Những nhân tố ảnh hưởng, đến kết quả học tập ,của sinh viên năm cuối, trường ĐH Lao động Xã hội
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
BÁO CÁO ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
NHỮNG NHÂN TỔ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
TRƯỜNG LAO ĐỘNG -XÃ HỘI (CS2)
NHÓM 5
Lớp: ĐH14NL1
Tp Hồ Chí Minh, tháng 09/ 20
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN BỘ MÔN
Trang 3
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 5
1 Hà Thị Linh Chi (nhóm trưởng)
2 Vũ Quỳnh Hương
3 Vũ Việt Long
4 Trần Lê Linh Chi
5 Đặng Mỹ Dung
6 Nguyễn Thùy Dương
7 Huỳnh Vũ Thiện Hiếu
8 Trương Thị Mỹ Hương
9 Lê Nguyễn Ngọc Huyền
10 Nguyễn Đình Sáng
11 Võ Thị Hồng Phượng
12 Quách Phương Quỳnh Như
13 Bùi Thị Kim Thoa
14 Hoàng Xuân Anh
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực trên 30 phiếu khảo sát
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn sinh viên quản trị nhân lực
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phát biểu ý kiến của sinh viên quản trị nhân lực trên lớp và trong nhóm học tập
Biều đồ 2.4: Biều đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các định hướng học tập đến kết quả học tập của các bạn sinh viên quản trị nhân lực
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ có/không đi làm thêm được khảo sát trên 30 bạn sinh viên ngành quản trị nhân lực
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 1
2.1.Mục tiêu 1
2.2.Nhiệm vụ 1
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
3.1 Đối tượng 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 1
4.Phương pha ́ p nghiên cứu 2
4.1.Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu 2
4.2.Phương pháp điều tra xã hội học 2
4.3.Phương pháp thống kê 2
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 2
5.1.Ý nghĩa lý luận 2
5.2.Ý nghĩa thực tiễn 2
6 Kết cấu cu ̉ a đề tài 2
7.Đóng góp mới của đề tài 2
PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA I.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3
II THỰC TRẠNG 3
2.1.Về khả năng học tập ( bao gồm Kiến thức và kỹ năng mềm) 3
2.2.Về thái độ học tập 4
2.3.Phương pháp học tập 5
2.4.Định hướng học tập 6
2.5.Vấn đề khác 7
2.5.1 Làm thêm 7
2.5.2.Sức khỏe, tinh thần 8
III Thực trạng theo học lực 8
3.1.Xuất sắc/Giỏi 8
Trang 63.2.Khá 9
3.3.Trung bình 9
IV.GIẢI PHÁP 10
4.1 Giải pháp nhằm nâng cao phương pháp học tập hiệu quả 10
4.1.1.Tổ chức học nhóm để ôn tập lại kiến thức 10
4.1.2.Chia sẻ kiến thức với nhau 10
4.1.3.Phương pháp học pomodoro ( quả cà chua) 11
4.1.4.Ghi nhớ bằng cả bộ não 11
4.1.5.Học từ người giỏi hơn mình 11
4.2.Giải pháp khác 11
4.2.1.Khả năng( kĩ năng mềm) 11
4.2.2 Về Quản lí thời gian 12
4.2.3.Về thái độ 12
4.2.4.Về Sức khỏe 12
PHẦN KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi điều tra khảo sát
PHỤ LỤC 2: Kết quả SPSS
Trang 7PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề sinh viên ra trường không có việc làm đang được xã hội quan tâm sâu sắc Vậy đâu là nguyên nhân? Do chất lượng đào tạo? Do đào tạo không đúng nhu cầu của nền kinh tế? Hay do chính bản thân của những tân cử nhân? Theo quan điểm cá nhân của chúng tôi cho rằng nguyên nhân chính do chất lượng của các tân cử nhân khi ra trường Phần lớn chúng ta đều nghĩ chỉ cần có tấm bằng ra trường là được Để có được tầm bằng đẹp với kết quả học tập tốt là cả một quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường đại học Kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tìm việc làm, khả năng nắm bắt cơ hội thắng tiến
và phát triển cho sinh viên sau khi ra trường Tuy nhiên, kết quả học tập của sinh viên năm cuối ngành quản trị nhân lực trường đại học Lao động – xã hội (cs2) chưa thực sự phát huy được hết khả năng Chính vì thế, nhóm 5 quyết định chọn đề tài "Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường ĐH Lao động - Xã hội (cs2)"
