1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học

54 138 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 688,49 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH PHẠM TRẦN BẢO HÒA PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: hướng ứng dụng Mã s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM TRẦN BẢO HÒA

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VAY VỐN CỦA

SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Hướng đào tạo: hướng ứng dụng

Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS SỬ ĐÌNH THÀNH

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và do tôi thực hiện Các số liệu được dùng trong bài để nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng hoặc do chính bản thân tôi thu thập được Các kết quả trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, phù hợp và khách quan tại Việt Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Ngày 15 tháng 12 năm 2019

Người cam đoan

Phạm Trần Bảo Hòa

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH VẼ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỞ ĐẦU

1 Về tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới 2

6 Kết cấu của luận văn 3

TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 4

1.1 Cơ sở lý thuyết 4

1.1.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên 4

1.1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên 5

1.1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên 9

1.1.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viên vay 9

1.2 Tổng quan các nghiên cứu 11

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 11

1.2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế 13

Trang 4

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 15

1.2.3.1 Công trình trong nước 15

1.2.3.2 Công trình nước ngoài 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên 15

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Xây dựng mô hình 19

2.1.1 Quy trình nghiên cứu 19

2.1.2 Mô hình nghiên cứu 20

2.2 Phương pháp nghiên cứu 24

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu và phân tích thông tin 24

2.2.3 Bảng hỏi khảo sát và mã hóa biến 24

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 26

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 Thông tin về mẫu khảo sát 27

3.1.1 Về giới tính 27

3.1.2 Năm đang học 27

3.2 Thống kê mô tả 28

3.3 Kết quả kiểm định các biến độc lập 30

3.4 Dự đoán xác suất của một số trường hợp 32

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 32

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 33

4.1 Kết luận 33

4.2 Giải pháp 33

4.2.1 Tăng hạn mức cho vay 33

4.2.2 Tăng số lần giải ngân 34

4.2.3 Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình 34

4.2.4 Tăng cường thu hồi nợ sinh viên sau khi ra trường 34

Trang 5

4.2.5 Ổn đình nguồn vốn vay 35

4.3 Kiến nghị 35

4.3.1 Về phía Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội 35

4.3.2 Về phía chính quyền địa phương 35

4.3.3 Về phía nhà trường 35

4.3.4 Về phía sinh viên và gia đình 36

4.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 36

KẾT LUẬN 37 Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC I: PHIẾU KHẢO SÁT

PHỤ LỤC II KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SPSS

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1.1 Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm

3 Bảng 1.3 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan 12

4 Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nhu cầu

vay vốn

24

6 Bảng 3.1 Mô tả số liệu về tình hình chi phí và thu nhập 29

7 Bảng 3.2 Tổng hợp đặc điểm từ 150 sinh viên khảo sát 29

8 Bảng 3.3 Tình hình vay vốn của sinh viên điều tra 30

11 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Wald các biến trong mô hình 31

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

2 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu giới tính trong mẫu nghiên cứu 28

3 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu năm sinh viên đang theo học 28

4 Biểu đồ 3.3 Số lượng thành viên đang đi học trong gia đình 30

Trang 8

- Mục tiêu nghiên cứu là: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các sinh viên trường Đại học Mục tiêu cụ thể bao gồm: hệ thống các các cơ sở

lý thuyết và thực tiễn của chính sách tín dụng dành cho sinh viên các trường Đại học, nêu một số thực trạng còn tồn đọng trong chính sách tín dụng dành cho sinh viên, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên

Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi, sau đó tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và mô hình hồi quy binary logistic để phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học

Kết quả nghiên cứu: các yếu tố có tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên bao gồm chi phí học tập, thu nhập của sinh viên, số lượng thành viên đang đi học, đối tượng hộ gia đình và nơi cư trú của gia đình sinh viên

Kết luận và hàm ý: chính sách tín dụng sinh viên chủ yếu nhắm đến hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bên cạnh đó chính sách vẫn còn tồn đọng các vấn đề cần có các đề xuất để nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên

Từ khóa: chính sách cho vay, sinh viên đại học, nhân tố ảnh hưởng nhu cầu

Trang 9

ABSTRACT

Title: “Analysis of factors affecting the need for credit of students”

Disadvantaged student credit program at VietNam Bank For Social Policy is one of the most important policies for students with difficult family circumstances In the order to improve the level of meeting the student’s loan needs, I decided to conduct

a research about "Analysis of factors affecting the need for credit of student"

Problem: Analysis of factors affecting the need for credit of students to improve the student’s loan demand Specific objectives include: a system of theoretical and practical basis of the credit policy for students of university students, highlighting some outstanding situations in the credit policy for students, analyzing the factors affecting the loan needs of university students, proposing solutions to improve the level of meeting the student's loan needs

Methods: the thesis uses Randomization methods to collect data through questionaires, then proceeds to process the data using descripive statistics, comparision and regression model of binary logistic to analyze the data

Results: The factors affecting the need for credit of students include schooling costs, living expenses, the number of members attending school, household type and residence of student’s family

