Tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 30 - 32)

2.3.1. Mô tả kết quả điều tra.

Theo phương thức điều tra chọn mẫu một cách ngẫu nhiên, nhóm điều tra đã phát 360 phiếu điều tra và thu lại được 303 phiếu. Trong đó có 22 phiếu được soạn trên Google Docs và người trả lời gửi qua email. Số lượng phiếu thu được phân theo các tiêu thức cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kết quả điều tra

Tiêu thức Số phiếu trả lời Tổng Số phiếu khuyết Tổng

Giới tính Nam 126 301 2 303 Nữ 175 Khối thi Đại học A 249 293 10 303 D1 44

Khóa 50 40 300 3 303 51 83 52 100 53 77 Nơi ở Ở cùng gia đình 44 301 2 303 Ở nội trú 88 Ở trọ 169

Số phiếu điều tra được phân phát một cách ngẫu nhiên nhưng lượng thông tin thu được cũng đã phản ánh khá chính xác so với thực tế. Cụ thể:

 Theo giới tính: Số lượng phiếu thu được của SV nữ so với SV nam là 175/126. Điều này rất hợp lí vì thực tế trường Đại học KTQD là trường chuyên về kinh tế nên số lượng SV nữ đông hơn so với số SV nam.

 Theo khối thi Đại học: Số lượng phiếu của SV thi khối A gấp 5.66 lần so với số SV thi khối D. Kết quả này là hệ quả trực tiếp của chỉ tiêu tuyển sinh đại học phân theo khối A, D của nhà trường. Thực tế, số SV thi khối D tập trung chủ yếu ở khoa Ngoại ngữ kinh tế, còn ở các khoa và chuyên ngành khác, con số này khá nhỏ.

 Theo khóa: tỉ lệ phiếu thu được của 3 khóa 51, 52, 53 khá đồng đều, Duy chỉ có khóa 50, số phiếu thu được thấp nhất, không bằng 1 nửa so với khóa 51, 52. Nguyên nhân là do, SV khóa 50 là những SV năm cuối, một phần đã tốt nghiệp sớm từ kì trước, còn lại chủ yếu đang đi thực tập cuối khóa nên việc thu được phiếu điều tra từ khóa 50 là khá khó khăn so với các khóa còn lại.

 Theo nơi ở hiện tại: Số phiếu thu được thấp nhất là từ nhóm SV ở cùng gia đình và cao nhất là từ nhóm SV ở trọ. Vì đa số SV trường ta là SV ngoại tỉnh phải thuê nhà trọ bên ngoài, còn số SV được ở cùng gia đình, người thân hoặc có hộ khẩu tại Hà Nội là rất ít.

2.3.2. Phân tích kết quả điều tra.

Từ những thông tin đã thu thập được, nhóm điều tra lần lượt đi vào phân tích từng nhóm thông tin. Phần phân tích này sử dụng chủ yếu phương pháp bảng và biểu đồ. Sau khi phân tích các thông tin này, chúng tôi sẽ dùng kiểm

định Chi Square để kiểm định mối liên hệ giữa các biến độc lập đó với kết quả học tập của SV.

Cặp giả thuyết của các kiểm định này là; H0: hai vấn đề độc lập nhau

H1: hai vấn đề phụ thuộc nhau

Nếu tiêu chuẩn kiểm định < 0.05 thì giả thuyết H0 bị bác bỏ và ngược lại

2.3.2.1. Tình hình điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD

Bảng 2.2: Điểm thi đại học đầu vào của SV KTQD

Theo giới tính Theo khối thi Theo khóa

Nam Nữ A D1 50 51 52 53

24.34 23.81 24.30 23.57 24.49 24.62 23.89 23.39TB: 24.03 TB: 24.03

Ta thấy, điểm thi vào trường trung bình của SV nam lớn hơn so với SV nữ và điểm thi của khối A cũng cao hơn của khối D. Điều này rất dễ lý giải, do trường ta tuyển sinh Đại học theo 2 khối A và D1. Các môn thiên về tính toán của khối A lại thường là thế mạnh của các bạn nam bởi tư duy nhanh nhạy, tư chất thông minh. Trong khi đó, khối D1 lại gần như được SV nữ “thống trị”, đây cũng là khối thi có 2 môn xã hội là Ngữ văn và Tiếng Anh, việc đạt được điểm tối đa là gần như không có, và cũng đòi hỏi những yêu cầu rất riêng biệt để có thể đạt được điểm cao.

Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích một cách độc lập điểm đầu vào thì sẽ không cho nhiều ý nghĩa thống kê. Vì vậy, sau đây, ta sẽ phân tích điểm tích lũy sau các kỳ học của SV khi đã vượt qua kì thi đại học và học tập tại ngôi trường mà mình mơ ước. Liệu rằng, nam SV có tiếp tục đạt điểm tích lũy cao hơn nữ sinh không? Các bạn thi khối D1 đạt kết quả học tập so với các bạn thi khối A như thế nào?

2.3.2.2. Tình hình điểm tích lũy của SV KTQD

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w