy, giúp chuyển sang câu tiếp theo theo đúng logic SV có thể có hoặc không

đi làm thêm, câu hỏi này để phân loại hai đối tượng trên Với đối tượng có đilàm thêm thì sẽ chuyển xuống trả lời tiếp câu 5, nếu không sẽ chuyển xuống trảlời câu 7

Câu hỏi 5 và 6 là 2 câu hỏi dành riêng cho những SV có đi làm thêm trảlời Câu hỏi nhằm thu thập những thông tin về thời gian mà SV dành ra để đilàm thêm mỗi tuần và khoản thu nhập mà SV nhận được tương ứng với lượngthời gian đó

Vấn đề tự học của SV: gồm các câu hỏi 7, 8 và 9

Với hai câu hỏi 7 và 8 nhóm nghiên cứu đưa ra nhằm thu thập thông tin

về thời gian tự học và phương pháp tự học của SV Với các mức thời gian tự họcdưới 1 giờ; từ 1 giờ đến dưới 2 giờ; từ 2 giờ đến dưới 4 giờ; từ 4 giờ trở lên;cùng với phương pháp học thích hợp: học bài nào xào bài ấy, đến lúc gần thimới học, … tác động trực tiếp đến kết quả học tập của SV Câu hỏi 8 là câu hỏinửa đóng, nhằm có được những con số cụ thể về thời gian tự học hang ngày củamỗi SV

Câu hỏi 9 là câu hỏi dành cho tất cả các đối tượng trả lời, nhằm thu thậpmức độ thường xuyên lên thư viện của SV

Thời gian vui chơi giải trí và hoạt động ngoại khóa: câu 10 và câu 11

Câu 10 và câu 11 để tìm hiểu xem thời gian mà SV bỏ ra để vui chơi giảitrí hay tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường là bao lâu

 Các nhân tố khách quan:

Việc có người yêu: gồm các câu hỏi 12 và 13

Câu 12 là câu hỏi đầu tiên đi vào nghiên cứu những nhân tố khách quantác động đến kết quả học tập của SV Câu hỏi này nhằm phân loại 2 đối tượng

SV có người yêu và chưa có người yêu Trong câu hỏi có sử dụng bước nhảy,giúp chuyển sang câu hỏi tiếp theo cho từng đối tượng theo đúng logic của câuhỏi Với đối tượng SV đã có người yêu thì tiếp tục trả lời câu hỏi 13, còn đối với

SV chưa có người yêu thì chuyển xuống trả lời câu 14

Trang 28

Câu 13 là câu hỏi về sự ảnh hưởng của việc có người yêu đến kết quả họctập của SV Đây là câu hỏi nửa đóng, người trả lời có thể lựa chọn nhiều phương

án Câu hỏi đưa ra một số ảnh hưởng đến việc học của SV khi có người yêu như:Tạo động lực để học tập, làm mất thời gian để học tập hay nhắn tin gọi điện chongười yêu làm mất tập trung khi học bài,… Ngoài những lý do nêu trên, câu hỏinửa đóng nhằm thu thập thêm một số ảnh hưởng khác của việc có người yêu đếnkết quả học tập của SV

Khoảng cách từ nơi ở hiện tại đến trường:

Câu 14 là câu hỏi dành cho đối tượng SV không ở nội trú (không ở trong

ký túc xá của trường) Câu hỏi này nhằm thu thập thông tin về khoảng cách từnơi ở của SV đến trường nhằm phục vụ cho việc phân tích xem có sự khác nhau

về kết quả học tập của SV giữa các khoảng cách từ nơi ở đến trường hay không

Phương pháp giảng dạy của giảng viên: gồm 2 câu hỏi 15 và 16

Câu 15, 16 là nhóm câu hỏi đánh giá, nêu lên quan điểm của SV về sự ảnhhưởng của phương pháp giảng dạy của giảng viên: mức độ ảnh hưởng của cáchgiảng dạy đến các bạn và trong số rất nhiều các phương pháp hiện có thì các bạnyêu thích phương pháp giảng dạy nào?