2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1.Mục tiêu
Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối
Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
năm cuối
2.2.Nhiệm vụ
Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của sinh viên năm
cuối
Đề xuất giải pháp giúp cải thiện và nâng cao kết quả học tập cho sinh viên nhằm
nâng cao chất lượng sinh viên ra trường
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu : Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập
+ Phạm vi nội dung: kết quả học tập dựa trên nhân tố chủ quan của sinh viên tập trung vào khả năng, thái độ, phương pháp học tập, tâm lý, định hướng
+ Phạm vi khách thể: Sinh viên năm cuối ngành quản trị nhân lực
Trang 8+ Phạm vi không gian: Trường đại học Lao động - Xã hội CSII
+ Thời gian: năm học 2016-2017
4.Phương pha ́ p nghiên cứu
4.1.Phương pháp sưu tầm và phân tích tài liệu :Phân tích, so sánh và thống kê số liệu
4.2.Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp quan sát
4.3.Phương pháp thống kê: phương pháp phân tích tài liệu
5.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
5.1.Ý nghĩa lý luận
Qua cuộc điều tra khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, đây là
cơ hội để thực hành điều tra các đối tượng, phạm vi nghiên cứu bằng các phương pháp thu nhập thông tin điều tra Từ đó, dễ dàng cho việc xây dựng bảng câu hỏi để điều tra khảo sát, phân tích các số liệu thực tế tìm ra câu trả lời cho vấn đề được nêu
5.2.Ý nghĩa thực tiễn
Từ một vấn đề qua cuộc khảo sát điều tra thực tế với những con số thực “ biết nói” đã góp phần khai thác thêm về vấn đề được nêu
6 Kết cấu cu ̉ a đề tài
7.Đóng góp mới của đề tài
Luôn có nhiều yếu tố bên ngoài đến kết quả thực hiện của con người, cụ thể là kết quả học tập của sinh viên; Nhưng những yếu tố như môi trường, gia đình, nhà trường, mạng xã hội, không thể thay đổi hay thay đổi ngay được Những yêu tố bên ngoài thuộc trong phạm vi ảnh hưởng còn yếu tố bên trong mới thực sự là phạm vi mà sinh viên cần quan tâm
Các nhân tố tác
động
Khả năng Thái độ pháp học tập Phương Định hướng Khác
Trang 9để thay đổi Chính vì thế, tính mới của đề tài mà nhóm chọn liên quan trực tiếp đến sinh viên trong quá trình học tập để có kết quả học tập như mong muốn
PHẦN 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA I.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Nhóm 5 tổ chức khảo sát với 30 phiếu tại lớp DH14NL1 trường đại học Lao động – xã hội
(cs2); trong đó có 6 bạn có xếp loại xuất sắc/giỏi; 20 bạn xếp loại khá; còn lại là 4 bạn xếp
loại trung bìnnh
Nhóm 5 thực hiện khảo sát trên các khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp như Khả năng học tập, Thái độ học tập, Phương pháp học tập, Định hướng học tập, bên cạnh đó, còn có các tác động phụ ảnh hướng như tâm lý, sức khỏe
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ phần trăm xếp loại học lực trên 30 phiếu khảo sát
II THỰC TRẠNG
2.1.Về khả năng học tập ( bao gồm Kiến thức và kỹ năng mềm)
Theo thống kê mà nhóm thu nhận được, đa số các bạn cho rằng những kỹ năng mềm như kỹ năng tự học, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp
sử dụng nhiều và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của sv năm cuối ngành quản trị nhân lực hơn là các kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề/hay giải quyết tình huống
Khả năng tiếp thu của 30 sinh viên được khảo sát được số liệu như biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn sinh viên quản trị nhân lực
Xuất sắc/Giỏi 20%
Khá
67%
Trung bình 13%
Học lực
Trang 10Từ biểu đồ trên, có thể thấy mức độ tiếp thu bài giảng của 30 bạn nhóm khảo sát ở mức bình thường từ 40-60% chiếm 46%; bên cạnh đó có 7% là tiếp thu dưới 20% bài giảng; và 7% là tiếp thu trên 80%
