Tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, từđó phát hiện ra những nhu cầu thiết yếu của sinh viên chuyên ngành Công nghệ thôngtin và giúp tìm ra những th
Trang 21 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thế giới đang bước vào thời kì tri thức, xã hội hóa phồn vinh ở thế kỉ XXI phải làmột xã hội của tri thức và dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo của con người Điềunày đòi hỏi người lao động cũng phải biết tự đổi mới kiến thức và năng lực của mìnhcho phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ Người lao động phải
có khả năng tự định hướng và vươn lên để thích ứng với đòi hỏi của xã hội
Sinh viên khối kỹ thuật và công nghệ nước ta hiện nay được tiếp xúc hàng ngàyvới thông tin cập nhật, với khoa học kĩ thuật và công nghệ đang biến đổi rất nhanhchóng cùng với sự hiện diện của các ngoại ngữ mà chủ yếu là tiếng Anh với hàng loạtthuật ngữ khoa học, với cách diễn đạt rất đa dạng trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật
và công nghệ Như vậy, vai trò của việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở cáctrường Đại học và cao đẳng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng to lớn và mang tínhchất quyết định chất lượng của quá trình hội nhập quốc tế
Tuy nhiên, việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên nước ta hiện naychưa hợp lý dẫn đến sinh viên ra trường rất yếu kỹ năng này, ảnh hưởng đến sự pháttriển nghề nghiệp Nỗi lo các doanh nghiệp hiện nay là các kỹ sư của các Trường Đạihọc và Cao đẳng ra trường rất yếu tiếng Anh chuyên ngành và chính vì thế dẫn đến sựchậm tiến bộ trong công việc
Cũng như các lĩnh vực khác, để học chuyên ngành Công nghệ thông tin hiệu quảthì tiếng Anh là công cụ để hỗ trợ đắc lực Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức chuyênmôn giỏi và vốn tiếng Anh thông thạo, các ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục được nhàtuyển dụng
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 3Tìm hiểu nhu cầu học tiếng Anh sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin, từ
đó phát hiện ra những nhu cầu thiết yếu của sinh viên chuyên ngành Công nghệ thôngtin và giúp tìm ra những thiếu sót, bất cập trong quá trình giảng dạy nhằm đưa ra giảipháp kịp thời và thích hợp nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh và chất lượng sinhviên sau khi ra trường đáp ứng tốt nhu cầu xã hội
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành Côngnghệ thông tin và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngànhCông nghệ thông tin
Khách thể nghiên cứu: sinh viên năm II – khoa Công nghệ Thông tin trườngCĐCT TP.HCM
4 Giới hạn đề tài
Do điều kiện kinh phí, thời gian và khả năng cho phép nên đề tài chỉ tập trungkhảo sát, nghiên cứu trên 102 sinh viên khoa Công nghệ thông tin, trường Cao ĐẳngCông Thương
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ thứ nhất: nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
Nghị quyết TW2 của Đảng nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục vàđào tạo, khắc phục lối học truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sang tạocủa người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đạivào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho họcsinh, nhất là sinh viên đại học.” Do đó, để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục và đàotạo đại học và sau đại học nói chung, ngoại ngữ chuyên ngành khoa học kĩ thuật nóiriêng, việc điều tra thực trạng và tìm ra giải pháp cải thiện chất lượng giáo dục là việclàm cần thiết và cấp bách hiện nay
Trang 4Nhiệm vụ thứ hai: khảo sát thực trạng