Trang thiết bị giảng dạy, cơ sở hạ tầng: Câu 17

Câu hỏi nhằm tìm hiểu xem các thiết bị giảng dạy và cơ sở vật chất củanhà trường sẽ gây hứng thú học tập cho SV hay không có ảnh hưởng gì tới việchọc của các bạn

Sự cạnh tranh trong môi trường học tập: Câu 18

Đây là câu hỏi nhằm xác định chiều hướng ảnh hưởng của sự cạnh tranh tronghọc tập đối với SV Liệu rằng sự cạnh tranh gay gắt sẽ là động lực thôi thúc cácbạn học tập thêm hăng say hay tác động theo chiều ngược lại, tức tạo áp lựckhiến SV thêm

2 câu hỏi cuối là các câu hỏi về quan điểm, thái độ của SV về các biệnpháp mà nhà trường nên sử dụng để nâng cao kết quả học tập cho SV cũng như

Trang 29

về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của SV.Trong đó:

Câu 19 là sự đánh giá mức độ quan trọng của các biện pháp nhà trườngnên sử dụng nhằm nâng cao chất lượng học tập của SV như: Điểm danh, kiểmtra bài thường xuyên; nghiêm túc thực hiện quy chế thi; học bổng có nhiều mứctheo kết quả thi từng học kỳ; cho nhiều chuyên đề nghiên cứu và bài tập lớn; vànộp lệ phí cao khi học lại

Câu 20 là sự đánh giá về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởngtới kết quả học tập của SV Ở đây nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhân tố như:Trợ cấp hàng tháng của SV;thời gian tự học hàng ngày; trợ cấp hàng tháng củaSV;thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa trong tuần; thời gian tham giacác câu lạc bộ học thuật: tiếng anh, nghiên cứu khoa học….; thời gian làm thêmtrong tuần; Thời gian vui chơi giải trí trong ngày; giới tính;có người yêu;phương pháp học tập của SV.Bằng cách thức cho điểm theo thứ tự mức độ hiệuquả của các nhân tố giảm dần từ 1 đến hết, chúng ta có thể tìm hiểu được nhữngnhân tố quan trọng, quyết định đến kết quả học tập của SV, nhằm đưa ra cácphương pháp hợp lý giúp SV đạt được kết quả học tập cao hơn

2.2 Phương pháp nhập và xử lí số liệu.

2.2.1 Đóng các câu hỏi mở và câu hỏi nửa đóng

Khi thiết kế bảng hỏi, nhóm điều tra đã sử dụng cả 3 loại câu hỏi là: câuhỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi nửa đóng Trong đó, câu hỏi mở là câu hỏikhông có sẵn phương án trả lời mà các phương án trả lời do đối tượng trả lời tựnghĩ ra; còn câu hỏi nửa đóng là loại câu hỏi kết hợp giữa câu hỏi đóng và câuhỏi mở Trong khi đó, câu trả lời của người được phỏng vấn rất đa dạng, muônmàu muôn vẻ Bởi vậy, để tiện cho việc xử lí dữ liệu, nhóm điều tra đã tiến hànhlấy những ý kiến có nhiều SV trả lời nhất làm phương án trả lời cho các câu hỏi

mở và câu hỏi nửa đóng Cụ thể là:

Câu 12: Khi được hỏi “Việc có người yêu ảnh hưởng thế nào đến việc họctập?”, có 2 luồng ý kiến khác được đa số các bạn SV đưa ra là “không ảnh

Trang 30

hưởng” và “Kết hợp cả phương án 1 và 3” Bởi vậy ta sẽ chọn 2 phương án nàylàm phương án trả lời.