Conclusions: besides the problems that are still inadequate, this policy also brings certain benefits, supporting a part of costs, reducing the burden for families, helping students improve the level of meeting the student’s loan needs

Keywords: credit program, student, the factors affecting the needs

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Về tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm, nhất là khi nhu cầu về nguồn năng lực có trình độ chuyên môn cao ngày càng tăng Trong đó, giáo dục đại học đã mở ra cơ hội để nhiều người có thể phát triển không những về mặt chuyên môn mà còn bao gồm nhiều kỹ năng cần thiết khác Tuy nhiên, hiện nay với mức thu nhập bình quân không ổn định của không ít gia đình do thiên tai, hạn hán hay những biến cố thì việc cho con ăn học tới nơi tới chốn là rất khó khăn Nhiều sinh viên phải

bỏ học giữa chừng vì không đủ tiền đóng học phí cũng như sinh hoạt phí Trước thực

tế đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1/2007/QĐ – TTg ngày 27 tháng 09 năm 2007 về tín dụng đối với học sinh sinh viên

Với mức lãi suất ưu đãi nên nguồn vốn chỉ có một tỉ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay, tiền còn lại được cân đối từ Ngân sách Nhà nước Đây là một chương trình có đối tượng thụ hưởng rộng, thời gian trung bình của một món vay kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ là khá dài trong khi nguồn lực thì có hạn Không những thế, nguồn vốn này còn bị một số gia đình sử dụng không đúng mục đích bởi vì lãi suất thấp nên các hộ dù đủ năng lực lo cho con đi học vẫn vay để đầu tư vào những chuyện khác Theo tính toán của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, những năm gần đây có bình quân 20% số sinh viên trúng tuyển có như cầu vay do đó thiếu hụt về nguồn vốn thực sự rất cấp bách Vậy nhu cầu vay của sinh viên có được đáp ứng hết hay không

và những nhân tố nào tác động làm tăng nhu cầu vay vốn của sinh viên, xuất phát từ những thực tế trên tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường đại học” Từ đó có thể đưa ra những đề xuất góp phần nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường

- Đề xuất các giải pháp nhằm giúp sinh viên tiếp cận vốn vay

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu của đề tài này là :”Các yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh các trường Đại học là gì” Từ đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng khảo sát: sinh viên trường đại học Khoa học tự nhiên, trường Xã hội nhân văn, trường Sư phạm Kỹ Thuật TPHCM

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02/2019 đến tháng 11/2019

5 Phương pháp nghiên cứu và đóng góp mới

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên kết hợp thống kê mô tả và so sánh để thu thập số liệu sau đó tiến hành phân tích hồi quy mô hình binary logistic Nguồn dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:

Trang 12

Số liệu thứ cấp: số liệu các định mức cho vay từ năm 2007 đến nay, kết quả thực hiện cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn giai đoạn từ năm 2010 đến 2017 trong báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng Chính sách xã hội

Số liệu sơ cấp: bảng câu hỏi khảo sát đối với sinh viên đã có tham gia vay hoặc không tham gia vay tại 3 trường đại học là Khoa học tự nhiên, Xã hội nhân văn và Sư phạm

kỹ thuật tại TP Hồ Chí Minh

Đóng góp mới của luận văn

Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến nhu cầu vay của sinh viên tại các trường Đại học Từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho sinh viên

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, Phụ lục nội dung chính của bài luận văn bao gồm:

● Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng hợp các nghiên cứu trước

● Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

● Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

● Chương 4: Kết luận

TÓM TẮT PHẦN MỞ ĐẦU

Phần mở đầu tác giả trình bày sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp Xuất phát từ những đắn đo, ý tưởng suy nghĩ

từ những mục tiêu đó , nghiên cứu cụ thể hóa thành câu hỏi được trả lời trong đề tài

và sau cùng là kết cấu của của dề tài nghiên cứu Phần mở đầu này sẽ làm cơ sở cho các chương tiếp theo

Trang 13

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm về tín dụng sinh viên

1.1.1.1 Các khái niệm tín dụng sinh viên

Những định nghĩa, khái niệm tín dụng sinh viên được sử dụng phổ biến và có thể tóm tắt từ các từ điển và quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank) như sau:

Từ điển của Macmilan viết như sau: “Tín dụng sinh viên là một khoản tiền do ngân hàng hoặc một tổ chức cho sinh viên vay để hoàn thành khóa học Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ hoàn trả số tiền này”

Từ điển Cambridge viết: “Tín dụng sinh viên là một thỏa thuận vay tiền giữa sinh viên một trường cao đẳng hoặc đại học với một ngân hàng để thanh toán cho việc học, việc hoàn trả sẽ bắt đầu sau khi sinh viên kết thúc việc học và bắt đầu đi làm” Quan điểm của Ngân hàng Thế giới (World Bank): “Chi phí chia sẻ không thể được thực hiện một cách công bằng mà không có một chương trình cho sinh viên vay có thể hỗ trợ cho tất cả sinh viên, những người có nhu cầu vay cho việc học tập…điều hợp lý của hình thức hỗ trợ tài chính sinh viên được đề xuất với chính phủ làm đảm bảo sinh viên vay vốn chứ không phải là các khoản tài trợ”

