87 cells (96.7%) hve expected count less thn 5 The minimum expected count is 01.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 49 - 50)

Với mức ý nghĩa 5% ta thấy Sig = 0,115 > 0,005 nên thu nhập từ việc làm thêm và kêt quả học tập của SV không có mối liên hệ với nhau.

2.3.2.6. Thời gian tự học

Trong khi các phương pháp học cũ thì thầy cô đóng vai trò chủ đạo trong suốt các tiết học, học sinh chỉ thụ động nghe giảng, ghi chép bài rồi lại học rập khuôn như các cỗ máy. Thế giới ngày càng hiện đại, các phương pháp học tập cũng dần dần thay đổi, SV đã dần trở thành trung tâm của lớp học, thầy cô giáo chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, đưa ra các vấn đề cho sinh viên tự nghiên cứu, thảo luận. Do đó, việc giành thời gian tự học đóng vai trò rất quan trọng tác động trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên. Để nghiên cứu việc tự học của SV, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi “Bạn giành bao nhiêu thời gian tự học mỗi ngày” để đánh giá việc tự học của SV.

Xét theo khóa:

Biểu đồ 2.17: Thời gian tự học mỗi ngày phân theo khóa

Tỷ lệ SV giành thời gian tự học trong các khóa phần lớn là từ 1 giờ đến dưới 2 giờ. Tỷ lệ SV khóa 50 giành thời gian tự học trong khoảng thời gian này là lớn nhất, chiếm 32,5% trong khi đó khóa 52 và khóa 53 cùng là 24%. Tỷ lệ SV giành thời gian tự học trong khoảng từ 1 giờ đến dưới 2 giờ chiếm đa số trong tất cả các khóa học. Đối với khóa 53, là những SV mới vào học năm thứ

nhất tại trường, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và do thói quen học tập từ những năm cấp 3 nên thời gian tự học của khóa này cao hơn so với các khóa khác. Tỷ lệ SV khóa 53 có thời gian tự học từ 2 giờ đến dưới 4 giờ chiếm 36% và từ 4 giờ trở lên cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao là 6,7%.

Xét theo giới tính:

Biểu đồ 2.18: Thời gian tự học hàng ngày phân theo giới tính SV

Ta không khó để nhận thấy, có sự khác nhau giữa SV nam và SV nữ về thời gian tự học ở nhà. SV nữ có thời gian tự học lớn hơn SV nam. Cụ thể là thời gian tự học ở nhà từ 1 giờ đến dưới 2 giờ của SV nữ là 43.3% còn SV nam là 33.6%; thời gian tự học từ 2 giờ đến dưới 4 giờ của SV nữ là 28.1% còn của SV nam là 24%. Từ những con số này cho thấy ý thức tự học của SV nam kém hơn so với SV nữ. Do SV nam thường dễ sa đà vào các thú vui tiêu khiển còn SV nữ lại thường có sự chăm chỉ hơn có sự chênh lệch về thời gian dành cho việc tự học cũng là điều không khó lí giải.

Kiểm định mối liên hệ giữa thời gian tự học và kết quả học tập của SV.

Bảng 2.15: Mối liên hệ giữa thời gian tự học và kết quả học tập của SV

Chi-Square Tests

Value df

Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 28.197(a) 16 .030

Likelihood Ratio 31.141 16 .013

Linear-by-Linear

Association 13.770 1 .000

N of Valid Cases 292

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 49 - 50)