1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam

81 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích khủng hoảng nợ công của Châu Âu và thực trạng nợ công của Việt Nam bao gồm công tác quản lý và hiệu quả sửdụng nợ t

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2011

Trang 2

  

Ngày…… tháng…… năm 2011 Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

  

Ngày……tháng ……năm 2011

Đơn vị thực tập

Trang 4

Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM , giờ là thời

điểm mà chúng em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và kết thúc khóa học Đạt được

kết quả này là nhờ sự nhiệt tình, tận tâm giảng dạy của tập thể giảng viên tại trường,những người đã dạy bảo chúng em trưởng thành cả về học vấn và tinh thần

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đặc biệt cảm ơn thầy giáo Quách Doanh

Nghiệp, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề Qua

đây em cũng xin cảm ơn các anh chị Chi nhánh Nam Sài Gòn – BIDV đã hướng dẫn

em trong thời gian thực tập tại ngân hàng

Hồ Chí Minh, ngày….tháng…năm 2011 Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Hoàng Linh

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH SỬ DỤNG

Hình 1.1: Minh họa cho mô hình cây 13

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009 16

Hình 2.2: Cán cân tài khoản vãng lai 19

Hình 2.3: Chi phí lao động của các nước 20

Hình 2.4: Thay đổi tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực 20

Hình 2.5: Tăng trưởng chi tiêu công hàng năm 23

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 24

Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010-2011 24

Hình 2.8: Thâm hụt ngân sách 2007-2009 25

Hình 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp 2007-2010 26

Hình 2.10: Đồ thị thể hiện hồi quy tuyến tính của nợ công theo THNS 29

Hình 2.11: Tình hình nợ công tính trên đầu người 33

Hình 2.12: Cán cân thương mại 36

Hình 2.13: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP 40

Hình 2.14: Cơ cấu các khoản vay nước ngoài theo loại tiền 41

Hình 2.15: Phần đóng góp của ODA vào GĐP của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2009 43

Hình 2.16: Thu hút vốn ODA của Việt Nam 43

Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR của Việt Nam 46

Hình 2.18: Tỷ lệ đầu tư công tính theo GDP 48

Hình 2.19: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam 51

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam 8

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank 9

Bảng 2.1: Kết quả chạy mô hình 30

Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009 33

Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010 35

Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN 35

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA 44

Bảng 2.6: Bảng thể hiện ICOR của Việt Nam 45

Bảng 2.7: Bảng xếp hạng hệ số ICOR 46

Bảng 2.8: Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế 47

Bảng 2.9: Mức an toàn của nợ công Việt Nam 49

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Khủng hoảng nợ công bùng nổ ở Châu Âu trong thời gian gần đây đã khiến

nhiều nước giật mình xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc hơn Nợcông trên thế giới là một thuật ngữ xuất hiện từ rất lâu do sự xuất hiện nhiềucuộc khủng hoảng nợ nhưng ở Việt Nam chỉ mới thảo luận chính thức trong 2

năm trở lại đây, và luật quản lý nợ công của Việt Nam cũng chỉ mới ban hànhtháng 6/2009

Nợ công không chỉ là nợ chính phủ mà còn là gánh nặng của toàn nước đó.Nếu nợ công vượt quá mức khả năng tài chính quốc gia có thể gây ra khủng

hoảng nợ và suy thoái kinh tế Bên cạnh mặt trái, nợ công cũng góp phần tích

cực thúc đẩy phát triển kinh tế Chính vì vậy một chính sách quản lý nợ côngtốt của chính phủ là điều vô cùng quan trọng

Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là chính phủ Việt Nam phải có những

bước đi hợp lý đặc biệt trong việc vay, quản lý, trả nợ được rút ra từ bài họckinh nghiệm khủng hoảng nợ công Châu Âu Với tính cấp thiết của vấn đề nên

tôi đã chọn đề tài“ Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – Đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách Việt Nam“.

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích khủng hoảng nợ công của Châu Âu và

thực trạng nợ công của Việt Nam bao gồm công tác quản lý và hiệu quả sửdụng nợ thông qua các biến số kinh tế vĩ mô, chỉ tiêu an toàn nợ để đề ra chính

sách kiểm soát nợ công ở mức an toàn

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

thể cho từng vấn đề

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:

Trang 9

Chương 1: Cơ sở lý luận về nợ công và khủng hoảng nợ

Chương 2: Khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và bài học kinh nghiệm rút

Trang 10

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt sử dụng i

Danh mục các hình sử dụng ii

Danh mục các bảng sử dụng iii

Lời mở đầu iv

Mục lục vi

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG 1

1.1 Khái niệm về nợ công 1

1.2 Khái niệm về khủng hoảng nợ 2

1.3 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công 4

1.3.1 Gia tăng chi tiêu của chính phủ 4

1.3.2 Tăng nợ trần 4

1.3.3 Sự gia tăng mức thâm hụt ngân sách 5

1.4 Tác động của nợ công 5

1.4.1 Về tính trung lập của nợ công 5

1.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công tới tăng trưởng kinh tế 6

1.5 Chỉ tiêu an toàn nợ công 7

1.6 Hệ số Icor 9

1.6.1 Khái niệm 9

1.6.2 Ưu, nhược điểm của ICOR 10

1.6.2.1 Ưu điểm 10

1.6.2.2 Nhược điểm 11

1.6.3 Ảnh hưởng của ICOR đến nền kinh tế Error! Bookmark not defined. 1.7 Mô hình cây để dự báo khủng hoảng nợ 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 13

Chương 2 KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG 15

2.1 Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu 15

2.1.1 Thực trạng tình hình nợ công ở Châu Âu 15

2.1.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu 18

2.1.2.1 Mất cân bằng thanh toán mở rộng 18

2.1.2.2 Chi tiêu của chính phủ Error! Bookmark not defined.21 2.1.2.3 Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế 23

2.1.3 Giới thiệu cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp 26

2.1.3.1 Giới thiệu nền kinh tế Hy Lạp 26

2.1.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ công ở Hy Lạp 27

2.2 Phân tích tình hình nợ công của Việt Nam hiện nay 31

2.2.1 Thực trạng nợ công của Việt Nam 31

2.2.2 Nguyên nhân của nợ công Việt Nam 33

2.2.2.1 Thâm hụt ngân sách nhà nước 33

2.2.2.2 Thâm hụt cán cân thanh toán 35

2.2.2.3 Khoản nợ lớn từ Vinasin Error! Bookmark not defined.

Trang 11

2.2.3 Cơ cấu nợ công của Việt Nam 38

2.2.3.1 Nợ trong nước Error! Bookmark not defined. 2.2.3.2 Nợ nước ngoài 39

2.2.4 Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam 41

2.2.5 Đánh giá chi phí sử dụng vốn ICOR 44

2.2.6 Đánh giá mức độ thất thoát, tham nhũng trong đầu tư công 47

2.2.7 Tác động của nợ công Việt Nam đến tình hình kinh tế vĩ mô Error! Bookmark not defined 2.2.7.1 Mức an toàn của nợ công Việt NamError! Bookmark not defined. 2.2.7.2 Nợ công và tăng trưởng kinh tế 50

2.3 Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu 51

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined Chương 3 GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ ĐỀ NGHỊ HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 56

3.1 Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu 56

3.2 Kiến nghị và giải pháp cho chinh sách quản lý nợ công Việt Nam theo hướng bền vững 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61