1.1.1.2 Các yếu tố cấu thành quan hệ hình thức cho vay

Quan hệ hình thức cho vay được cấu thành bởi 4 yếu tố:

- Chủ thể tín dụng gồm người cho vay và người đi vay Trong một số trường hợp, chủ thể thứ ba xuất hiện với tư cách là người bảo lãnh cho vay Người cho vay

là người nhượng quyền sử dụng sử dụng vốn tín dụng cho người khác sử dụng, có thể

là thể nhân hay pháp nhân, khi nhượng quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác theo đuổi những mục tiêu kinh tế - xã hội khác nhau nhưng chủ yếu là kiếm lời Người đi vay là người nhận quyền sử dụng vốn tín dụng của người cho vay, sử dụng vốn tín dụng với hai lý do tiêu dùng hoặc kinh doanh (đầu tư)

- Đối tượng tín dụng là quyền sử dụng (không phải là quyền sở hữu) vốn tín dụng bằng tiền

Trang 14

- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện chuyển quyền sử dụng vốn tín dụng Nó được tính từ khi bắt đầu giao vốn tín dụng cho người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng kèm một phần giá trị tăng thêm

- Giá cả tín dụng (lãi suất/ lợi tức) là giá trị bù đắp cho người cho vay do việc chuyển nhượng quyền sử dụng vốn tín dụng Cũng có thể coi giá tín dụng là giá mà người đi vay phải trả cho nhận quyền sử dụng vốn tín dụng

1.1.1.3 Cơ sở hình thành tín dụng sinh viên

Tín dụng ra đời từ rất sớm, nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong sản xuất là sự phân công lao động xã hội và xuất hiện sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, điều này khiến xã hội

bị phân hóa Của cải vật chất tập trung vào tay một nhóm người, trong khi một số khác lại có thu nhập thấp hoặc thu nhập không đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống Từ đó đẩy họ vào cuộc sống vay mượn, nợ nần, đây chính là cơ sở hình thành tín dụng Cơ sở hình thành nguồn vốn tín dụng dành cho sinh viên bắt nguồn từ thực

tế là có nhiều sinh viên đã thi đậu vào trường đại học nhưng gia đình không đủ điều kiện để trang trải các chi phí Trước thực tế đó, Nhà nước đã quyết định thành lập quỹ tín dụng cho sinh viên nhằm giảm bớt gánh nặng cho gia đình cũng như bản thân sinh viên

1.1.2 Các quy định của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên

● Đối tượng được vay vốn là học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; học sinh sinh viên là thành viên của hộ gia đình nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật hoặc là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của

hộ gia đình nghèo theo quy định; học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú

Trang 15

● Điều kiện được vay vốn: học sinh, sinh viên đang sinh sống tại hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn trên; đối với sinh viên, sinh viên năm nhất thì phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của trường; đối với sinh viên từ năm hai trở đi phải có giấy xác nhận của nhà trường

về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu

● Mức vốn và lãi suất cho vay năm 2018 (Điều 5)

- Mức vốn: từ năm 2007 mức cho vay được quy định là 800.000đ/tháng, mức giải ngân qua hàng năm tăng dần để hỗ trợ tối đa cho sinh viên, đến năm 2018 mức giải ngân là 1.500.000đ/tháng, kể từ ngày 01/12/2019 mức giải ngân được nâng lên 2.500.000đ/tháng Mức giải ngân hằng năm được tăng lên qua các năm và thống kê chi tiết theo bảng sau:

Bảng 1.1 Số tiền giải ngân hàng tháng cho sinh viên từ năm 2007 đến năm 2018

● Thủ tục vay vốn sinh viên

Người vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội: Chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội, là cha hoặc mẹ hoặc người đại diện cho gia đình nhưng đã thành niên (đủ 18 tuổi) được Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã sở tại xác nhận

Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách xã hội:

Hồ sơ cho vay:

Trang 16

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm Khế ước nhận nợ (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng)

- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD)

- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD)

- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD)

● Thời hạn vay bao gồm thời hạn vay tiền và thời hạn trả nợ Thời hạn vay tiền

là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận khoản vay đầu tiên cho đến ngày học sinh sinh viên kết thúc khóa học Trong khoảng thời gian này sinh viên chưa phải chi trả bất cứ khoản vay nào kể cả tiền lãi và tiền gốc Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả khoản vay đầu tiền cho đến khi trả hết cả gốc lẫn lãi Đối với sinh viên có thời gian đào tạo một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng

2 lần thời hạn phát tiền vay Đối với sinh viên có thời gian đào tạo trên một năm thì thời gian trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay Đối với các chương trình khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay

● Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn: trong trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng thì lãi suất phải trả sẽ được giảm Ngân hàng chính sách xã hội sẽ quy định cụ thể lãi suất ưu đã trong trường hợp trả nợ trước hạn

● Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:

Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản

đề nghị gia hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn

● Trách nhiệm của các cơ quan:

Trang 17

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước

để cho học sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành: chịu trách nhiệm chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ

sở đào tạo nghề thuộc quyền quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách tín dụng học sinh, sinh viên, chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy định Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên đồng thời phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong quá trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc nhận tiền vay và đóng học phí Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả

nợ Ngân hàng Chính sách xã hội

Trang 18

1.1.3 Vai trò của tín dụng đối với sinh viên

Tín dụng đối với sinh viên có vai trò hết sức quan trọng Đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay những gia đình gặp phải những biến cố thì việc trang trải học phí đúng thời hạn là rất khó khăn Điều đó dẫn đến, các sinh viên bắt buộc phải kiếm thêm công việc để kiếm sống nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập Đối với các trường có sinh viên có kết quả học tập không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường Chính vì vậy chương trình tín dụng dành cho sinh viên rất có ý nghĩa, một mặt giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo, mặt khác giúp sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và một phần nào đó chi phí sinh hoạt từ đó giúp sinh viên yên tâm tập trung vào việc học và tự tin bước vào đời

1.1.4 Mục tiêu của chính sách cho học sinh sinh viên vay

Chương trình tín dụng dành cho học sinh sinh viên trên toàn thế giới đều rất đa dạng

và được ban hành tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước nhưng chủ yếu có năm mục tiêu

cơ bản Đầu tiên, mục tiêu xã hội thể hiện trong việc trao cơ hội được tiếp tục học tập cho người nghèo, các khoản vay luôn hướng đến các đối tượng thực sự có nhu cầu và mong muốn, hỗ trợ sinh viên thông qua lấy nguồn thu từ mức học phí đóng cao hơn, tăng cơ hội tiếp tục trau dồi kiến thức ở các bậc cao hơn, đây là hình thức trợ cấp chéo Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của sinh viên cũng như tăng cường khả năng độc lập về tài chính bên cạnh hỗ trợ sinh viên giảm bớt khó khăn về tài chính trong quá trình học tập Thứ ba, sinh viên an tâm hơn trong việc học hành và tập trung vào việc học dẫn đến sẽ đạt kết quả tốt hơn, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng trong tương lai Thứ tư, mục tiêu ngân sách của chính sách thể hiện thông qua việc đảm bảo thu nhập cho các trường, từ đó chủ động hơn trong việc duy trì chất lượng đào tạo trước việc chi phí hằng năm có thể tăng lên Từ đó, chính sách giúp mở rộng

hệ thống giáo dục đại học, mở rộng cơ sở hạ tầng, mở rộng các hệ thống của các trường đại học thông qua mở các trường dân lập, tư thục

Mục tiêu của chính sách tín dụng dành cho học sinh sinh viên tại Việt Nam cũng đề

ra các mục tiêu tương tự như các nước trên thế giới Hằng năm có rất nhiều sinh viên nhận được giấy báo trúng tuyển và nhập học từ các trường nhưng vì điều kiện gia

Trang 19

không cho phép nên không thể tiếp tục theo học Chính sách này đồng hành cùng sinh viên trong suốt quãng thời gian theo học cũng như tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho người nghèo, đảm bảo công bằng xã hội Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ điều kiện sẽ dễ dàng tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân điều này sẽ cung cấp một nguồn nhân lực có chất lượng Không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho bản thân sinh viên mà chính sách góp phần giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình sinh viên Với thực tế hiện nay, hầu hết các trường

đã đang và sẽ chuyển sang tự chủ tài chính, chính sách này cũng sẽ chia sẻ bớt gánh nặng về học phí cho nhà trường – nơi sinh viên trực tiếp theo học

Cụ thể từ năm 2010 đến năm 2017 kết quả thực hiện cho vay đã đạt được các kết quả như sau:

Bảng 1.2 Kết quả thực hiện cho vay HSSV của NHCSXH từ 2010-2017

Năm Doanh số

cho vay (triệu đồng)

Doanh số thu nợ (triệu đồng)

Tổng dư

nợ (triệu đồng)

Nợ quá hạn (triệu đồng)

Tỷ lệ

nợ quá hạn (%)

Số hộ còn

dư nợ (hộ)

Nguồn Báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng chính sách xã hội

Thông qua Báo cáo tổng kết và báo cáo thường niên của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, những kết quả thực hiện chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn đến ngày 31/08/2017 đã đạt được như sau:

Trang 20

- Tổng doanh số cho vay đến ngày 31/08/2017 đạt 59.061 tỷ đồng, doanh số cho vay bình quân là 5.906 tỷ đồng/năm; trong đó năm cao nhất là năm 2011 với doanh

số cho vay đạt 9.438 tỷ đồng

- Đối với phần thu nợ thì tổng doanh số đến ngày 31/08/2017 đạt 42.662 tỷ đồng, doanh số bình quân là 4.262 tỷ đồng/năm; số thu nợ cao nhất đạt 8.588 tỷ đồng trong năm 2011

- Số dư nợ đến ngày 31/08/2017 là: 15.993 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 142

tỷ đồng, chiếm 0,89%/tổng dư nợ Các năm có dư nợ cao là 2011, 2012, 2013 lần lượt với số dư nợ là 33.447 tỷ đồng, 35.802 tỷ đồng, 34.262 tỷ đồng

- Chương trình đã giúp cho trên 3,5 triệu lượt HSSV được vay vốn để chi phí học tập Các năm có số hộ gia đình và HSSV có dư nợ cao là: năm 2011 là 1.923 hộ, với 2.407 HSSV; năm 2012 là 1.886 hộ, với hơn 2.314 HSSV; năm 2013 là 1.701 hộ, với 2.094 HSSV Đến nay, chỉ còn hơn 671 ngàn hộ gia đình đang vay vốn cho gần

761 nghìn HSSV đi học

1.2 Tổng quan các nghiên cứu

1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Các đề tài nghiên cứu liên quan đễn chương trình tín dụng dành cho học sinh sinh viên đã được một số người tiến hành với phạm vi trong cả nước cũng như tại địa phương Trong số các công trình đã được công bố thì có một số công trình có nội dung tiêu biểu liên quan đến đề tài như sau:

1 Tác giả Nguyễn Mai Hương và Nguyễn Thùy Linh đã nghiên cứu đề tài

“Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra” Bài viết đưa ra các ưu cũng như nhược điểm của chính sách đồng thời giới thiệu, trình bày các phương thức, thủ tục cho vay vốn thông qua hộ gia đình, đại diện hộ gia đình là người trực tiếp đứng ra vay vốn và có trách nhiệm trả nợ với Ngân hàng Chính sách xã hội Từ đó, bài viết tổng kết những kết quả đạt được từ năm 2007 đến năm 2017 với một số nội dung như sau: chính sách đã tạo cơ hội cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đã của nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội Bên cạnh đó bài viết cũng đưa ra các hạn chế, bất cập còn tồn tại của chính sách

Trang 21

như chủ trương định hướng mới của chính sách mới chỉ được xem xét trong phạm vi hẹp là vai trò tín dụng; đối tượng vay không áp dụng đánh giá năng lực tài chính của sinh viên; mức giải ngân chưa hợp lý Cuối cùng, bài viết đưa ra các kiến nghị cũng như đề xuất

2 Nguyễn Quốc Nghi (2010) trong bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trên địa bàn Cần Thơ thông qua phương pháp thống kê mô tả và sử dụng mô hình Probit để đưa ra các kết luận

3 Huỳnh Thanh Nhã (2015) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập tại Cần Thơ đã đưa ra kết quả chương trình vay vốn đã được triển khai rộng rãi đến các sinh viên nhưng với mức độ đáp ứng các chi phí chỉ mới một phần nào đó Vì vậy như cầu vay vốn của

sinh viên đòi hỏi sẽ tăng lên nên chính sách cần có những điều chỉnh phù hợp

Cả hai bài nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) và Huỳnh Thanh Nhã (2015) đều phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên cùng ở địa bàn Cần Thơ, các nhân tố được hai tác giả lựa chọn có thể được tóm tắt trong bảng 1.3

Bảng 1.3 Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan

STT Nhân tố ảnh

Nghi (2005)

Nhã (2015)

1 Thu nhập của

gia đình

Tổng thu nhập của gia đình sinh viên Triệu đồng/năm X

2 Thu nhập của

sinh viên

Tổng thu nhập của

3 Chi phí học tập Chi phí cho việc học

Trang 22

=0 nếu thuộc các đối tượng khác

=1 nếu sinh viên ở trọ

=0 nếu không ở trọ

X

8 Năm đang học

Tính từ năm nhập học đến khi phỏng vấn

9 Việc làm thêm

Tình hình làm thêm trong lúc đi học đại học của sinh viên

=1 nếu sinh viên

có đi làm thêm

=0 nếu sinh viên không đi làm thêm

Nguồn Tổng hợp từ các nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã và Nguyễn Quốc Nghi

1.2.2 Tình hình nghiên cứu quốc tế

Đối với các nhà nghiên cứu nước ngoài thì vay vốn đối với học sinh sinh viên là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xem xét dưới nhiều góc

độ như khả năng hoàn trả, thu hồi các khoản vay cũng như các chế tài áp dụng đối với việc không thanh toán, nợ quá hạn Cá công trình có thể kể đến như sau:

Trang 23

Nghiên cứu của Hua Shen và Adrian Zidem về “Mức phải trả và khả năng thu hồi những khoản vay sinh viên, so sánh với quốc tế” Bài viết nghiên cứu về 44 chương trình từ 39 nước cho thấy chương trình cho sinh viên vay chủ yếu nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, tỷ lệ phải trả từ sinh viên khoảng 40% nhưng tỷ lệ thu hồi vốn còn thấp hơn cả tỷ lệ này

Bài báo của Tim Leunig và Gill Wyness về trả nợ vay sớm của sinh viên: Chính phủ

có nên thực hiện chế tài về kinh tế, nghiên cứu trong bối cảnh chính phủ Anh nâng hạn mức thu nhập bắt đầu trả nợ của sinh viên từ 15.000 lên 20.000 Bảng Anh và đi cùng với đó là lãi suất cao hơn, chính phủ Anh lo ngại sinh viên trốn trả lãi cao bằng cách trả tiền vay sớm và với số lượng lớn, vì vậy đang nghiên cứu hệ thống tính thêm phí cho những sinh viên trả tiền vay sớm Tuy nhiên, tác giả bài viết cho rằng việc này không phù hợp vì những người trả tiền vay sớm thường là sinh viên nghèo và trả một lượng số tiền nhỏ chia ra thành nhiều đợt Nguyên nhân chủ yếu của hành động trả sớm là vì sợ bị nợ chứ không phải có thừa tiền

Nghiên cứu của Maureen Woodhall về vay nợ sinh viên: triển vọng, bất cập và những bài học kinh nghiệm từ quốc tế cho rằng có rất nhiều chương trình, mô hình cho sinh viên vay vốn nhưng không có bất cứ mô hình nào thích hợp với các quốc gia Chính phủ các nước thường không hài lòng với các chương trình này và có nhiều ý kiến tiêu cực về chương trình này, những chương trình có những đóng góp đến quá trình

đa dạng hóa thu nhập và chia sẻ khó khăn cho sinh viên Điều quan trọng là nâng cao hiệu quả và ảnh hưởng của chương trình

Tác giả Dynarski và Scott (2008) đề cập tới nhân tố “ Chi phí giao dịch” ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên Sự phức tạp, rườm rà của quy trình thủ tục xin vay vốn là những biểu hiện cho việc chi phí giao dịch cao Nghiên cứu về chương trình hỗ trợ sinh viên tại Mỹ của các tác giả Bettinger, Long, Oreopoulos và Sanbanmatsu (2009) chỉ ra rằng việc phổ biến và cung cấp đầy đủ thông tin các điều kiện xét duyệt học bổng là chưa đủ để khuyến khích sinh viên xin hỗ trợ khi quy trình thủ tục còn khá rườm rà, gây khó khăn cho người nộp hồ sơ Kết quả nghiên cứu một

Trang 24

lần nữa đưa ra rằng mức độ ảnh hưởng của nhân tố “ Chi phí giao dịch” trong quyết định vay vốn của sinh viên

Bên cạnh đó, nhóm tác giả Gross J., O.Cekic, D Hossler, N.Hillman (2009) phân tích những nguyên nhân sinh viên không trả được nợ ở Mỹ, kết quả nghiên cứu đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của sinh viên bởi ý thức về khả năng trả

nợ của bản thân là yếu tố quan trọng đưa ra quyết định vay vốn hay không Những nhân tố đó là khả năng học tập và kết quả học phổ thông, thu nhập và các khoản nợ sau khi ra trường, tuổi tác của những người vay vốn đi học, hoàn cảnh gia đình ảnh hướng đến khả năng trả nợ và quyết định vay vốn của sinh viên

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

1.2.3.1 Công trình trong nước

Sau khi tham khảo các nghiên cứu có liên quan trong nước, có thể thấy đây là một trong những dề tài được nhiều tác giả trong nước quan tâm Tuy nhiên hiện nay chưa

có công trình nghiên cứu nào liên quan đến việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường Đại học Vì vậy, đề tài nghiên cứu thể hiện tính mới và không bị trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây

1.2.3.2 Công trình nước ngoài

Các công trình nước ngoài hầu như đã tập trung vào việc phân tích nêu lên các nhân

tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên Tuy nhiên, về thang đo nghiên cứu cần được bổ sung thêm và hoàn thiện để xây dựng bộ thang đo hoàn chỉnh

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên

Hiện nay đã có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành áp dụng chính sách vay vốn dành cho học sinh sinh viên Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên là một trong những vấn đề được nhiều tác giả nghiên cứu

Theo Tilak (1992) cho rằng tiềm năng tài nguyên, tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí giáo dục đại học và hiệu quả bằng cách làm cho sinh viên cảm thấy được tầm quan trọng của giáo dục và nghề nghiệp của bản thân, đây là những cơ sở mà chương trình tín dụng học sinh sinh được ủng hộ, bên cạnh đó chương trình góp phần chuyển được gánh nặng từ thế hệ hiện tại sang thế hệ tương lai

Trang 25

Tín dụng dành cho học sinh sinh viên là khoản vay để chi trả các chi phí như học phí, chi phí nghiên cứu, chi phí sinh hoạt trong suốt quá trình theo học tại trường (Jackson, 2002)