Khảo sát thực trạng đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, khoaCông nghệ thông tin, trường CĐ Công Thương TPHCM Đánh giá chất lượng giảngdạy tiếng Anh chuyên ngành có đảm bảo được nhu cầu học tập của sinh viên và đápứng nhu cầu xã hội không
Khảo sát, đánh giá chất lượng, kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành của sinh viênngành Công nghệ thông tin, CĐ Công Thương TPHCM có đủ khả năng tự học, tự tìmhiểu các kiến thức chuyên ngành thông qua các tài liệu bằng tiếng Anh, có đáp ứngđược nhu cầu nhà tuyển dụng và bắt nhịp được với xu thế phát triển không ngừng củalĩnh vực chuyên môn trong quá trình hội nhập nền kinh tế tri thức thế giới
Nhiệm vụ thứ ba: tìm ra giải pháp để giải quyết thực trạng
Đánh giá nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên chuyên ngành Côngnghệ thông tin để từ đó tìm hiểu và đưa ra giải pháp để thúc đẩy tinh thần tự học, tựnghiên cứu cũng như sự đam mê trong giờ học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ tin.Đồng tìm ra giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, đặc biệt là giáo trình tiếng Anhchuyên ngành Công nghệ thông tin để đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy và học tập,nghiên cứu của sinh viên Xây dựng đội ngũ giảng viên tiếng Anh chuyên ngành hội
đủ khả năng chuyên môn ngành và tiếng Anh
Làm cho sinh viên thấy rõ vai trò và sự cần thiết phải học tốt tiếng Anh chuyênngành để khơi dậy tinh thần tự học ở sinh viên Từ đó cùng với sự hỗ trợ tốt về tàinguyên tài liệu, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên giảng dạy chuyên nghiệp, sinhviên sẽ nắm bắt được phương pháp học tiếng Anh chuyên ngành tốt nhất phục vụ chocông việc này
6 Giả thuyết khoa học
Trang 5Đánh giá đúng thực trạng nhu cầu học tiếng Anh chuyên ngành sẽ từng bước xâydựng kế hoạch cải tạo và phát triển cơ sở vật chất, tài nguyên tài liệu chuyên ngànhphục vụ sinh viên, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy chuyên nghiệp kết hợp với việcgây dựng ý thức cho sinh viên thấy rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học tiếng Anhchuyên ngành và niềm yêu thích đối với môn học này Nếu làm được vậy thì chắc chắnchúng ta sẽ đào tạo ra những thế hệ kỹ sư công nghệ thông tin hội đủ khả năng vềchuyên môn lẫn kỹ năng tự tìm tòi học tập, bắt kịp nhanh với tốc độ phát triển như vũbảo của khoa học công nghệ nói chung và lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng, thíchứng với mọi thay đổi mới và yêu cầu mới của xã hội.
Nếu đề tài nghiên cứu này được áp dụng và đạt hiểu quả đối với ngành CNTT thì
nó sẽ là cơ sở cho việc áp dụng rộng ra tới các khoa khác, ngành khác trong trườngCao Đẳng Công Thương TPHCM
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây:
1) Phương pháp tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu và tham khảo các tài liệu liên quan, các đề tài, thảo luận, bài báo đã đềcập đến vấn đề này Từ đó xác định cơ sở lý luận của đề tài, tính cấp thiết và mục đíchcần đạt được khi thực hiện đề tài Tổng hợp và chọn lọc tài liệu tìm ra phương pháphợp lý và tốt nhất để thực hiện đề tài
2) Phương pháp điều tra giáo dục
Khảo sát ý kiến sinh viên về nhu cầu, thái độ học tiếng Anh chuyên ngành và nănglực sư phạm của giảng viên giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành; và điều kiện cơ sở vậtchất, tài liệu, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành CNTT; yếu tố tự học tiếng Anh củasinh viên và yếu tố mong đợi về nghề nghiệp tương lai của sinh viên
3) Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS
Trang 6Tất cả số liệu thu thập được từ cuộc khảo sát sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS 20