Câu 15: Ngoài 3 phương pháp giảng dạy có sẵn do nhóm điều tra đưa ra

để SV lựa chọn, có nhiều SV lựa chọn phương pháp giảng dạy khác Trong các

ý kiến đó, chủ yếu SV trả lời “kết hợp phương pháp 2 và 3”, tức là kết hợp giữaphương pháp dạy bằng giáo án điện tử và cho SV tự học Vì vậy đây được chọnlàm phương án trả lời cho câu hỏi nửa đóng này

2.2.2 Mã hóa dữ liệu

Vì trong bảng hỏi chỉ gồm các câu hỏi đóng và nửa đóng nên nhóm lựachọn cách mã hóa trước, tức là gán các mã số vào từng phương án trả lời trongmỗi câu hỏi Hệ thống các câu hỏi và phần mã hóa tương ứng được mô tả trongBảng mô tả các thông tin cần thu thập (Phụ lục)

2.3 Tổng hợp và phân tích dữ liệu.

2.3.1 Mô tả kết quả điều tra.

Theo phương thức điều tra chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, nhóm điều tra

đã phát 360 phiếu điều tra và thu lại được 303 phiếu Trong đó có 22 phiếu đượcsoạn trên Google Docs và người trả lời gửi qua email Số lượng phiếu thu đượcphân theo các tiêu thức cụ thể như sau:

Trang 31

B ng 2.1: K t qu i u tra ảng 1.1: Cơ cấu điểm thành phần ết quả điều tra ảng 1.1: Cơ cấu điểm thành phần điểm thành phần ều tra Tiêu thức Số phiếu trả lời Tổng Số phiếu khuyết Tổng

 Theo giới tính: Số lượng phiếu thu được của SV nữ so với SV nam

là 175/126 Điều này rất hợp lí vì thực tế trường Đại học KTQD là trườngchuyên về kinh tế nên số lượng SV nữ đông hơn so với số SV nam

 Theo khối thi Đại học: Số lượng phiếu của SV thi khối A gấp 5.66lần so với số SV thi khối D Kết quả này là hệ quả trực tiếp của chỉ tiêu tuyểnsinh đại học phân theo khối A, D của nhà trường Thực tế, số SV thi khối D tậptrung chủ yếu ở khoa Ngoại ngữ kinh tế, còn ở các khoa và chuyên ngành khác,con số này khá nhỏ

 Theo khóa: tỉ lệ phiếu thu được của 3 khóa 51, 52, 53 khá đồngđều, Duy chỉ có khóa 50, số phiếu thu được thấp nhất, không bằng 1 nửa so vớikhóa 51, 52 Nguyên nhân là do, SV khóa 50 là những SV năm cuối, một phần

đã tốt nghiệp sớm từ kì trước, còn lại chủ yếu đang đi thực tập cuối khóa nênviệc thu được phiếu điều tra từ khóa 50 là khá khó khăn so với các khóa còn lại

 Theo nơi ở hiện tại: Số phiếu thu được thấp nhất là từ nhóm SV ởcùng gia đình và cao nhất là từ nhóm SV ở trọ Vì đa số SV trường ta là SV

Trang 32

ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ bên ngoài, còn số SV được ở cùng gia đình, ngườithân hoặc có hộ khẩu tại Hà Nội là rất ít.

2.3.2 Phân tích kết quả điều tra.

Từ những thông tin đã thu thập được, nhóm điều tra lần lượt đi vào phântích từng nhóm thông tin Phần phân tích này sử dụng chủ yếu phương phápbảng và biểu đồ Sau khi phân tích các thông tin này, chúng tôi sẽ dùng kiểmđịnh Chi Square để kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập đó với kết quảhọc tập của SV

Cặp giả thuyết của các kiểm định này là;

H0: hai vấn đề độc lập nhau

H1: hai vấn đề phụ thuộc nhau

Nếu tiêu chuẩn kiểm định < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ và ngược lại

2.3.2.1 Tình hình điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD

Bảng 2.2: i m thi Điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD ểm thành phần điểm thành phầnại học đầu vào của SV KTQD ọc đầu vào của SV KTQD điểm thành phầnần i h c u v o c a SV KTQD ành phần ủa SV KTQD Theo giới tính Theo khối thi Theo khóa