Song song đó, Yeu Ping Chung (2003) cho rằng chương trình vay vốn sinh viên là sự

hỗ trợ về tài chính được phân bố dựa trên nhu cầu Sự hỗ trợ tài chính này nhằm giúp học sinh sinh viên có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng

Theo nghiên cứu của Ziderman (2004), Nguyễn Quốc Nghi (2005), Võ Thị Phương Lan (2005) cho rằng nhu cầu vay vốn của học sinh sinh viên bị tác tác động bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan; các yếu tố đến từ bản thân sinh viên như trình

độ đào tạo, khối ngành đào tạo…; yếu tố đến từ gia đình sinh viên như số lượng thành viên đang theo học…; các yếu tố từ xã hội có thể kể đến như chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, chi phí phát sinh khác…

Bên cạnh đó, nhóm tác giả Gross J., O.Cekic, D Hossler, N.Hillman (2009) phân tích những nguyên nhân sinh viên không trả được nợ tại Mỹ, kết quả nghiên cứu đưa ra nhân tố ảnh hưởng đến quyết định có vay vốn hay không của sinh viên thông qua ý thức về khả năng trả nợ của bản thân Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

và quyết định vay vốn của sinh viên đó là khả năng học tập, kết quả học tập phổ thông, thu nhập và các khoản nợ sau khi ra trường, tuổi tác của những người vay vốn

đi học và hoàn cảnh gia đình

Nguyễn Quốc Nghi (2010), trong nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên tại Cần Thơ đã đưa một số kết luận liên quan đến nhu cầu vay vốn của sinh viên như sau: (1) Sinh viên có nhu cầu vay vốn khi bắt đầu học năm thứ hai và năm thứ ba; (2) Thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng là thu nhập bình quân hầu hết của các sinh viên có nhu cầu vay vốn; (3) Vay vốn được lựa chọn là giải pháp của nhiều sinh viên trong việc giải quyết khó khăn về vấn đề tài chính; (4) Mức vay chủ yếu của sinh viên nằm trong khoảng từ 5 đến 8 triệu đồng; (5) Nhu cầu vay vốn của sinh viên tương quan thuận với số người phụ thuộc trong gia đình Ngược lại, quyết định vay vốn của sinh viên có tương quan nghịch với thu nhập của gia đình sinh viên và thu nhập của bản thân sinh viên

Trang 26

Trong khi đó, Erik Cantona và Andreas Blomb sử dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá nhu cầu tài chính của học sinh, sinh viên phụ thuộc vào các yếu tố trình độ học vấn, tuổi tác, thu nhập sinh viên ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc chính phủ hỗ trợ tài chính cho học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và được tính toán theo mô hình Probit: Pr(DENROL = 1) i = α + βX i + γTi + εi Trong đó, DENROL = 1 nếu người đó đang theo học đại học và 0 ngược lại, i là số sinh viên, α là một giá trị, X là chi phí học tập của sinh viên tác động của sự can thiệp vào biến kết quả được ước tính từ các khoản vay dựa trên thành tích học tập của sinh viên được đo bằng γ ; T cho biết phương hướng giải quyết tùy thuộc vào liệu HSSV nhận được sự trợ giúp về tài chính của chính phủ hay không Để đi đến kết luận này, các tác giả xác định một giả định DAID = 1 khi học sinh nhận được một khoản trợ cấp từ chính phủ, và 0 nếu ngược lại

Huỳnh Thanh Nhã (2015) đã đề xuất mô hình nghiên cứu:

NCVAY=0+1CPHT+2CPSH+3TNSV+4SLTV+5DTGD+6TDDT+7KHOIDT+8NOIO

Trong đó các biến độc lập bao gồm chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập sinh viên, số lượng thành viên đang đi học của một hộ gia đình, đối tượng của hộ gia đình sinh viên, khối ngành đào tạo và cuối cùng là nơi ở

Đối với các đề tài nghiên cứu của các luận án vẫn còn khá nhiều chỗ trống và nên được lắp đầy Hầu hết về không gian nghiên cứu vấn đề này chỉ mới được tiến hành tại Cần Thơ cho nên cần có thêm những nghiên cứu tại các thành phố lớn và là trọng điểm của giáo dục đào tạo như Hà Nội, Hồ Chí Minh Về thang đo nghiên cứu của các nhân tố cần hoàn thiện thêm về thang đo hoặc bổ sung các nghiên cứu cũ và trước đầy còn nhiều hạn chế, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn nhưng hiện tại các yếu tố đó đã khác với hiện tại như: lãi suất cho vay, mức học phí, chi phí sinh hoạt, số tiền cho vay, tiêu chí xét hộ nghèo, cận nghèo…Đối với nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã (2015) thì nghiên cứu này chỉ giải thích được 74,4% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của sinh viên Do đó, các nghiên cứu hiện tại cần bổ sung thêm các biến độc lập có liên quan để tăng khả