để tìm ra độ tin cậy của thang độ; điểm trung bình của thang đo; và chứng minh các giảthuyết của tác giả
8 Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn
Tính mới mẻ: đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về vấn đề tiếng Anh chuyên ngành
Công nghệ thông tin tại trường Cao Đẳng Công Thương
Đóng góp về giá trị lý luận: đề tài cung cấp cơ sở lý luận nghiên cứu vấn đề tiếng
Anh chuyên ngành ở bậc Cao Đẳng, làm cơ sở cho các nghiên cứu, đề tài khác saunày
Đóng góp về giá trị thực tiễn: sau khi đề tài hoàn tất, những kết quả khảo sát của
đề tài sẽ đóng góp vào kho tư liệu thực tế của trường, làm tư liệu tham khảo cho các đềtài nghiên cứu sau này Những giải pháp mà đề tài đưa sẽ góp phần tìm ra giải phápthúc đẩy tích cực học tiếng Anh của sinh viên; phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quảviệc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin
Trang 7CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I Cơ sở lý luận
1 Vai trò tiếng Anh trong thời đại tri thức
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sựphát triển của đất nước Nói chung, không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu củalao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổimới, mà biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại
Để có thể tiếp cận tri thức thế giới, trước hết là phải giỏi ngoại ngữ nhằm nuôi dưỡnghiểu biết ngang tầm thời đại, mỗi người cần phải thông thạo ít nhất là một ngoại ngữ,thành thạo chứ không phải hiểu biết sơ sài, chủ yếu chỉ nhằm ứng phó, lấy điểm trungbình để “qua ải” tại các kỳ thi như trình độ của đa phần sinh viên tốt nghiệp đại học hoặccủa một số viên chức nhằm hợp thức hóa bằng cấp tại Việt Nam
Hướng tới tri thức thế giới hiện nay, chúng ta có một phương tiện hữu hiệu vô song:Internet Việc mở rộng công cụ internet, công nghệ thông tin là khâu quyết định cho việccập nhật tri thức mới mẻ, hiện đại Trong hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cầnhình thành và phát triển vốn hiểu biết cho mọi người, ngoại ngữ có một vị trí hết sứcquan trọng, ngoại ngữ không chỉ là công cụ hữu hiệu trong tay người lao động trong việckhai thác thông tin tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật cao và học hỏi kinh nghiệm tốtcủa các nước trên thế giới về lĩnh vực chuyên ngành của mình mà còn là một phươngtiện hữu ích trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của conngười Nắm được ngoại ngữ, con người có thể hiểu biết sâu sắc hơn nữa về nền vănminh thế giới, mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu và phát triển tiềm năng của chínhmình
Trang 82 Thực trạng học tiếng Anh của sinh viên hiện nay
Khảo sát nhanh của Viện Nghiên cứu giáo dục và Quản trị kinh doanh (EBM) tại một
số trường ĐH - CĐ khu vực TPHCM và Đồng Nai tháng 9/2013 vừa qua cũng cho thấy:Chỉ hơn 65% SV không chuyên ngoại ngữ thấy được tầm quan trọng của việc học tiếngAnh
Số còn lại không xem tiếng Anh là cần thiết trong nghiên cứu học tập, chủ yếu “bám”giáo trình tiếng Việt; trong khi đó, ngay cả GV cũng ít yêu cầu SV nghiên cứu tài liệunước ngoài Bên cạnh đó, SV còn xa lạ với các hội thảo chuyên ngành, ít gặp gỡ bạn bèquốc tế