Kết luận viii

Phụ lục ix

Tài liệu tham khảo xvi

Trang 12

Chưong 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ CÔNG VÀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG

1.1Khái niệm về nợ công

Theo tiêu chuẩn quốc tế do Liên Hợp Quốc và các cơ quan quốc tế như Quỹ Tiền

Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế giới hay các cơ quan khác đều quy định nợ công là

nợ của chính phủ, nợ của doanh nghiệp nhà nước dù là được bảo lãnh hay không

được bảo lãnh

Vì thế có thể hiểu nợ công bao gồm tất cả những món nợ mà nhà nước sẽ phải cótrách nhiệm, dù ít dù nhiều, để trả, chứ không chỉ là những khoản nợ chính thức mànhà nước đi vay Do đó, nợ công cũng bao gồm cả những khoản nợ tiềm tàng nhưtiền trợ cấp hưu trí, các khoản bảo hiểm xã hội mà chính phủ sẽ phải chi trả, hay nợcủa doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước bảo trợ Để dễ hình dung quy mô của

nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so vớitổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Còn theo luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày17/06/2009 lại định nghĩa: Nợ công bao gồm các thành phần sau:

được ký kết, phát hành nhân danh nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các

khoản vay khác do Bộ tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo

quy định của pháp luật Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng

nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từngthời kỳ

tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh

trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết,phát hành hoặc uỷ quyền phát hành

Như vậy theo định nghĩa của Việt Nam chúng ta không đưa nợ của doanh nghiệpnhà nước vào nợ công Vì thế cách tính nợ công của các tổ chức thế giới sẽ khác so

với Việt Nam vì họ có cộng thêm phần nợ của doanh nghiệp nhà nước, đây là sựkhác nhau trong việc tính toán nợ công do hai cách tiếp cận khác nhau

Trang 13

1.2 Khái niệm về khủng hoảng nợ

Từ việc dựa trên các cuộc khủng hoảng nợ đã diễn ra mà người ta lại định nghĩakhủng hoảng nợ theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài định nghĩa về khủnghoảng nợ

Theo tổ chức Moody năm 2003 định nghĩa khủng hoảng nợ là khi một hoặc các

điều kiện sau xảy ra:

vốn gốc kể cả trường hợp việc thanh toán chậm trong thời gian ân hạn nợ

* Nhà phát hành đề nghị những người nắm giữ trái phiếu nắm giữ một chứng khoán

mới hoặc một rổ các chứng khoán mới nhằm giảm thực hiện các nghĩa vụ tài chính,

đây được xem như là một khoản nợ mới nhưng có mức lợi tức hoặc mệnh giá thấphơn của trái phiếu cũ

* Thị trường chứng khoán với mục tiêu rõ ràng là giúp đỡ những người vay mượn

tránh rơi vào tình trạng xấu nhất (như là chậm trễ trong việc chi trả lãi hơặc cần

thanh toán)

Theo Detragiache and Spilimbergo (2001) cho rằng khủng hoảng nợ là khi mộthoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:

hàng hoặc những nhà nắm giữ trái phiếu ) chiếm hơn 5% tổng nợ thương mại

thương mại được liệt kê trong Global Development Finance của World Bank.Theo Standard and Poor’s (Chambers and Alexeeva, 2002) cũng cho rằng khủng

hoảng nợ xảy ra khi ta không thực hiện nghĩa vụ chi trả vốn gốc hoặc lãi theo đúngthời hạn quy định ( hoặc trong khoảng thời gian ân hạn nợ đặc biệt ), đuợc phát biểu

cụ thể như sau:

- Đối với trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu nước ngoài hay nội địa mà ngươi phát

hành không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng thời hạn hoặc đề nghị chuyểnsang một khoản nợ mới với những khoản cam kết kém thuận lợi hơn so với

lượt phát hành trước

Trang 14

- Đối với khoản vay từ ngân hàng mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả

vốn gốc và lãi đúng như cam kết hoặc được sự chấp thuận của nhả cho vay giahan việc trả vốn gốc có cộng thêm hoặc không phần lãi nhưng kèm thêmnhững diều kiện kém thuận lợi hơn so với ban đầu Việc đồng ý gia hạn nợ cóthể xuất phát từ pháp lý hoặc do thỏa thuận ban đầu

Theo Manasse, Roubini, and Schimmelpfennig (2003) viết tắt là MRS lại lập luận

khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nợ ( bao gồm tính thanh khoản và

khả năng thanh toán ) rất trầm trọng trong cuộc khủng hoảng nợ 1980 đã trở thànhhiện tượng thường xuyên trong thập kỷ qua Vì vậy MRS cho rằng dữ liệu mà

Detragiache and Spilimbergo (2001) đưa ra đã loại trừ một vài cuộc khủng hoảng nợ

sơ khai nhưng được ngăn chặn do sự tài trợ lớn về tài chính của chính các chủ nợ

chính quyền Do đó họ đã đưa ra một định nghĩa khác về khủng hoảng nợ là:

- Theo định nghĩa của ở trên Standard and Poor’s

- Trường hợp quốc gia được nhận nhiều khoản nợ vay không ưu đãi từ IMFđược xác định là vượt mức 100% hạn mức ấn định trước

Theo Sy (2003) giả định trái phiếu nước ngoài là những chứng khoán nguy hiểmkhi mà những trái phiếu này đang được giao dịch 1000 điểm cơ bản hoặc nhiều hơn

so với trái phiếu kho bạc của Mỹ Ông lập luận rằng trong thực tế khi mà trái phiếu

đang giao dịch mức 1000 điểm đang tạo tâm lý rào cản tâm lý đối với người tham gia

thị trường, tác giả đã chứng minh dựa trên 140 trường hợp nợ xấu (chiếm 14% trongmẫu quan sát) từ 1994-2002 có sự liên quan đến việc tiếp cận thị trường trái phiếu

nước ngoài

Theo cách tiếp cận từ định nghĩa về khủng hoảng tài chính người ta cũng đưa ra

định nghĩa về khủng hoảng nợ như sau:

tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình

(1) Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền

(2) Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thểhoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng

(3) Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Trang 15

Khủng hoảng nợ là một dạng khủng hoảng tài chính khi xuất hiện yếu tố (1) và(2).