Nhóm còn khảo sát đc là 30 bạn có nhận thức việc học khá tốt khi cho rằng yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn là do bản thân mỗi người chiếm 17/30 phiếu, và có 7/30 bạn cho rằng là do các truyền đạt của thầy cô; 6 bạn còn lại thì cho rằng nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài giảng của bạn
Bên cạnh đánh giá về khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp, nhóm mình còn xét về khả năng làm việc nhóm, thì thấy ½ các bạn đều ở mức khá trong làm việc nhóm; chỉ có 2/30 là rất tốt, 7/30 là tốt về khả năng làm việc nhóm Tuy nhiên khi được khảo sát thì công việc chủ yếu của 30 bạn được khảo sát là tìm thông tin chiếm 43,3% , và chỉ có 10% là thuyết trình- chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ xuất hiện ở những nhân vật quen thuộc
2.2.Về thái độ học tập
Theo nhóm khảo sát về vấn đề chuẩn bị bài trước khi đến lớp thì có có 14/30 là thỉnh thoảng có xem bài trước khi đến lớp, còn lại hơn 1 nửa 16 bạn là rất ít / không bao giờ chuẩn bị trước
Tần suất giơ tay phát biểu của 30 bạn mà nhóm mình khảo sát cũng ở mức bình thường, thỉnh thoảng giơ tay từ 3-5 lần/tuần; còn lại 14/30 bạn chưa tích cực giơ tay phát biểu trong giờ học; điều này cho thấy các bạn vẫn còn rất thụ động trong giờ học
Trang 11Và tình trạng nêu ý kiến trong nhóm lại diễn ra khả quan hơn, có đến 43.3% các bạn trong nhóm chủ động hơn nêu ý kiến của mình, và chỉ có số ít là 16.7% là ít hoặc không nêu ý kiến:
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện mức độ phát biểu ý kiến của sinh viên quản trị nhân lực trên lớp
và trong nhóm học tập
Có thể thấy tỉ lệ có phát biểu ý kiến ở trên lớp ít hơn là hoạt động trong nhóm Vậy trong nhóm nhỏ-nhóm học tập của mình với những bạn bè quen thuộc, các bạn dễ dàng đưa ra quan điểm, ý kiến cá nhân của mình hơn là trên lớp Khảo sát này cho thấy, các bạn còn tự ti, và chưa mạnh dạn phát biểu trước đám đông quan điểm hay ý kiến của mình Chính vấn đề hạn chế này, các bạn sẽ bị mất rất nhiều cơ hội trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức trong lớp học; ảnh hưởng trực tiếp đến điểm quá trình –phần tác động trực tiếp tới kết quả học tập của các bạn
2.3.Phương pháp học tập
Đa số các bạn sinh viên đều sử dụng Internet để hỗ trợ cho việc học tập của mình, đồng thời các bạn cũng có kết hợp sách vở, hỏi bạn bè thầy cô của mình Các bạn có nhiều cách khác nhau khi đứng trước một vấn đề
Trung bình các bạn dành ít hơn 2h/ngày để học tập
Nhóm 5 đã chia phương pháp học tập theo hình thức: 20 tự học, 5 học nhóm, còn lại là
Mức độ phát biểu ý
kiến
Trang 12muốn Nhóm có khảo sát nguyên nhân tại sao kết quả tự học không mong muốn cho
13 bạn trên, thì nhóm mình thu được câu trả lời: Do các bạn lười, không thể tập trung, không có nhiều thời gian để tự học; bên cạnh đó 1 số bạn dành nhiều thời gian hơn 2h/ngày để học nhưng kết quả vẫn không cao, không như mong muốn
+ Học nhóm: có 5/30 thường xuyên học nhóm để mà tổng hợp kiến thức hay ôn tập cùng nhau; thì đã có 4/5 bạn đã có kết quả học tập tốt và rất hài lòng với điểm số của mình
Qua khảo sát này, khả năng tự học của các bạn còn hạn chế, các bạn chưa có phương pháp học tập phù hợp với bản thân làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của mình
2.4.Định hướng học tập
Kết quả học tập ảnh hưởng đa số từ định hướng của bản thân đặt ra, sự đồng tình của 15/30 phiếu khảo sát cho thấy bản thân là yếu tố quyết định đến hiệu quả học tập tốt hay kém Các bạn tự nhận thức được yếu tố bên trong- chính bản thân mình mới ảnh hưởng tới kết quả học tập của mình
Biều đồ 2.4: Biều đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của các định hướng học tập đến kết quả học tập của các bạn sinh viên quản trị nhân lực