Th.S Lê Đình Tưởng (GV Khoa Tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm TPHCM) cho rằng:Thực trạng SV yếu ngoại ngữ là do một thời gian dài, việc dạy học tiếng Anh tại cáctrường quá chú trọng chuyện viết đúng ngữ pháp, nói cho giống người bản ngữ và dịchcho hay, chuẩn xác mới chấp nhận Tiêu chuẩn cao, thậm chí lý tưởng nên việc học ngoạingữ trở nên khó nhọc Rất ít người biết sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp,phần đông chỉ học để đối phó thi cử, rồi… lãng quên…Chính những nguyên nhân đó đãkhiến việc học Anh ngữ của SV Việt Nam suốt những năm dài qua chưa thật sự hiệu quả.Thông qua thực tế và từ các cuộc khảo sát, nghiên cứu tại các trường ĐH-CĐ, TS LêHồng Minh, Viện trưởng Viện EBM cho biết: Nguyên nhân sâu xa của việc SV Việt yếungoại ngữ là do bản thân SV thiếu động cơ và nguồn cảm hứng học tiếng Anh GV khôngđặt ra yêu cầu nghiên cứu tài liệu nước ngoài cho SV, cũng như tạo ra môi trường học tậpchuẩn Anh ngữ khiến phần lớn SV ỉ lại, quan niệm một cách tiêu cực, chuẩn nghề nghiệp(giỏi) mình học mới là chìa khóa tương lai
Đặc biệt là cách dạy tiếng Anh không chuyên, dàn trải và thiếu tính liên tục đã khiếnkhông ít SV thấy “ngán” môn ngoại ngữ TS Minh đánh giá thêm: “SV còn khá… nhởnnhơ, học qua loa để có bằng, chưa kể đến những tiêu cực khác vào năm cuối, chạy đua
Trang 9lấy bằng Anh văn… bất chính Do hầu hết tâm lý SV muốn thi hơn là học ngoại ngữ nên
dù có 4 năm dài rèn luyện, khả năng ngoại ngữ của SV gần như thay đổi không nhiều”
3 Vài nét về việc giảng dạy tiếng Anh tại Trường Cao Đẳng Công Thương
Sinh viên hệ Cao đẳng chính qui đang theo học các chuyên ngành [không thuộcchuyên ngành tiếng Anh Thương mại] tại Trường Cao đẳng phải hoàn thành hai học phầnAnh văn bắt buộc [Anh văn 1, Anh văn 2] và học phần tiếng Anh chuyên ngành Để đánhgiá năng lực tiếng Anh của sinh viên khi vào học tại Trường, toàn bộ sinh viên phải thamgia kỳ thi phân loại tiếng Anh đầu vào để đánh giá lớp học phù hợp với năng lực và trình
độ tiếng Anh hiện tại
Sinh viên theo học các học phần Anh văn căn bản sẽ được trau dồi và củng cố các kỹnăng nghe, nói, đọc và viết ở mức độ cơ bản Bởi thời lượng giảng dạy các học phần Anhvăn căn bản sẽ 45 tiết Riêng học phần Anh văn chuyên ngành sẽ được thực hiện ở nămthứ 2 được giảng dạy bởi Giảng viên chuyên trách của Khoa chuyên ngành, và giảng viênKhoa Ngoại ngữ
Để đáp ứng yêu cầu cho công việc sau khi tốt nghiệp, Trường Cao đẳng Công Thương
đã áp dụng yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh bắt buộc với sinh viên chính qui từ khóa 2012phải hoàn thành chương trình chứng chỉ B tiếng Anh [tương đương TOEIC 400]
II Tổng quan các công trình nghiên cứu
1 Ths Lưu Quý Khương, Ths Trương Thị Phương Chi (2008), nhu cầu người học đối với chương trình môn học tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên ngành Điện tử tại trường Cao đẳng Công Nghiệp Huế.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài 89 khách thế bao gồm 50 sinh viên ngành điện tửđang theo học tại Trường và 30 cựu sinh viên của Trường, 04 giáo viên giảng dạy tiếng
và 05 giảng viên chuyên ngành Điện tử tại Trường
Trang 10Bài nghiên cứu tập đã tìm ra được mục đích học tiếng Anh chuyên ngành của sinhviên với các kết quả như sau 76,6% sinh viên khi được hỏi về mục đích học tiếng Anhchuyên ngành, họ đều có câu trả lời là để giao tiếp tại nơi làm việc Ngoài ra còn những
lý do khác như để có công việc tốt (61,7%), để đọc tài liệu, sách hướng dẫn bằng tiếngAnh (38,3%) Chỉ có 8 trong số 47 sinh viên chiếm tỷ lệ 17%, cho rằng họ học để thi và4,2% sinh viên chọn mục đích để hiểu bài của giáo viên trên lớp
Bên cạnh đó bài nghiên cứu đã chỉ ra được các hoạt động cần thiết cho giờ học tiếngAnh cụ thể như sau làm bài tập theo nhóm (60%), tiếp theo là làm bài tập theo cặp (14trong số 50 sinh viên) Một tỉ lệ nhỏ (10%) tỏ ra ưa thích hình thức làm bài tập trong toànlớp (lockstep) Chỉ 1 sinh viên trong số 50 (2%) thích làm bài tập cá nhân (individualwork)
Kiến nghị của bài nghiên cứu cũng được thu thập qua câu hỏi mở cho sinh viên:
+ Khi xây dựng chương trình tiếng Anh chuyên ngành theo nhu cầu của người học, cụthể là sinh viên ngành điện tử, bao gồm mục đích học, các kỹ năng và khu vực kiến thức,chủ đề, hoạt động học, hình thức kiểm tra, đánh giá cần được xem xét kỹ trong từnggiai đoạn thiết kế chượng trình Kết quả từ việc phân tích nhu cầu sinh viên điện tử đượctrình bày ở phần trên nên được dùng để xác định các thành tố nội dung chính của chươngtrình tiếng Anh chuyên ngành sắp giảng dạy như mục tiêu, kỹ năng, phương pháp, chủ
đề, hình thức kiểm tra, đánh giá
2 Ths Đỗ Thị Xuân Dung (2015), Dạy và học tiếng Anh theo nhu cầu xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 150 cán bộ công chức đang làm việc tại các bộphận khác nhau của các công sở, 10 cán bộ lãnh đạo chủ chốt và 10 cán bộ phụ trách bộphận của 10 công ty điển hình ở các địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả của nghiên cứu về nhu cầu sử dụng tiếng Anh căn bản để phục vụ mục đíchgiao tiếp chiếm 61,33 %, nghe hiểu tiếng Anh 55,33 % Kết quả điều tra những công sở
có nhiều giao dịch với khách hàng là người nước ngoài, dự án nước ngoài, đối tác nước
Trang 11ngoài…thì mức độ sử dụng các kỹ năng như nghe-nói là rất thường xuyên (khách sạn,nhà hàng, dịch vụ hàng không, dự án nước ngoài, cơ quan ngoại giao…).
Thực tế và nhu cầu sử dụng tiếng Anh chuyên ngành từ các đối tượng khảo sát Nghe
và nói với khách hàng và đồng nghiệp [nước ngoài] chiếm 97,33 %, đọc hiểu tài liệutiếng Anh để phục chuyên môn 64,66 %
Những kiến nghị của đề tài cũng là vấn đề cần phải quan tâm như:
+ Biên soạn chương trình và giáo trình cần chú ý hơn nữa yếu tố nhu cầu thực tế củangười học và yếu tố vận dụng tài liệu dạy học cũng như những chủ điểm, khối kiến thức
và kỹ năng phù hợp với đối tượng người học
+ Thời lượng phân bổ cũng cần được tổ chức hợp lý và khoa học hơn
+ Chương trình và giáo trình được biên soạn có tính đến yếu tố nhu cầu người học sẽtránh làm cho người học hụt hẫng, nhàm chán vì phải luyện tập tiếng Anh hoặc tiếng Anhchuyên ngành trong những môi trường “khô cứng”, tình huống xa lạ với thực tế côngviệc, không có tính “thực” (authentic)
3 Ths Nguyễn Thị Hoài Ly, phân tích nhu cầu của sinh viên năm thứ hai về việc học tiếng Anh chuyên ngành kế toán ở trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Nghệ An.
Đối tượng nghiên cứu 120 sinh viên kế toán doanh nghiệp Khóa 6, 7 Trong đó có 20sinh viên nam và 100 sinh viên nữ
Kết quả phân tích về mục đích của sinh viên khi học tiếng Anh chuyên ngành đa sốsinh viên (89%) khẳng định rằng họ muốn học tiếng Anh chuyên ngành để nâng cao kỹnăng Một lượng lớn sinh viên học tiếng Anh chuyên ngành nhằm đậu kỳ thi Có 65%sinh viên khẳng định rằng tìm một việc làm tốt là mục đính chính khi học tiếng Anhchuyên ngành
Trang 12Bên cạnh đó bài nghiên cứu đã tìm hiểu về nhu cầu của sinh viên trong việc học tiếngAnh để phát triển các kỹ năng 71 % sinh viên muốn phát triển nhu cầu Nghe và 58%sinh viên muốn phát triển nhu cầu nói
Một số kiến nghị từ bài nghiên cứu như sau:
+ Trong quá trình thiết kế giáo trình tổ chức các hoạt động ngôn ngữ, giảng viên nênchú ý đưa các trò chơi ngôn ngữ, tổ chức thảo luận nhằm giúp sinh viên có cơ hội đượchọc giao tiếp, học cách thu thập thông tin chuyên ngành trong các tình huống thực
+ Nhà trường cần chú ý cải thiện phòng học, hỗ trợ các máy chiếu, máy chiếu đaphương tiện để các giảng viên có thể sử dụng trong dạy học nhằm khơi gợi sự hứng thúcủa người học
4 Lê Thị Hồng Lam (2013), hoạt động tự học tiếng Anh của Sinh viên trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội trong đào tạo học chế tín chỉ.