24.34 23.81 24.30 23.57 24.49 24.62 23.89 23.39

TB: 24.03

Ta thấy, điểm thi vào trường trung bình của SV nam lớn hơn so với SV

nữ và điểm thi của khối A cũng cao hơn của khối D Điều này rất dễ lý giải, dotrường ta tuyển sinh Đại học theo 2 khối A và D1 Các môn thiên về tính toáncủa khối A lại thường là thế mạnh của các bạn nam bởi tư duy nhanh nhạy, tưchất thông minh Trong khi đó, khối D1 lại gần như được SV nữ “thống trị”, đâycũng là khối thi có 2 môn xã hội là Ngữ văn và Tiếng Anh, việc đạt được điểmtối đa là gần như không có, và cũng đòi hỏi những yêu cầu rất riêng biệt để cóthể đạt được điểm cao

Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích một cách độc lập điểm đầu vào thì sẽ khôngcho nhiều ý nghĩa thống kê Vì vậy, sau đây, ta sẽ phân tích điểm tích lũy saucác kỳ học của SV khi đã vượt qua kì thi đại học và học tập tại ngôi trường màmình mơ ước Liệu rằng, nam SV có tiếp tục đạt điểm tích lũy cao hơn nữ sinh

Trang 33

không? Các bạn thi khối D1 đạt kết quả học tập so với các bạn thi khối A nhưthế nào?

2.3.2.2 Tình hình điểm tích lũy của SV KTQD

Dưới 6.0

Từ 6.0 đến dưới 7.0

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu điểm tích lũy của

SV khóa 50

Dưới 6.0

Từ 6.0 đến dưới 7.0

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu điểm tích lũy

của SV khóa 51

Dưới 6.0

Từ 6.0 đến dưới 7.0

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu điểm tích lũy của

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu điểm tích lũy

của SV khóa 53

Qua biểu đồ trên, ta dễ dàng thấy được tình hình kết quả học tập của SVkhóa 50 Điểm tích lũy phổ biến của SV trong số 38 phiếu điều tra thu được củakhóa 50 là từ 7,0 đến dưới 8,0 với tỷ trọng trong cơ cấu điểm tích lũy chiếm tới52,63% Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu điểm tiếp theo là từ 8,0 đến dưới 9,0với 28,95% Khoá 50 chính là lớp SV năm cuối của trường, cơ cấu điểm nhưtrên cũng có nghĩa là tỷ lệ SV ra trường với tấm bằng khá và bằng giỏi chiếm sốđông với tỉ lệ tương ứng là trên 50% SV loại khá và gần 30% SV loại giỏi.Trong khi đó, SV đạt kết quả trung bình (từ 6.0 đến dưới 7.0) và loại xuất sắc

Trang 34

(từ 9.0 trở lên) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất, tương ứng chỉ là 2 SV trong tổng số gần 40

SV điều tra được.Kết quả này rất phù hợp với thực tế chất lượng đầu ra hiện naycủa trường Đại học KTQD

Ta nhận thấy, cơ cấu điểm tích lũy của SV khóa 51 khá tương đồng vớikhóa 50 khi tỉ lệ SV đạt điểm trung bình học tập loại khá vẫn chiếm tỉ lệ lớn.Thậm chí, tỉ lệ SV đạt kết quả từ 7,0 đến 8,0 của khóa 51 so với khóa 50 cònnhỉnh hơn 1.7% Tuy nhiên, tỉ lệ SV đạt điểm giỏi (từ 8,0 đến dưới 9,0) củakhoá 51 lại thấp hơn của khóa 50; với chỉ 17,3% so với 28,9% và tỉ lệ SV loạitrung bình cũng gần gấp đôi khóa 50 (23,5% so với 13,2%) Lý do cũng bởi, sovới chặng đường về đích của khóa 50 thì SV khóa 51 mới đang bước vào giaiđoạn tăng tốc, nước rút Đây là thời điểm những SV năm thứ 3 tâp trung cao độcho việc học tập, không chỉ thể hiện ở thái độ nghiêm túc mà còn là những

“chính sách” nhằm cải thiện điểm số học tập của mình như: học nâng điểm, thinâng điểm, thậm chí là học thêm môn khác trong tổ hợp lựa chọn của môn học