1.3 Nguyên nhân gây ra khủng hoảng nợ công

Nợ công không chỉ tác động rủi ro tài chính từ phía chính phủ mà còn ảnh hưởng

đến toàn xã hội Cụ thể là việc gia tăng nợ công có thể gây biến động lớn về giá cả

chứng khoán hoặc giá cả tiêu dùng, đưa đến tinh trạng lạm phát cao, rủi ro vỡ nợ lớn

Vì vậy để tìm ra giải pháp cho vấn đề nợ công thì trước tiên cần tìm hiểu nguyênnhân gây ra nợ công của mỗi quốc gia cũng như tùy thời kỳ thì nguyên nhân dẫn đến

nợ công cũng khác nhau, tuy nhiên từ các cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra từ trướctới nay thì tôi xin giới thiệu các nguyên nhân cơ bản sau gây ra nợ công

1.3.1 Gia tăng chi tiêu của chính phủ

Gia tăng chi tiêu của chính phủ là nhân tố quan trọng dẫn đến nợ công đối với

nhiều quốc gia hiện nay Khi mà việc gia tăng mạnh chi tiêu từ ngân sách nhà nước,

lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các quốc gia có xu hướng ngày

càng phình to như hiện nay, thêm vào đó các chương trình kinh tế, xã hội, văn hoá,giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, đầu tư phát triển có sở hạ tầng không ngừng tăng

… Đặc biệt, hậu quả to lớn do cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu vừa qua

đã làm ngân sách nhiều nước càng thâm hụt nặng hơn

Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của chính phủ của nhiều quốc gia kém, khôngchặt chẽ, thậm chí bị buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí trong

đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng phát triển ở nhiều nước, cũng trở thành

nguyên nhân không kém phần quan trọng

Điều này có thể thấy rõ từ Mỹ khi nhiều năm qua nợ công của quốc gia này luôntăng không ngừng và có nhiều tranh luận cho rằng cắt giảm thuế chính là nguyên

nhân, nhưng cụ thể theo nghiên cứu của viện Cato cho thấy từ năm 2001 đến 2006chi tiêu của chính phủ đã tăng 800 tỷ đôla trong khi đó doanh thu của liên bang giảm

200 tỷ đôla do việc cắt giảm thuế Như vậy, nợ công của quốc gia này chủ yếu là dogia tăng chi tiêu của chính phủ

1.3.2 Tăng nợ trần

Nợ trần là mức dư nợ vay mà vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nếu nợ công vượtqua mức này sẽ gây khó khăn lớn cho việc quản lý nợ và điều hành chính sách kinh

Trang 16

tế Tuy nhiên giới hạn nợ được cho là an toàn ở mỗi nước cũng khác nhau, không cócông thức hay tỷ lệ chung cho nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, cũng như

nợ công của mọi nền kinh tế mà tùy thuộc vào khả năng kinh tế, tài chính của từngnền kinh tế, đặc biệt là tùy thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ

khi đến hạn Vì vậy, mỗi quốc gia lại đưa ra mỗi mức nợ trần khác nhau

Trong tháng 1/2010 Quốc hội Mỹ đã thông qua việc tăng mức nợ trần từ 12.4 tỷ

đô la lên 14.3 tỷ đô, nghĩa là tăng lên 1.9 tỷ đô (15.3%) và động thái này được các

chuyên gia nhận định là giúp chi tiêu của chính phủ ngày càng gia tăng thêm mà đâylại là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công

1.3.3 Sự gia tăng mức thâm hụt ngân sách

Ngoài nguyên nhân chính gây ra nợ công là do gia tăng chi tiêu của chính phủcòn do các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) lại tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chímột số loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt

như thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ phù

hợp với các quy định của WTO và các thoả thuận thương mại khác mà họ tham gia

Trong khi đó vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là từ thuế lại gặp không ít khó khăn

ở nhiều nước, chủ yếu do tình trạng trốn thuế, tệ nạn tham nhũng, hối lộ không được

kiểm soát chặt và xử lý chưa nghiêm của các cơ quan chức năng

Năm 1974 khi quốc hội Mỹ đưa ra đạo luật cải cách và kiểm soát ngân sách nhằm

kiểm soát chi tiêu thâm hụt Khi đạo luật nay được thi hành thì thâm hụt ngân sách

Mỹ chỉ còn 0.41% của tổng sản phẩm quốc nội Mỹ (GDP) Nhưng sang năm 2010thi mức thâm hụt này đã trên 8% do chi tiêu của chính phủ lớn nên để giảm mứcthâm hụt này chính phủ Mỹ phải vay mượn thêm dẫn đến nợ công nước này tăngnhanh chóng trong thời gian qua

1.4 Tác động của nợ công

1.4.1 Về tính trung lập của nợ công

Có hai quan điểm chính về việc nợ công có tác động đến nền kinh tế hay không.Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ

công kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân Sự gia tăng tiêu dùng làm

tăng tổng cầu và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng dẫn đến khối lượng tư bản

ít hơn (do đầu tư giảm) và thu nhập quốc dân thấp hơn trong dài hạn

Trang 17

Quan điểm Barro-Ricardo lại cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng

nợ công không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thu nhập

thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương

lai Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành trái phiếu

bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ sẽ lại tăng thuế để

có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người tatiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ

sẽ lên giá

Hai quan điểm nói trên tuy khác nhau nhưng cùng xuất phát từ hành vi của người

tiêu dùng và do vậy khi áp dụng cần nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng

1.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công tới tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạnmột khoản nợ công lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sản

lượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút

hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếuchính phủ) Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đãchuyển thành nợ chính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế

Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc chính phủ sử dụng công cụ nợ

để điều tiết kinh tế vĩ mô sẽ không có hiệu suất cao vì có hiện tượng Crowding out(đầu tư cho chi tiêu của chính phủ tăng lên)

chính phủ Phát hành thêm trái phiếu chính phủ thì giá trái phiếu chính phủgiảm, thể hiện qua việc chính phủ phải nâng lãi suất trái phiếu thì mới huy

Trang 18

động được người mua Lãi suất trái phiếu tăng thì lãi suất chung của nền kinh

tế cũng tăng Điều này tác động tiêu cực đến động cơ đầu tư của khu vực tưnhân, khiến họ giảm đầu tư Nó còn tác động tích cực đến động cơ tiết kiệmcủa người tiêu dùng, dẫn tới giảm tiêu dùng Nó còn làm cho lãi suất trong

nước tăng tương đối so với lãi suất nước ngoài, dẫn tới luồng tiền từ nướcngoài đổ vào trong nước khiến cho tỷ giá hối đoái tăng làm giảm xuất khẩu

ròng Tóm lại, phát hành trái phiếu tuy có làm tăng tổng cầu, song mức tăngkhông lớn vì có những tác động phụ làm giảm tổng cầu

khi chính phủ tăng phát hành trái phiếu sẽ đồng thời phải tăng lãi suất, ngườinắm giữ tài sản thấy mình trở nên giàu có hơn và tiêu dùng nhiều hơn Tổngcầu nhận được tác động tích cực từ việc tăng chi tiêu chính phủ (nhờ phát

hành công trái) và tăng tiêu dùng nói trên Tuy nhiên, tăng tiêu dùng dẫn tớităng lượng cầu tiền Điều này gây ra áp lực lạm phát, vì thế tác động tiêu cực

tới tốc độ tăng trưởng thực (bằng tốc độ tăng trưởng danh nghĩa trừ tỷ lệ lạmphát)

1.5 Chỉ tiêu an toàn nợ công

Chỉ tiêu an toàn nợ công là những tiêu chí cơ bản để xét nợ công bền vững haykhông bền vững

Quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công theo Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 23tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho “Chương trình quản lý nợ

nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” và luật quản lý nợ công số

29/2009/QH12 như sau:

Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam

Trang 19

ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (trong

điều kiện tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ tối đa chỉ bằng 20-25% GDP

Trường hợp tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng

hoá và dịch vụ so với GDP cao hơn mức này,

tỉ lệ này cần được xem xét trong mối quan hệ

chặt chẽ với Giá trị hiện tại của nợ nước

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so

với tổng kim ngạch xuất khẩu

≤ 25%

(Nguồn: Bộ tài chính)

Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank

Trang 20

Để đánh giá nợ công của một quốc gia nằm ở ngưỡng an toàn và bền vững ngoài

những tiêu chí đặt ra ở trên thì còn phải xem xét đến hiệu quả sử dụng nguồn vốnvay, cụ thể là quan tâm đến hệ số Icor

1.6.1 Khái niệm

Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio): Là tỷ số gia tăng của vốn so

với sản lượng Hệ số ICOR cho biết cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư để tăng một đồngsản lượng

Ví dụ: Hệ số ICOR = 3 nghĩa là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải bỏ ra vốn đầu

tư là 3 đồng

Trang 21

Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra và mức đầu

tư và được tính bằng công thức:

ICOR = I/  GDP

Trong đó:

Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia

tăng vốn đầu tư Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:

+ Triển khai chỉ số ICOR:

Lấy k=I/GDP, g= ∆GDP/GDP

=> ICOR = k/g

Trong đó

k: tỉ lệ giữa vốn đầu tư và tổng sản phẩm quốc nội

g: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

=>k = ICOR g

Như vậy, nếu hệ số ICOR không đổi thì tỉ lệ vốn đầu tư so với GDP (k) sẽ quyết

định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (g) Tỷ lệ đầu tư càng cao thì tốc độ tăng ưởng kinh tế càng cao và ngược lại

tr-Trên thực tế việc tính toán ICOR tại Việt Nam dựa trên k là không thể vì theo nguốn

từ tổng cục thống kê không có số liệu của tiêu chí này mà thay vào đó người ta sẽtính dựa theo 2 cách tiếp cận khác Đó là dựa vào vốn đầu tư hoặc tích lũy tài sản.Theo định nghĩa của Việt Nam thì vốn đầu tư (Investment) này là tổng nguồn tiềncủa các thành phần kinh tế đầu tư trong một năm nhằm mục đích đầu tư nhưng chưachắc đi vào trong sản xuất Còn tích lũy tài sản (Gross capital formation) là nguồntiền trực tiếp đầu tư vào sản xuất Vì 2 cách tiếp cận khác nhau nên khi tính hệ sốICOR cũng khác nhau

1.6.2 Ưu, nhược điểm của ICOR

1.6.2.1 Ưu điểm

Trang 22

- Giúp các nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế xác định xem để kinh tế kỳ này

cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêuphần trăm so với kỳ trước

khối lượng cũng như chất lượng của đầu tư và nếu ICOR thấp chứng tỏ hiệusuất tăng trưởng kinh tế cao và ngược lại

- Là một trong những yếu tố phản ánh mức độ lạm phát ICOR càng cao cónghĩa là % vốn đầu tư từ ngân sách càng lớn, lượng tiền mặt cung ra lớn dẫn

đến lạm phát tăng và ngược lại

thất thoát, lãng phí trong đầu tư cũng lớn tương ứng, và ngươc lại

1.6.2.2 Nhược điểm

- ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng nên không biểu hiện được rõ ràngtrình độ kỹ thuật của người sản xuất, chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất

kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR

xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càngchậm cải tiến

-xã hội

- Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sảntài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng củađầu tư tới thu nhập quốc dân

- Không phản ánh hết được chất lượng đầu tư do các giá trị đầu tư hôm naykhông thể hiện kết quả ngay trong năm mà thể hiện ở các năm sau

1.6.3 Ảnh hưởng của ICOR đến nền kinh tế.

ICOR được coi là thước đo độ hiệu quả của đầu tư Nếu phân bổ đầu tư và vốn

hiệu quả, thì cùng với một mức đầu tư, sản lượng sẽ tăng thêm, và do đó ICOR thấp

hơn Nói cách khác, ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại Tuynhiên, trong trường hợp một vùng hay một quốc gia đang tập trung đầu tư vào các

ngành thâm dụng vốn mà sản lượng tạo ra chưa gắn kết chặt chẽ hay có độ trễ (chẳnghạn như đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế ) thì ICOR sẽ cao

Trang 23

Do đó, để đánh giá ICOR cần có thêm những thông tin khác như giai đoạn tăngtrưởng của nền kinh tế, đối tượng nhận vốn đầu tư, tỷ lệ K/L tùy theo cơ cấu từng

ngành nghề

1.7 Mô hình cây để dự báo khủng hoảng nợ

Mô hình cây là phương pháp phân tích một chuỗi các điểm cần phân tích để xác

định xác xuất xảy ra kết quả theo nguyên tắc nhị phân và được trình bày dưới dạng

cây Mô hình này cho phép phát hiện mối liên hệ phức tạp giữa biến giải thích vàbiến phụ thuộc, do vậy rất thuận lợi trong trường hợp phép hồi quy có nhiều biến giảithích Mô hình cây phân loại kết quả xảy ra hoặc không xảy ra khủng hoảng nợ dựatrên một vài đặc điểm tương tác đến cuộc khủng hoảng Ví dụ minh họa dưới đây sẽcho thấy việc áp dụng mô hình cây như thế nào

Giả sử chúng ta có mẫu quan sát là 100, trong đó ta có trường hợp xảy ra khủnghoảng là 20%, không xảy ra là 80% Tiếp theo bước 1 xác định số phần tử có nợcông trên GDP ≥ 50%, chúng ta phân loại được 50% mẫu phù hợp điều kiện, ở bên50% mẫu còn lại thì ta tìm thấy 5 trường hợp xảy ra khủng hoảng và 45 trường hợpkhông xảy ra, như vậy xác định xác xuất xảy ra khủng hoảng (nợ công/GDP < 50%)

là 10% (= 5/50) Trường hợp nợ công/GDP ≥ 50% thì có 30% xảy ra khủng hoảng

Tiếp theo dựa trên tiêu chí lạm phát ≥ 10% thì có 50% mẫu đang xét là phù hợp và

có 10 trường hợp xảy ra khủng hoảng (p = 10/25 = 40%), và nhánh bên kia thì có 5trường hợp xảy ra khủng hoảng (p = 5/25 = 20%) Cuối cùng chúng ta có thể thống

kê kết quả xảy ra khủng hoảng nợ như sau: trường hợp nợ công/GDP thấp có xácsuất là 10%, trường hợp nợ nợ công/GDP cao mà lạm phát thấp có xác xuất là 20%,

trường hợp nợ công/GDP cao mà lạm phát cao là 40%

Trang 24

Hình 1.1: Minh họa cho mô hình cây

(Nguồn: IMF)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ khái niệm về nợ công cho chúng ta thấy cơ cấu nợ công gồm những thànhphần nào Ngoài ra chính sự khác nhau trong định nghĩa về nợ công của Việt Nam sovới Liên hợp quốc giúp ta hiểu sự sai biệt về con số của Việt Nam khi công bố nợcông của mình so với các tổ chức quốc tế là thấp hơn do cách tính nợ công của takhông bao hàm nợ của doanh nghiệp nhà nước

Bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng nợ đã xảy ra trên thế giới mà nhiều địnhnghĩa về khủng hoảng nợ cũng xuất hiện Nguyên nhân gây ra nợ công mỗi quốc gia

là khác nhau nhưng nguyên nhân quan trọng nhất và chung của các nước chính là sựgia tăng trong chi tiêu của chính phủ, bên cạnh dó là tăng nợ trần và thâm hụt ngân

sách lớn Tác động của nợ công đối với nền kinh tế là vấn đề mà có sự đối chọi nhaugiữa hai quan điểm một bên là quan điểm truyền thống và bên kia là cùa Barro-