Đối tượng nghiên cứu 379 sinh viên K55 và K56 theo học các khối ngành nghề đặcthù của Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Số phiếu điều tra tại các Khoa Cơ điện (59sinh viên), Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn (85 sinh viên), Khoa Nông học (83 sinhviên), Khoa Tài nguyên và Môi trường (72 sinh viên), Khoa Sư phạm và Ngoại ngữ (80sinh viên)
Kết quả của đề tài về vấn đề tự học tiếng Anh của sinh viên: Thời gian dành cho tựhọc tiếng Anh là từ 30’ đến 1 tiếng/ngày học (45,6%) Nếu chỉ dành từ 30’ đến 1 tiếngcho môn ngoại ngữ, người học không thể học hết được tất cả các kĩ năng cần thiết củamôn học này, và cũng không thể đảm bảo có thể nhớ được hết số lượng từ vựng 40,6%sinh viên chỉ học dưới 30’ trên một ngày học Tỉ lệ này khá lớn, xấp xỉ số sinh viên dànhthời gian học từ 30’ đến 1 tiếng/ngày học Chỉ có 11,8% sinh viên dành trên một giờ đồng
hồ cho việc tự học tiếng Anh/ngày học Thời gian học trên 2 tiếng cho một lần tự học chỉchiếm 1,8% tỉ lệ đã khảo sát Số ngày tự học tiếng Anh/tuần của sinh viên không nhiều.Chỉ có 6,9% sinh viên học ngoại ngữ hàng ngày như một thói quen Có tới 60,4% số
Trang 13lượng sinh viên chỉ tự học 2 ngày/tuần Tiếp sau đó là 19,8% sinh viên dành 3 ngàyhọc/tuần Số sinh viên chọn học 4 ngày/tuần và 5 ngày/tuần lần lượt chiếm tỉ lệ là 7,1%
và 5,8% Số lượng ngày nhân với số giờ trên một lần học cho thấy mỗi sinh viên trungbình chỉ dành khoảng 1,5 giờ cho tới 3 giờ tự học tiếng Anh trên một tuần học Con sốnày quá ít so với tầm quan trọng của môn học ngoại ngữ hiện nay trong xã hội và cũngquá ít so với nhận thức của các em về vị trí của môn tiếng Anh
Kết quả về vấn các phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ học tiếng Anh: Có 93,8% sinhviên xác định học thêm kiến thức bên ngoài giáo trình là rất quan trọng để nâng cao trình
độ, 6,2% sinh viên không đặt nặng vấn đề kiến thức bên ngoài giáo trình Tuy nhiên, con
số này không đồng nhất với thực tế học thêm kiến thức bên ngoài giáo trình của các em.Nhiều sinh viên thấy được tầm quan trọng của việc học thêm kiến thức bên ngoài, nhưngthực tế lại không thực hiện được việc học đó Chỉ có 59,8% sinh viên có học thêm kiếnthức từ tài liệu bên ngoài, con số 40,2% tỉ lệ sinh viên không học thêm kiến thức ngoàigiáo trình là khá lớn Việc đầu tư cho phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ học thêm ngoạingữ chưa được sinh viên quan tâm đúng mức như những gì họ nhận thức về tầm quantrọng của môn tiếng Anh Các mức trong bảng số liệu cho thấy 53,3% sinh viên tự mua,40,9% sinh viên nhận tài liệu từ thầy cô, 12,7% sinh viên mượn từ người khác Chỉ có10,8% sinh viên mượn thêm tài liệu từ thư viện nhà trường
Ảnh hưởng của giáo viên trong hoạt động tự học của sinh viên: Trong hình thức họctheo tín chỉ, giáo viên cần tăng cường hỗ trợ cho sinh viên ngay cả ngoài giờ lên lớp Để