đó với hi vọng sẽ đạt điểm số cao hơn môn học cũ trong tổ hợp đó Hơn nữa,năm thứ 3, SV còn có rất nhiều cơ hội nâng cao điểm số của mình với các mônchuyên ngành Bằng những sự cố gắng đó, chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằngnhững sinh viên của khóa 51 sẽ ra trường với kết quả học tập phù hợp với sự nỗlực và khả năng cao nhất như có thể của mình

Với cơ cấu điểm tích lũy của khóa 52, ta cũng dễ dàng nhận thấy, cơ cấucủa loại điểm từ 7.0 đến dưới 8.0 vẫn chiếm ưu thế với 54.5% Tuy nhiên, sựchênh lệch giữa cơ cấu điểm trung bình và điểm khá lại nhỏ hơn rất nhiều so với

sự chênh lệch của khóa 50 và 51 và gần như là tiến tới trạng thái cân bằng(21.2% và 19.2%), chỉ chênh lệch 2%; trong khi ở khóa 50 và 51, con số này lầnlượt là 15.7% và 6.2%

Trong cơ cấu điểm của khóa 53, đã có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỉ trọngcủa nhóm điếm trung bình và nhóm điểm khá nhưng sự ưu thế lại là nhóm điểmtrung bình, tức từ 6.0 đến dưới 7.0 Trong khi đó, nhóm điểm kết quả học tậpđược đánh giá là kém, dưới 6.0 lại chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu điểm so 3khóa còn lại Sở dĩ có kết quả này là do: SV của khóa 53 là những SV năm nhất,vừa mới ngồi trên ghế giảng đường đại học không lâu, môi trường học tập ở bậc

Trang 35

đại học lại hoàn toàn khác so với những gì các bạn đã được tiếp xúc khi còn học

ở cấp phổ thông Bởi vậy, chắc chắn rằng những tân SV này cần có thời gian đểlàm quen với chương trình học tập ở bậc đại học Trong những bỡ ngỡ đó, bỡngỡ đáng ngại nhất đối với tân SV có lẽ là phương pháp học Nếu cứ áp dụngmột cách máy móc cách học thụ động của bậc phổ thông vào những môn họccủa bậc đại học, một cấp học đòi hỏi sự chủ động, tự học, tự nghiên cứu là chínhthì chắc chắn SV đó không thể đạt được kết quả cao

Biểu đồ 2.5: Điểm tích lũy theo giới tính của SV

Qua số liệu trong bảng và biểu đồ ta thấy, có sự khác biệt về điểm tích lũygiữa SV nam và SV nữ, điều này được thể hiện rõ ràng qua các nhóm điểm tíchlũy Trong cơ cấu của các mức điểm thấp (điểm dưới 6.0 và điểm từ 6.0 đếndưới 7.0) thì SV nam luốn chiếm phần lớn, tương ứng là 74.6% và 54.7% Vàngược lại, trong các nhóm điểm khá, giỏi và xuất sắc thì số lượng SV nữ lại luônchiếm ưu thế với tỉ trọng tương ứng là 64.1%, 61.8% và 66.7%

Như vậy, điểm thi Đại học không hoàn toàn quyết định đến kết quả họctập ở bậc đại học của SV Vì học tập là cả một quá trình, đỗ Đại học với điểm sốcao cũng mới chỉ là bước khởi đầu của quá trình ấy Người ta vẫn thường nói,thành công được quyết định 99% là bởi sự cần cù, và chỉ 1% là do sự thông

Trang 36

minh Dù các bạn SV nam luôn được đánh giá là có tư duy nhanh nhạy hơn các

SV nữ, nhưng lại dễ bị cám dỗ bởi các thú vui ngốn mất nhiều thời gian nhưgame, tụ tập bạn bè….dẫn đến chểnh mảng việc học hành Trong khi, SV nữ lại

có sự chăm chỉ, cẩn thận hơn so với SV nam Điều này lý giải phần nào cho sựchênh lệch về điểm tích lũy trong cơ cấu giới tính của SV Kinh tế quốc dân

Kiểm định mối liên hệ giữa giới tính và kết quả học tập của SV.