Trang 27

năng nghiên cứu của mô hình và hoàn chỉnh bộ thang đo Dựa trên những nghiên cứu trước đây, tôi quyết định lựa chọn 6 biến bao gồm: chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của sinh viên, đối tượng gia đình, nơi cứ trú của gia đình, số lượng thành viên đang theo học Bởi vì, so với mô hình của tác giả Nguyễn Quốc Nghi, tôi không lựa chọn đưa biến năm đang theo học vào bởi theo Nghị định của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 -

2016 đến năm học 2020 – 2021 thì mức học phí qua các năm tăng khoảng 10% điều này không ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu vay vốn của sinh viên So với mô hình của tác giả Huỳnh Thanh Nhã, tôi quyết định không đưa biến khối ngành đào tạo vào bởi

vì các khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn du lịch có mức học phí/tháng/sinh viên có mức chênh lệch không đáng kể dao động từ 300 đến 350 ngàn đồng/tháng/sinh viên Đối với các sinh viên thuộc khối ngành Y dược vì do tính chất đặc thù của ngành nên mức học phí chênh lệch khá lớn gấp 2 lần/tháng/sinh viên đối với các ngành còn lại cho nên tôi đặt giả thuyết không đưa các đối tượng này vào đối tượng khảo sát

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày các vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng sinh viên liên quan đến nhu cầu vay vốn của sinh viên: (1) Khái niệm liên quan đến chính sách tín dụng của sinh viên; (2) Đặc điểm nội dung của chính sách; (3) Mục tiêu của chính sách; (4) Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên dựa trên việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây bao gồm những kết luận cũng như hạn chế của từng nghiên cứu Nền tảng lý luận này sẽ là cơ sở cho việc hình thành mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của chương 2

Ngày đăng: 23/03/2020, 23:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Phan Thanh Đông, 2016. Mức độ hài lòng của học sinh, sinh viên đố với chính sách tín dụng ở địa bàn tỉnh Cà Mau. Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mức độ hài lòng của học sinh, sinh viên đố với chính sách tín dụng ở địa bàn tỉnh Cà Mau
6. Phùng Văn Hiền, 2013. Chính sách hỗ trợ học sinh – sinh viên Những vấn đề đặt ra hiện nay. Tạp chí lý luận chính trị, số 6, trang 50 – 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí lý luận chính trị
8. Nguyễn Mai Hương, Phạm Hùng Hiệp, 2014, Tín dụng sinh viên – Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, Học viện tài chính, Bộ tài chính, số 127, trang 58 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán
10. Võ Thị Phương Lan, 2011. Những tồn tại trong tín dụng ưu đãi học sinh sinh viên và một số kiến nghị. Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 4, trang 8 - 11 11. Nguyễn Hoàng Long, 2019, Đánh giá kết quả triển khai chính sách tín dụng học sinh sinh viên, Tạp chí Thanh tra Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán", số 4, trang 8 - 11 11. Nguyễn Hoàng Long, 2019, Đánh giá kết quả triển khai chính sách tín dụng học sinh sinh viên
12. Huỳnh Thanh Nhã, 2015, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, số 40, trang 66 – 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ
13. Nguyễn Quốc Nghị, 2010, Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trên địa bàn Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của sinh viên trên địa bàn Cần Thơ
15. Nguyễn Thị Thanh Thúy, 2011. Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín dụng cho học sinh sinh viên ở Việt Nam hiện nay. Thông tin khoa học xã hội, số 7, trang 31 -36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học xã hội
16. Nguyễn Thanh Tuấn, 2015, Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng đối với học sinh sinh viên của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An
17. Lã Thị Hồng Yến, 2014, Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội.Danh mục tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội Khác
2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam, 2014. Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 22/11/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội Khác
4. Chính phủ, 2010, Quy chế xử lý nợ bị rủi ro. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 28/07/2010 Khác
7. Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thùy Linh, 2019. Chính sách tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Tài chính Khác
9. Nguyễn Mai Hương – Nguyễn Thùy Linh, 2018. Chương trình tín dụng sinh viên và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Bộ tài chính, số 692, tháng 11/2018, trang 102 – 104 Khác
14. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, 2017, Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình Tín dụng đối với học sinh sinh viên theo Quyết định số 157/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Khác
1. Chung, Y.P, 2003. The student loans scheme in HongKong, International Institute for Educational Planning Khác
2. Erik Cantona & Andreas Blomb, 2004. Can Student Loán Improve ccessibility to Higher education and student Performance? An Impact Study of the Case of SOFES, Mexico Khác
3. Jandhyala B.G. Tilak, 1992. Student Loans in Financing Higher Education in India. Higher Education, Vol. 23, No.4, Student Loans in Developing Countries, (Jun.,1992), pp.389 – 404 Khác
4. Ziderman, A, 2004. Policy options for student loan schemes; lesson from five Asian case studies. Policy Research and Dialogue, Student Loans Schemes in Asia, Vol 1, No.6 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w