Tuy nhiên, ngoài tự định hướng cho bản thân, các bạn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp của bố mẹ_những định hướng của gia đình, nhóm có khảo sát thêm cho trường hợp này, mong muốn của bố mẹ đến con em của mình là học có bằng giỏi/khá để ra trường
có công việc ổn định; không được rớt môn,.hay 1 số bạn có điều kiện, mối quan hệ, thì được bố mẹ đảm bảo chỉ cần học xong là có việc làm, v.v Đây là những định hướng
Định hướng của nhà trường
Định hướng của thầy cô
Định hướng của gia đình
Định hướng của xã hội
Định hướng của bản thân
Ảnh hưởng của định hướng học tập
Trang 13chung, không cụ thể; mang tính chủ quan, ỷ lại khiến cho các bạn mất phương hướng, thái độ học cũng hời hợt, không tập trung, không cố gắng trong học tập, tạo thái độ học đối phó, ảnh hưởng đến kết quả học tập của các bạn sinh viên
Các bạn ít chịu ảnh hưởng định hướng của thầy cô & chỉ chiếm có 2/30, nguyên
nhân từ khảo sát cho ảnh hưởng này là các bạn cho rằng thầy cô, nhà trường chỉ đưa ra tiêu chỉ để trường đúng hạn, được điểm 4,5 là đủ qua môn Những định hướng này tạo cho các bạn có suy nghĩ chủ quan, không cần cố gắng nhiều là có thể làm được; chính
vì tác động yếu dẫn đến nhận thức để hành động hạn chế lại Tuy nhiên, tác động của định hướng này chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, định hướng của nhà trường và thầy cô giống như
là chỉ đích đến, hướng đi cho các bạn sinh viên
Trang 14nhiều đến kết quả học tập; còn lại đa phần các bạn đi làm cho rằng việc làm thêm không ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập
2.5.2.Sức khỏe, tinh thần
Điều này đã được chứng mình ở tinh thần khi mà các bạn lên lớp học; chỉ có 3/30 phiếu khảo sát là cảm thấy buồn ngủ, chán nản trong các buổi học; còn 27 bạn lại cảm thấy tỉnh táo, thoải mái – trạng thái bình thường khi lên lớp
Nhưng khi khảo sát về vấn đề sức khỏe, thì hơn 83.3% tức 25/30 phiếu cho rằng sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập Có thể thấy chỉ có 19 bạn đi làm nhưng
có đến 25 bạn bị ảnh hưởng về vấn đề sức khỏe, tức có 6 bạn không đi làm thêm nhưng sức khỏe và tinh thần của bạn vẫn bị ảnh hưởng và nó tác động đến kết quả học tập của các bạn Và nhóm đã tô chức hỏi rõ nguyên nhân lí do tại sao? Kết quả là do chính việc chăm sóc sức khỏe của các bạn chưa tốt; các bạn ăn uống không điều độ, không ngủ đủ giấc, thức quá khuya và không tập thể dục, các bạn cho rằng mình còn trẻ nên lạm dụng sức khỏe, cơ thể của mình quá độ dẫn đến sức đề kháng yếu, tinh thần không tỉnh táo trong giờ học Từ đó, vấn đề chăm sóc bản thân, sức khỏe của mình cũng ảnh hưởng một phần lớn đến kết quả học tập của bản thân
Các bạn xếp loại học lực xuất sắc/giỏi cho rằng phương pháp và mục tiêu học tập ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập Các bạn có thái độ học tập tốt, định hướng rõ
ràng cho việc học, phương pháp học tập phù hợp và cân bằng giữa học tập và làm thêm
Trang 153.2.Khá
Về khả năng: Kĩ năng tự học ở nhóm này tương đối cao Khi khảo sát, nhóm này thường cho rằng kĩ năng làm việc nhóm và thuyết trình ảnh hưởng rất lớn tới quá trình học tập; và kĩ năng giải quyết vấn đề và quản lí thời gian học lại ảnh hưởng ít tới kết quả
Đa số, các đối tượng khảo sát đều cho rằng kĩ năng giao tiếp chính là phần quan trọng trong kết quả học tập của họ Trong quá trình học tập của mỗi người, họ đều cho rằng việc tiếp thu bài tốt hay không chính là do bản thân chứ không phải do yếu tố từ bên ngoài tác động Mức độ tiếp thu dao động từ 40%-80% tuỳ khả năng mỗi người Bằng việc áp dụng các phương pháp học khác nhau, kết hợp nhiều hình thức học nên nhóm này vẫn luôn duy trì mức học tốt Cũng như vậy, việc phát biểu hay chuẩn bị bài trước