Cỡ mẫu 50 30% có 70% không

Cỡ mẫu 25 20% có 80% không

Trang 25

Ricardo nhưng nhìn chung là tác động của nó lên tăng trưởng kinh tế là tiêu cực thậm

chí còn làm lạm phát của quốc gia đó tăng cao Ngoài ra với những chỉ tiêu an toàn

và việc hệ số ICOR cũng là nền tảng xem xét đánh giá mức bền vững của nợ công

Trang 26

Chưong 2:

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM RÚT RA TỪ CUỘC HOẢNG

2.1 Phân tích khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

2.1.1 Thực trạng tình hình nợ công ở Châu Âu

Khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn cấp tính kéo dài từ 15/9/2008 khi

ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ là Lehman Brothers tuyên bố phá sản đến đỉnhđiểm cao nhất là khi chỉ số Dow Jones đã xuống 6547.05 điểm ( nghĩa là giảm 25.4%

so với cuối năm 2008) Nhưng giống như một cơn đau tim nặng - nguồn máu lưuthông nền kinh tế bị gián đoạn dẫn đến các quốc gia công nghiệp đầu tàu bị suy yếunghiêm trọng Chính bởi sự tổn thương này đã hình thành hai dạng tổn thương mới

làm đe dọa đến sự ổn định kinh tế toàn cầu ngày nay là nợ công tăng nhanh và lớnhơn, hàng loạt ngân hàng đã đi đến phá sản

Khủng hoảng nợ ở Châu Âu đã xuất hiện dấu hiệu của hai tổn thương nói trên:một là vấn đề nợ công của Hy Lạp và kéo theo là các quốc gia khác cũng bị ảnh

hưởng, hai là hàng loạt ngân hàng của Châu Âu sụp đổ, cụ thể là hệ thống ngân hàng

của Ireland Hậu quả từ những vấn đề trên cũng tác động đến nền kinh tế toàn cầuthêm bị tổn thương nặng nề hơn

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu âm ỉ từ 5/11/2009 khi Hy Lạp công

bố mức thâm hụt ngân sách của quốc gia này là 12.7% GDP gấp 4 lần cho phép củaEurozone (khối sử dụng đồng euro), vì quy định của Eurozone thì quốc gia thuộcthành viên có tỷ lệ nợ công tối đa là 60% GDP nhưng thâm hụt ngân sách không

được vượt quá 3% Tuy nhiên chỉ có 2 trong 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung

Châu Âu là Phần Lan và Luxembourg mới đáp ứng tiêu cả hai chỉ tiêu trên

Trang 27

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Sau nhiều nỗ lực chống đỡ thì tháng 4/2010 Hy Lạp cũng phải cầu cứu EU, IMF

và gói giải cứu 110 tỷ euro cũng được tung ra vào tháng 5/2010 của IMF và EU dànhcho Hy Lạp đi kèm điều kiện là chính phủ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộcbụng và tăng thuế, thời gian để trả khoản nợ trên là 4 năm rưỡi, lãi suất ưu đãi xấp xỉ5% Ngay sau đó EU cũng tung ra gói cứu cứu trợ gần 1000 tỷ đô la Mỹ nhằm ngănchặn cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sẽ lan sang các quốc gia trong khu vực

Tiếp theo Hy Lạp là Ireland một quốc gia mới nổi trong thập niên 1990 và có tỷ

lệ nợ công so với Hy Lạp thấp hơn nhiều chỉ gần 70% nhưng mức thâm hụt ngânsách của quốc gia này tiến rất nhanh không kém gì Hy Lạp, xuất phát từ việc quốchữu hóa ngân hàng : Anglo Irish Bank và tái cấp vốn một số ngân hàng trong nước,

đã biến nợ tư thành nợ công 28/11/2010 EU cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 85

Trang 28

tỉ euro (113 tỉ USD) được chia làm ba phần: 45 tỷ euro từ chính phủ các nước Châu

Âu, 22.5 tỷ euro trích từ IMF, 17.5 tỷ euro từ quỹ dự trữ tiền mặt và quỹ lương hưuquốc gia Ireland nhằm phục hồi nền kinh tế nước này, thời gian trả nợ cho phép là 7

năm với lãi suất trung bình cho khoản vay này là 5.83% và cũng buộc phải thực hiện

biện pháp giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% theo quy định của Châu Âu

Tuy không nặng như Hy Lạp và Ireland nhưng cả ba quốc gia: Ý, Bồ Đào Nha,

Tây Ban Nha đều rơi vào nguy cơ cao đặc biệt là Ý vì có mức nợ công xấp xỉ gần

bằng với Hy Lạp ( 115.8% GDP ), Bồ Đào Nha là 76.8% GDP, Tây Ban Nha là53.2% GDP (các chỉ số này là dữ liệu năm 2009 ), mặc dù Tây Ban Nha là nước cómức nợ công dưới 60% GDP nhưng lại có mức thâm hụt ngân sách lớn chiếm 11.2%GDP , Ý là 5.3% và Bồ Đào Nha là 9.4% Với mức nợ công tăng cao như vậy thì các

nước này cũng nhanh chóng đưa biện pháp cải thiện thâm hụt ngân sách quốc gia

tiêu biểu như Tây Ban Nha đã phải bán một số tài sản nhà nước bao gồm bán cổphần của tập đoàn sân bay quốc tế Aena và công ty xổ số quốc gia do nhà nước nắmgiữ, thêm nữa là việc cắt giảm lương công chức, đóng băng hầu hết quỹ lương

hưu Mọi nỗ lực trên vẫn là chưa đủ so với khoản nợ mà nước này gánh chịu vì vậyECB đã quyết định mua lại trái phiếu chính phủ của nước này Ý cũng không khảquan hơn khi tỷ lệ nợ công trong tháng 4/2010 cũng tăng lên 1813 tỷ euro (tăng

0.8%) Bồ Đào Nha cũng là báo động lớn vì quốc gia này có tỷ lệ nợ công lớn nhưngngân sách tiết kiệm chiếm 7.5% GDP chỉ trên Hy Lạp có tiết kiệm 6% GDP, đâycũng là nước có tiết kiệm quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới

Sau khi nhận gói cứu trợ vào 18/5/2010 thì Hy Lạp nhanh chóng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn là 8.5 tỷ euro, bù đắp thâm hụt ngân sách nhằm ổn định thị trườngtài chính nước này khi tổ chức Standard & Poor đã hạ định mức tín nhiệm dài hạn vàtrung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+

và B Bồ Đào Nha cũng bị S&P hạ định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn từmức A+ xuống còn A-