tự học của sinh viên đạt hiệu quả thì vai trò hướng dẫn của giáo viên là vô cùng cần thiết,tuy nhiên sinh viên chưa chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của giáo viên Kết quả điều traphản ánh rõ điều này, cụ thể là: có đến 71,8% sinh viên không tìm đến giáo viên khi gặpkhó khăn về cách học, nội dung học ngoại ngữ Chỉ có 28,2% tỉ lệ sinh viên tìm gặp giáoviên để nhờ tư vấn tháo gỡ khó khăn Tỉ lệ này đã trả lời cho câu hỏi tại sao có tới 68,9%
tỉ lệ sinh viên ở bảng 7 cho rằng chưa có phương pháp, kĩ năng tự học tiếng Anh
Một số kiến nghị từ đề tài nghiên cứu:
Trang 14+ Tăng thời gian tự học: Theo quy định, sinh viên lên lớp một tín chỉ thì thời gian chuẩn
bị bài ở nhà 2 tín chỉ Với một học phần tiếng Anh là 3 tín chỉ (45 tiết lên lớp), sinh viênphải dành thời gian tự chuẩn bị bài ở nhà là 90 tiết
+ Xác định và giao nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên
+ Biên soạn các tiêu chí đánh giá, xác định thời gian nộp báo cáo kết quả tự học, tựnghiên cứu của sinh viên và thông báo cho sinh viên ngay khi giao nhiệm vụ tự học, tựnghiên cứu
+ Cung cấp tài liệu và giới thiệu địa chỉ tìm tài liệu tiếng Anh tối thiểu mà sinh viên cầnđọc
+ Giảng viên thường xuyên kiểm tra, đánh giá sinh viên trong suốt quá trình của mônhọc thông qua các hình thức kiểm tra đa dạng như bài tập cá nhân hoặc bài tập nhóm phùhợp với đặc thù môn tiếng Anh
+ Sinh viên khi tự học phải có được môi trường học mang tính tự học cao (autonomouslearning environment) Nhà trường nên đầu tư thêm tài liệu phát cho sinh viên để ngoàigiáo trình chính học trên lớp sinh viên có thể tự trau dồi thêm về các kĩ năng khác (nghe,nói, đọc, viết)
Trang 15CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
I Các giả thuyết nghiên cứu
1 Yếu tố về giảng viên giảng dạy tiếng Anh
Năng lực và phẩm chất nhân cách của người giáo viên giảng dạy tiếng Anhchuyên ngành công nghệ thông tin chính là “tài” và “đức” thể hiện thông qua các giátrị về: lối sống, lập trường mang ý thức chính trị, xã hội, cái nhìn về nhân sinh quan,thế giới quan, thái độ và tình cảm đúng đắn trong giảng dạy cũng như trong các mốiquan hệ giao tiếp – đưa ra những hành vi phù hợp với thực tiễn Đây là cuộc đấu tranhnội bộ của người thầy
Giảng viên tiếng Anh giảng dạy bậc Đại học – Cao đẳng theo qui định phải đạtchuẩn C1 (CEFR) theo qui định của Bộ giáo dục Đây là đòi hỏi nhất thiết để để giảngviên đủ năng lực thực sự khi thực hành đứng lớp Bên cạnh năng lực và trình độchuyên môn vững, giảng viên phải là những người biết tổ chức lớp học, biết xây dựngcác qui chuẩn đánh giá phù hợp với năng lực thực tại của mỗi lớp học và biết xây dựnglớp học tích cực và thoải mái nhất Bởi lẽ tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thôngtin sẽ là môn học khô cứng nếu chỉ giảng dạy các lý thuyết hàn lâm trong giáo trình