ở nhà hầu như là rất ít Đa số các bạn đều tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội và hỏi ý kiến những người xung quah hơn là tự suy nghĩ quyết định vấn đề
Thời gian học tập trong tuần thường ít hơn 2h và đem lại kết quả trung bình đến tốt Thời gian làm thêm ở nhóm này ở mức trung bình từ 16h-24h/ tuần
Việc định hướng học tập tới từ nhà trường và gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học.Tùy theo thể trạng của mỗi người mà mức độ ảnh của sức khỏe tới quá trình học tập của mỗi người khác nhau, thế nhưng đa số đều luôn giữ thể trạng tốt, giúp cho sức khỏe không ảnh hưởng tới kết quả học Mỗi người đều có định hướng riêng và mục tiêu riêng cho bản thân nhưng tất cả đều hướng tới công ăn việc làm ổn định và ra trường đúng thời gian đã quy định
Các bạn được khảo sát loại khá có thời gian làm thêm cao, ít có thời gian tự học và cả thời gian nghỉ ngơi hạn chế dẫn đến tinh thần các bạn khi lên lớp không ổn định, làm giảm khả năng ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu bài giảng trên lớp của các bạn
Thái độ học tập chưa tích cực, chỉ có 1 ít bạn giờ tay phát biểu (9/20), thời gian chuẩn
bị bài hạn chế
3.3.Trung bình
Đa số các bạn có học lực trung bình cho rằng các kỹ năng mềm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập Các bạn cho rằng việc tiếp thu bài giảng do cách truyền đạt của giảng viên và do bản thân mỗi người chi phối mức độ tiếp thu bài tại lớp của các bạn từ 20-40%
Các bạn có khả năng làm việc nhóm trung bình, thường là tìm thông tin về bài tập
Trang 16nhóm và rất ít khi thuyết trình trước lớp.Các bạn đến lớp với tinh thần bình thường (không tỉnh táo tập trung cũng không chán nản) và đều cho rằng sức khỏe không ảnh hưởng đến kết quả học tập, khi đứng trước các vấn đề khó đa số các bạn chọn phương pháp lên mạng và tìm kiếm thông tin các bạn chưa tích cực phát biểu xây dựng bài trên lớp, rất ít khi chuẩn bị bài trên lớp đa số các bạn đều có thời gian tự học ít hơn 2h/ngày và chỉ học nhóm trước kì thi hoặc khi thầy cô bắt buộc các bạn không cho rằng làm thêm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập Đa số không định hướng rõ ràng cho việc học Thái độ và phương pháp học tập có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập nhất
Vậy qua khảo sát trên 4 bạn xếp loại trung bình thì các bạn có thái độ và tinh thần học tập chưa tốt, chưa có phương pháp học tập Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khá giống với những bạn loại khá, tuy nhiên các bạn trung bình lại thụ động hơn các bạn Khá, đó là các bạn chỉ làm khi được yêu cầu, khi được giao việc hay khi thầy có bắt buộc mới làm Các bạn xếp loại trung bình có thái độ học tập chưa tích cực, nhận thức vẫn còn ỷ lại
IV.GIẢI PHÁP
Sau quá trình điều tra và phân tích kết quả từ phần mềm SPSS, nhóm 5 đã đưa kết quả
là nhân tố “ phương pháp học tập” được cho là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh viên ngành quản trị nhân lực Mà mỗi cá nhân sẽ có một phương pháp học khác nhau, chính vì thế, nhóm 5 chủ yếu đưa ra một số giải pháp về phương pháp học hiệu quả để các bạn nào thầy chưa hài lòng về kết quả học tập của mình, có thể ứng dụng thay đổi theo phương pháp này Tuy nhiên, để đạt được kết quả như mong đợt chỉ có bản thân bạn biết mình cần làm gì, rèn luyện như thế nào để đạt được
nó
4.1 Giải pháp nhằm nâng cao phương pháp học tập hiệu quả
4.1.1.Tổ chức học nhóm để ôn tập lại kiến thức
Theo như nhóm 5 khảo sát về khả năng tự học của các bạn sinh viên còn hạn chế, nhưng khi họp nhóm, các bạn lại có kết quả tốt hơn là tự học một mình Khi ngồi lại
ôn tập tổng hợp lại kiến thức sẽ giúp các bạn không mất thời gian tự mày mò, mà mỗi bạn trong nhóm kết hợp lại sẽ giúp cho việc củng cố ghi nhớ kiến thức một cách bao quát hơn
4.1.2.Chia sẻ kiến thức với nhau