Mặc dù EU và IMF đã cố gắng rất lớn nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng

nợ lây lan nhanh nhưng tình hình nợ công của các quốc gia Châu Âu đều nằm trong

báo động Tình hình của các nước như Hy Lạp cũng không khả quan nhiều hơn khi

cuối năm 2010 báo cáo nước này cho thấy GDP giảm hơn 4% và thấp hơn là mức

Trang 29

giảm 2.3% của năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp là 12.5% cao hơn năm ngoái 2.3% Niềm tin mà mọi người kỳ vọng vào Ireland sẽ vực dậy nền kinh tế cũng giảm đi khiViện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Ireland (ESRI) ngày 20/1 đã hạ mức dự báo tăng

trưởng GDP nước này năm 2011 từ 2.25% hồi tháng 10/2010 xuống 1.5% bởi ESRI

cho rằng kinh tế Ireland sẽ chỉ tăng trưởng trở lại trong năm 2012 với mức tăng GDP

dự kiến là 2.25% Bên cạnh đó thì vấn đề nợ công như hiện nay không chỉ là mối locủa những nước đang ngập đầu trong nợ mà còn là vấn đề chung của các nước cònlại trong EU vì đây chính là những chủ nợ lớn, đặc biệt là Pháp và Đức

Ngoài ra bước sang năm 2011 thì các quốc gia của EU phải đối mặt việc trả nợ

nhiều hơn so với các thời điểm khác vì vậy bóng ma nợ công sẽ vẫn tiếp tục chonhững năm sau

2.1.2 Nguyên nhân cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Tháng 2/1992 các nhà lãnh đạo Châu Âu đã đặt bút ký hiệp ước Liên minh Châu

Âu ( hay còn gọi là hiệp ước Maastricht ) đặt nền móng cho liên minh tiền tệ và sửdụng chung đồng euro Khi các thỏa thuận cuối cùng ràng buộc các loại tiền tệ vàchính sách tiền tệ của các bên hoàn tất đã đi đến Châu Âu trở thành nền kinh tế lớnnhất và ổn định nhất Tuy nhiên sự hợp tác này cũng là một phần dẫn đến khủnghoảng nợ Châu Âu

2.1.2.1 Mất cân bằng thanh toán mở rộng

Khi trở thành thành viên của EU các quốc gia sẽ được hưởng lãi suất thấp điều

này thúc đẩy các quốc gia này tăng nhu cầu vay nợ nước ngoài với mục tiêu tăngtrưởng cao Nhóm nước GIIPS1, đặc biệt là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland đã tăngchi tiêu trong nước kèm theo việc suy giảm tài khoản vãng lai và gia tăng nợ tư nhân

Có sự gia tăng về tiền lương lẫn giá cả, đặc biệt là trong ngành dịch vụ và nhóm

phi thương mại ( hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước mà không phảidùng để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ) dẫn đến giá cả của nhómphi thương mại tăng xấp xỉ gần bằng nhóm thương mại và thu hút nhiều nhà đầu tư

lớn tham gia vào Từ 1997-2007 giá của nhóm ngành dịch vụ của nhóm GIIPS tăngtrung bình hàng năm 1.5% cao hơn các nhóm ngành khác, so với mức tăng trung

1 GIIPS: nhóm các nước Hy Lạp, Ireland, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

Trang 30

bình của EUN2 Và cơ cấu kinh tế của GIIPS đã chuyển dịch từ phát triển ngànhcông nghiệp và sản xuất sang ngành dịch vụ và xây dựng cụ thể là đóng góp của 4%GDP nhóm ngành công nghiệp được chuyển dịch sang nhóm ngành dịch vụ và kinhdoanh bất động sản (giai đoạn từ 1997-2007), so với 2% của nhóm nước EUN.

Hình 2.2: Cán cân tài khoản vãng lai

(Nguồn: IMF)

Cũng giai đoạn đó thì mức tăng lương theo đầu người là 5.9% thuộc nhóm GIIPS

nhanh hơn đáng kể so mức trung bình hàng năm là 3.2% của EUN Việc gia tăng nàykhông đi cùng với cải thiện năng suất lao động, cụ thể là nhóm GIIPS mỗi năm chỉtăng 1.3% trên năng suất lao động theo đầu người, so với mức tăng trưởng 1.2% của

EUN Hậu quả là chi phí cho mỗi đơn vị lao động của nhóm GIIPS tăng 32% mỗi

năm so với mức tăng 12% của nhóm EUN

2

EUN: nhóm các nước Bắc Âu giàu có Bỉ, Áo, Đức, Pháp, Hà Lan

% GDP (1997-2007)

Trang 31

Hình 2.3: Chi phí lao động của các nước

Chi phí lao động (1995-2011, 2000 = 100)

(Nguồn: Ameco Database)

Hình 2.4: Thay đổi tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực

% thay đổi

(Nguồn:Ủy ban Châu Âu)

Chính vì vậy mà nhóm GIIPS có khả năng cạnh tranh kinh tế thấp hơn các nướcphát triển khác Sự mất mát này còn nghiêm trọng hơn so các nước nằm ngoài khối

EU có chi phí lao động chỉ tăng vừa phải và chi phí lao động không trả bằng đồng

euro được hưởng lợi từ việc đồng euro tăng giá 50% so với đồng đô la Mỹ trong giaiđoạn từ 2000-2007

Trang 32

Tuy nhiên tác động của việc suy giảm khả năng cạnh tranh và việc cơ cấu lại

ngành trong nhóm GIIPS cũng khác nhau Chẳng hạn Hy Lạp đã có sự suy giảmmạnh nhất về lãi suất và tỷ lệ lạm phát và nền kinh tề nước này cũng đạt sự tăng

trưởng trong nhiều năm do dòng vốn vào (capital inflows) tăng mạnh – giá tri ròng

của tài sản nước ngoài đã giảm từ -5% GDP năm 1995 đến -100% năm 2007 Còn ởIreland và Tây Ban Nha thì bong bóng nhà đất đã tiếp sức cho tăng trưởng GDP, từ

năm 1997 đến 2007 giá nhà đất tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 12.5% ở

Ireland và 8% tại Tây Ban Nha so với 4.6% tại Mỹ Trong cùng thời kỳ, xây dựng

như là một phần trong tổng giá trị sản phẩm đã tăng từ 9.8% đến 13.8% tại Tây BanNha và 7.9% đến 10.4% tại Ireland Tại Mỹ cũng tương tự vậy nhưng chỉ tăng từ4.6% lên 4.9% Hơn nữa ở Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha để thúc đẩy tăng trưởng

sản xuất đã khuyến khích gia tăng nợ tư, giai đoạn 1997-2007 tín dụng trong nước

tăng trung bình hàng năm 155% so với mức tăng 27% của EUN Đối với Bồ Đào

Nha và Ý là hai nước có ngành xuất khẩu đang phải chịu năng suất lao động thấp vàthị trường lao động thiếu tính linh hoạt Hơn nữa tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm4.7% ở Bồ Đào Nha và 5.7% ở Ý từ 1997-2007

Những khó khăn của GIIPS đã bị trầm trọng thêm bởi những khó khăn liên quan

đến việc phải chịu một chính sách tiền tệ duy nhất chung trong khu vực Euro Do nếukhông được kiểm soát lãi suất thì Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland bị hạn chế trong

việc giải quyết về vấn đề bong bóng nhà đất Nhưng Bồ Đào Nha và Ý vì tăng

trưởng kinh tế thấp sẽ được hưởng lợi nếu có một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn

Theo một nghiên cứu gần đây của OECD có thể thấy chính sách lãi suất từ

2001-2006 khoảng 50 diểm cơ bản là quá cao so với Đức nhưng khoảng từ 300-400 điểm

cơ bản lại quá thấp đối với Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland Những bất đồng ý kiến

trên lại càng tăng thêm khoảng cách cạnh tranh bằng việc kích thích tăng trưởng kinh

tế và chênh lệch tiền lương giữa các nước sau này

2.1.2.2 Chi tiêu của chính phủ

Tất cà các nước của GIIPS đã bị cám dỗ chi tiêu công mạnh hơn do chi phí đi vaythấp hơn và nguồn thu từ thuế trong nước đã tăng lên Đáng lẽ các nước này phảinhận thấy việc nguồn thu này tăng lên phải được giữ lại hơn là thúc đẩy chi tiêu côngmạnh hơn Từ 1997-2007 chi tiêu công tính trên đầu người của nhóm này đã tăng

Trang 33

76% và đóng góp của chính phủ vào GDP cũng tăng 3.5% Trong khi đó nhóm EUN

chỉ tăng 34% chi tiêu công và mức đóng góp của chính phủ vào GDP vẫn giữnguyên

Ở Ireland và Tây Ban Nha có mức doanh thu tạm thời tăng để bù trừ với việc giatăng chi tiêu, cả hai quốc gia đều đạt thặng dư trung bình ở giai đoạn 2000-2007

Mặc dù việc thặng dư này còn lớn hơn nhiều so với gần hầu hết các nước thuộc EUthì sự yếu kém trong ngân sách nhà nước vẫn nỗi lên Cụ thể là ở Ireland khi mà cácquan chức nước này đã lờ đi những thay dổi theo chu kỳ trong các khoản thu chi đểthâm hụt theo cấu trúc trở nên tệ hơn ( từ 1% GDP năm 2000 đến trên 8% GDP năm

tăng trưởng mạnh nhưng Hy Lạp vẫn thâm hụt trung bình 5% GDP 2000-2007

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã phơi bày lỗ hổng mô hình tăng trưởngcủa nhóm GIIPS sau khi gia nhập EU Thuế thu nhập bị giảm sút dẫn đến tăng

trưởng sản lượng cả nước cũng chậm lại Bong bóng nhà đất ở Ireland và Tây Ban

Nha bùng nổ thì ngân sách chính phủ càng thêm căng thẳng Ireland đã buộc phảigiải cứu bằng NSNN khi tác động của nó đã trầm trọng hơn, ước tính chi phí nàychiếm 13.9% GDP, điều này càng tăng thêm khó khăn Khi suy thoái ở trong nướcxuất hiện, khả năng cạnh tranh thấp của nhóm GIIPS làm ngành xuất khẩu gặp thêmnhiều thách thức, việc tăng chi phí vay nợ đã làm nợ công ngày càng phình to ra

trong giai đoạn 2007-2009 tăng xấp xỉ 20% GDP

Trang 34

Hình 2.5: Tăng trưởng chi tiêu công hàng năm

%, 1997-2007

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

2.1.2.3 Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế

Tác động cuộc khủng hoảng tài chính là không nhỏ khi cuối năm 2009 nền kinh

tế EU có tốc độ tăng trưởng -4.08% , cụ thể tốc độ tăng trưởng của Hy Lạp -2.3%,Ireland là -7.6% còn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý lần lượt là -3.7%, -2.6%, -5%

Để vượt qua giai đoạn khó khăn này chính phủ các nước đã đưa ra một số giải phápnhư: tăng cường vốn cho ngân hàng, hạ thấp lãi suất, hỗ trợ cho doanh nghiệp; giảm

thuế, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, nới lỏng hoạt động trợ cấp của nhà nước đối vớidoanh nghiệp ngoài ra tự mỗi nước cũng thực hiện các chính sách riêng: giảm thuế

và tăng chi tiêu của chính phủ Với những hành động trên thì sang năm 2010 tốc độtăng trưởng EU được cải thiện rõ rệt là đã tăng 1.7%, có thể nói các quốc gia khác

trong khu vực Eurozone đều có mức tăng trưởng cuối năm 2010 có nhiều khởi sắc

hơn duy Hy Lạp lại cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với năm trước.Nhưng hành động ngăn chặn suy thoái kinh tế tác động xấu là bội chi ngân sách tăng

lên

Trang 35

Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010-2011

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Trang 36

Hình 2.8: Thâm hụt ngân sách 2007-2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Thất nghiệp sau hậu khủng hoảng tài chính là một gánh nặng lớn đối với các

nước EU khi phải chi một khoản trợ cấp rất lớn mà nguồn này chủ yếu là lấy từ ngânsách nhà nước, đặc biệt Tây Ban Nha là nước có tỷ lệ cao nhất là 20% , Ireland và

Bồ Đào Nha là những nước cũng có tỷ lệ thất nghiệp là 2 con số

Hình 2.9: Tỷ lệ thất nghiệp 2007-2010

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Trang 37

2.1.3 Giới thiệu cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp

2.1.3.1 Giới thiệu nền kinh tế Hy Lạp

Hy Lạp gia nhập EU vào năm 1981 và chính thức sử dụng đồng Euro vào 1/2002.Việc sử dụng đồng euro mang lại cơ hội cho Hy Lạp khi tiếp cận những khoản vay

có lãi suất thấp trên thị trường Eurobond Điều này dẫn đến một sự gia tăng đáng kể

trong chi tiêu giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao Từ 1997-2007 tốc độ tăngtrưởng GDP nước này đạt trung bình là 4%, gấp gần 2 lần mức tăng trưởng trung

bình của EU Cũng như các nước khác, dưới tác động của khủng hoảng tài chính thìtốc độ tăng trưởng năm 2008 chỉ còn 2% Nền kinh tế Hy Lạp bước vào suy thoái

năm 2009 do hậu quả của cuộc khủng hoảng, và tác động xấu lên tín dụng, cán cânthương mại, sức tiêu thụ trong nước – đây là những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng

kinh kế

Chính vì những con số thể hiện tốc độ tăng trưởng cao vả lãi suất thấp đã che đinhững khuyết điểm lớn của nước này, nhờ cuộc khủng hoảng tài chính mà nó đã

được phơi bày và thêm trầm trọng hơn Trong năm 2009 mức thâm hụt ngân sách

của nước này đã rất cao đạt gần 15.4% GDP, độ tuổi lao động cao và giá cả trong

nước tăng và sức cạnh tranh suy giảm do hậu quả lạm phát trung bình của Eurozonetăng mạnh và tính thiếu linh hoạt trong thị trường lao động và năng lực sản suất Đầunăm 2010 nhiều nhà kinh tế lo ngại về nợ công của Hy Lạp ( theo báo cáo của

Eurostat nợ công của thực sự của nước này năm 2009 là 126.8% GDP cao hơn so vớibáo cáo cũ là 115.1% GDP ) Vì vậy đã đẩy chi phí vay nợ tăng cao trong năm 2010.Cuối cùng do chi phí vay nợ quá cao vì vậy nước này không thể vay nợ thêm để giảiquyết những khó khăn trong nước 23/4/2010 chính phủ nước này yêu cầu một

chương trình hỗ trợ khẩn cấp từ các nước thành viên của EU và IMF Trong đầu

tháng 5 quốc hội Hy Lạp, lãnh đạo các nước EU, ban điều hành của IMF đã thốngnhất gói cứu trợ 3 năm sau đó được gia hạn thêm là 4.5 năm - 110 tỷ euro ( 145 tỷ đô

la ) là sự góp sức của EU, ECB và IMF Theo chương trình này Hy Lạp đã hứa sẽthực hiện các chính sách “ thắt chặt “ nhẳm đưa mức nợ công về mức an toàn và cảithiện khả năng cạnh tranh của mình để nền kinh tế về lại quỹ đạo tăng trưởng dương