Bảng 2.3: Mối liên hệ giữa giới tính và kết quả học tập của SV.

Chi-Square Tests

a 2 cells (20.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 1.27.

Với mức ý nghĩa 5% ta thấy Sig = 0,013 < 0,05 nên giới tính và kết quảhọc tập của SV có liên hệ với nhau

c Xét theo khối thi đại học

Bảng 2.4: i m tích l y phân theo kh i thi Điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD ểm thành phần ũy phân theo khối thi Đại học ối thi Đại học Điểm thi đại học đầu vào của SV KTQDại học đầu vào của SV KTQD ọc đầu vào của SV KTQD i h c

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Từ 7.0 đến dưới 8.0

Từ 8.0 đến dưới 9.0

Trang 37

Biểu đồ 2.6: Điểm tích lũy của SV thi khối A Biểu đồ 2.7: Điểm tích lũy của SV thi khối D

Từ 2 biểu đồ về sự tương quan về điểm tích lũy giữa SV thi vào trườngKTQD khối D và khối A, ta thấy rằng, điểm giỏi của 2 nhóm SV này khá đồngđều nhau với tỉ lệ lần lượt là 19% và 18% Tuy nhiên, trong số lượng SV điều trađược, SV thi khối A lại đạt điểm tích lũy thuộc nhóm trung bình và dưới trungbình nhiều hơn số lượng SV thi khối D.Cụ thể; số SV có điểm tích lũy từ 6.0đến dưới 7.0 chiếm trong số SV thi khối D chỉ là 16%, trong khi tỉ trọng của số

SV này ở nhóm thi khối A lại lên tới 23%.Tỉ lệ này ở nhóm điểm dưới 6.0 cũngchênh lệch nhau 1%

Như vậy, khối thi đại học không hoàn toàn quyết định đến điểm tích lũy

mà SV đạt được trong những năm tháng học tập trên giảng đường đại học Bởi

vì, các môn thi đại học giữa 2 khối A và D có những đặc thù riêng nên xét trênmặt bằng chung thì điểm thi khối D thường thấp hơn khối A Nhưng khi chínhthức trở thành SV, học sinh dù thi khối A hay khối D cũng đều được học nhữngmôn học như nhau, có những quyền lợi trong học tập bình đẳng như nhau, nênviệc đạt kết quả học tập cao hay thấp lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thứchọc tập của mỗi SV

Kiểm định mối liên hệ giữa khối thi và kết quả học tập của SV.

Bảng 2.5: Mối liên hệ giữa khối thi và kết quả học tập của SV

a 3 cells (30.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 46.

Với mức ý nghĩa 5% ta thấy Sig = 0,724 > 0,05 nên khối thi và kết quảhọc tập của SV không có mối liên hệ với nhau

Trang 38

d Xét theo nơi ở hiện tại của SV

Bảng 2.6: Phân lo i n i hi n t i c a SV ại học đầu vào của SV KTQD ơ cấu điểm thành phần ở hiện tại của SV ện tại của SV ại học đầu vào của SV KTQD ủa SV KTQD

Biểu đồ 2.8: Phân loại nơi ở hiện tại của SV

SV các thành, tỉnh lẻ đến học tập tại Hà Nôi hầu hết sinh sống dưới hìnhthức thuê trọ, tỉ lệ này ở trường ta cũng chiếm hơn tới hơn 1 nửa (55%) Nơi ở

có số lượng SV lựa chọn cao thứ 2 là ở nội trú với 29% Điều này rất dễ hiểu, vìvới những SV ngoại tỉnh mới “chân ướt chân ráo” tới thủ đô, mọi thứ đều vôcùng xa lạ, kí túc xá lại là nơi tập trung rất đông các bạn SV có cùng hoàn cảnhnhư vậy, dễ đồng cảm và giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống Hơn nữa, khisống trong kí túc xá, mọi chi phí từ tiền phòng, tiền điện nước đều được hỗ trợ,lại có thể đi bộ tới trường, giảm được gánh nặng cho gia đình nên được rất nhiều

SV lựa chọn

Trang 39

Bên cạnh đó là số ít SV sống cùng gia đình với tỉ lệ 16% Đây thường lànhững SV sinh ra và lớn lên tại Hà Nội hoặc đến sống cùng người thân có tại HàNội.