Cụ thể của chương trình cải cách cắt giảm chi tiêu chính phủ, giảm quy mô của khuvực công, giải quyết vấn đề trốn thuế, cải cách hệ thống chăm sóc và trợ cấp y tế, tự

Trang 38

do hóa thị trường lao động và sản xuất Đồng thời chính phủ cũng cam kết sẽ giảmthâm hụt ngân sách dưới 3% vào năm 2014.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là nguyên nhân đẩy thất nghiệp

tăng cao năm 2009 là 9.4% so với 7.7% (2008) Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tiếp tục sẽtăng năm 2010 là 11.8%, 14.6% (2011), 14.8% (2012), trước khi bắt đầu giảm năm

2013 là 14.3% Dòng vốn FDI đổ vào nước này đã giảm và những nỗ lực để dòngvốn này quay trở lại chỉ thành công nếu như Hy Lạp cải thiện sức cạnh tranh củamình và giải quyết tốt vấn đề tham nhũng, quan liêu Vào thời điểm này thì Hy Lạp

đang đổ vốn đầu tư vào khu vực Đông Nam Châu Âu nên tình trạng dòng vốn ra củanước này sẽ còn diễn ra trong một vài năm nữa

Nền kinh tế Hy Lạp phát triển chủ yếu là ngành dịch vụ (đặc biệt là du lịch),

ngành này đã đóng góp vào GDP nước này hơn 73% Gần 9% các đội thương

thuyền trên thế giới là của Hy Lạp và cũng là nước mạnh nhất về lĩnh vực này, cònphải kể đến sự đóng góp quan trọng thuộc lĩnh vực chế biến thùy sản, dệt may, thuốc

lá, hóa chất, dược phẩm, xi măng, kính, viễn thông và thiết bị vận tải Nông nghiệpthì lại có tình trạng suy giảm trầm trọng trong thời gian qua khi đóng góp của nó

chưa tới 5% GDP EU chính là đối tác thương mại chính của Hy Lạp, hơn một nửa

các giao dịch thương mại xuất phát từ các nước trong EU Cán cân thương mại của

nước này cũng thâm hụt nặng khi nhập khẩu năm 2009 là 64 tỷ đô la còn xuất khẩu

chỉ đạt 21 tỷ đô la Du lịch và ngành vận tải biển với EU đã một phần bù đắp thâmhụt nước này

2.1.3.2 Nguyên nhân gây ra nợ công ở Hy Lạp

♣ Yếu tố trong nước

- Chi tiêu công lớn nhưng nguồn thu cho chính phủ lại thấp

Giai đoạn 2000-2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Hy Lạp là 4.3% cao hơn so với

mức trung bình của khu vực Eurozone là 3.1% Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chủyếu do tiêu dùng khu vực tư nhân tăng và đầu tư công lớn được tài trợ bởi các nước

EU và chính phủ Có thể nói trong 6 năm qua chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khithu NSNN chỉ tăng 31% dẫn đến thâm hụt ngân sách vượt qua ngưỡng cho phép theo

quy định của Eurozone là 3% Theo nhận định của các chuyên gia thì chính việc

quản lý yếu kém về nợ công, tiền lương hưu và hệ thống y tế, nạn trốn thuế và nói

Trang 39

chung là việc “ không duy trì kỷ luật tài chính” là nguyên nhân chính của thâm hụttài chính.

Theo báo cáo của OECD năm 2004 chi tiêu hành chính của nước này chiếm tỷ lệphần trăm trong tổng chi tiêu công cao hơn nhiều so với các nước khác của OECD

Sang năm 2009 thì chi tiêu của chính phủ ước tính khoảng 50% GDP Thành công

của chính phủ Hy Lạp là đã có những bước hiện đại hóa và củng cố trong việc quản

lý công Tuy nhiên theo nhận định của những nhà chuyên môn thì việc thừa nhânviên và sản xuất yếu kém trong khu vực công là một trở ngại lớn cho việc cải thiệnkinh tế Dân số đang có dấu hiệu già hóa – phần trăm số người có độ tuổi trung bìnhtrên 64 dự kiến sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060 cũng xem như là mộtgánh nặng trong chi tiêu công, cũng theo OECD thì mức lương hiện nay của Hy Lạp

là cao và chính sách chỉ cần phục vụ 35 năm thì có thể được hưởng toàn bộ tiền hưutrí là rất hào phóng, so với con số 40 năm như nhiều nước khác Nếu không có kếhoạch cải cách thì tổng mức tiền lương hưu mà nước này trả cho khu vực công sẽ

tăng từ 11.5% GDP (2005) lên 24% (2050)

Yếu trong việc thu cũng làm ngân sách nước này thâm hụt nặng hơn Nhiều nhàkinh tế đã nhận định việc trốn thuế và các khoản thu “chìm” của nền kinh tế lànguyên nhân thâm hụt nặng Họ cho rằng nước này cần giải quyết những vấn đề nàynếu thấy việc nâng cao nguồn thu là cần thiết để cải thiện nguồn tài chính của mình.Theo một vài nghiên cứu thì khoản đóng góp từ nền kinh tế phi chính thức được cho

là dao động khoản 25-30% GDP Họ cũng đưa ra hàng loạt cách giải thích cho việc

trốn thuế phổ biến là do những mức cao của hệ thống thuế, sự phức tạp trong mãthuế, quy định quá nhiều và việc quản lý kém hiệu quả trong khu vực công Giống

như người tiền nhiệm của mình, thủ tướng Papandreou cam kết việc xử lý hành vi

trốn thuế và đóng góp an sinh xã hội Các chuyên gia cũng lưu ý trong quá khứ chínhphủ nước này đã từng thành công khi pha trộn một số sáng kiến tương tự nhau

* Kiểm định hồi quy mức thâm hụt ngân sách tác động nợ công của Hy Lạp giai

đoạn 2000-2010 (dữ liệu được lấy từ nguồn Eurostat)

Việc ước lượng các ảnh hưởng bằng định tính ở trên thông qua những con số sẽcho chúng ta nhìn thấy tác động của việc thâm hụt ngân hụt ngân sách lên nợ công cụthể và dễ hiểu hơn

Trang 40

Hình 2.10: Đồ thị thể hiện hồi quy tuyến tính của nợ công theo THNS

Bảng 2.1: Kết quả chạy mô hình

Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy thâm hụt ngân sách tăng 1% thì nợ công của HyLạp tăng xấp xỉ 2.9% , với p= 0.023 thì kết quả kiểm định có ý nghĩa, tuy nhiên R2=45.23% thì thâm hụt ngân sách chỉ giải thích được 45.23% sự thay đổi của nợ công

- Suy giảm khả năng cạnh tranh kinh tế

Dependent Variable: NOCONG

Method: Least Squares

Adjusted R-squared 0.391447 S.D dependent var 14.15640

S.E of regression 11.04338 Akaike info criterion 7.804506

Sum squared resid 1097.607 Schwarz criterion 7.876850

Durbin-Watson stat 1.235142 Prob(F-statistic) 0.023368

Ngày đăng: 09/11/2015, 14:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w