Bảng 2.7: i m tích l y c a SV phân theo n i hi n t i Điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD ểm thành phần ũy phân theo khối thi Đại học ủa SV KTQD ơ cấu điểm thành phần ở hiện tại của SV ện tại của SV ại học đầu vào của SV KTQD

Chỗ ở hiện tại

Ở cùng gia đình Ở nội trú Ở trọ Số

lượng

Tỉ trọng (%) Số lượng

Tỉ trọng (%) Số lượng

Tỉ trọng (%)

Biểu đồ 2.9: Điểm tích lũy của SV phân theo nơi ở hiện tại

SV các khóa ở trọ, ở nội trú hay ở cùng gia đình thì đều có điểm tích lũyphổ biến là từ 7.0 đến dưới 8.0 với tỉ lệ lần lượt là 62.8%, 50.6% và 52.1% Tuynhiên, trong tỉ lệ SV đạt điểm ở mức trung bình (tức từ 6.0 đến dưới 7.0) thì số

SV ở cùng gia đình lại chiếm tỉ lệ thấp hơn Bởi trong thực tế, mỗi gia đình đều

có những qui định, nguyên tắc sống riêng được đặt ra cho các thành viên Vớivai trò là một thành viên sống trong khuôn khổ đó, người SV đã hình thành chomình những thói quen chuẩn mực nhất định như: tự giác học tập, không được đichơi quá nhiều hay về quá khuya….Vì vậy nên những SV ở cùng gia đìnhthường đạt kết quả học tập khá tốt

Kiểm định mối liên hệ giữa chỗ ở hiện tại và kết quả học tập của SV

Trang 40

Bảng 2.8: Mối liên hệ giữa chỗ ở hiện tại và kết quả học tập của SV

a 10 cells (50.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 01.

Với mức ý nghĩa 5% ta thấy 0,974 > 0,05 nên chỗ ở hiện tại và kết quảhọc tập của SV không có mối liên hệ với nhau

2.3.2.3 Tình hình phân bố điểm tích lũy theo các nhóm môn học của SV

a Mô tả ý kiến trả lời về điểm tích lũy của SV theo nhóm môn học.

Nam Nữ Khối A Khối D1

Điểm cao, thấp không căn cứ đó là nhóm môn nào

Điểm các môn ngang nhau

Điểm cao ở các môn

xã hội, thấp ở các môn

tự nhiên Điểm thấp ở các môn

xã hội, cao ở các môn

tự nhiên

Biểu đồ2.10: Sự phân bố điểm theo nhóm môn học phân theo giới tính

và khối thi của SV

 Sự khác biệt trong sự phân bố điểm tích lũy theo 2 nhóm môn tựnhiên và xã hội giữa SV nam và SV nữ:

Trong khi chỉ có 17.8% số SV nữ có điểm học tập thấp ở các môn xã hội,thiên về lý thuyết, cao ở các môn tự nhiên, thiên về tính toán thì con số này ởnam SV là 22.2% Bên cạnh đó, sự khác biệt này còn tập trung ở chỉ tiêu đo độđồng đều giữa các môn học của SV Chỉ tiêu này được thể hiện trong phương ántrả lời “điểm cao, thấp không căn cứ đó là nhóm môn học nào” Có đến 88 SV ,tương ứng với 50.6% số SV nữ được điều tra lựa chọn câu trả lời này; trong khi

tỉ lệ chọn đáp án này ở SV nam chỉ là 40.5%, tương ứng chỉ 51 SV Như vậy,

Ngày đăng: 11/11/2015, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w