Thâm hụt cán cân thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 46)

Kể từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã gia tăng xuất nhập khẩu không ngừng và tình trạng nhập siêu cũng tăng theo.

Hình 2.12: Cán cân thương mại của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Giai đoạn từ năm 2006-2008 thì tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu. Mặc dù từ 2007-2008 thì tốc độ tăng của nhập khẩu giảm đi nhưng giá trị chênh lệch nhập khẩu so với các năm trước vẫn lớn bởi vì giá cả các mặt hàng trên thế giới đều tăng, yếu tố thúc đẩy xuất khẩu trong nước nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất khẩu như vải và nguyên phụ liệu dệt may vẫn đạt kim ngạch cao với 6.8 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm 2007, hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3.7 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm trước. Và những tháng cuối năm 2008 thì nhập khẩu tiêu dùng tăng cao đặc biệt trong lĩnh vực ô tô đạt mức cao kỷ lục với 2.4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50.4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27.5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Sang 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên xuất nhập khẩu đã sụt giảm đáng kể và đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng và khối lượng hàng xuất khẩu tăng cao, nhờ đó hoạt động thương mại đã tăng trưởng mạnh. Mặc dù tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu, song trong năm2010 nhập siêu vẫn rất lớn (12.61 tỷ USD gần tương đươngvới năm 2009). Tình hình nhập siêu năm 2010 cũng phản ánh 3 vấn đề của nền kinh tế Việt Nam:

- Tiêu dùng, đầu tư trong nước quá lớn làm gia tăng vay nợ nước ngoài và phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là yếu tố đầu vào để gia công và xuất khẩu. Năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt phản ánh những cân đối nền tảng và rủi ro vĩ mô của nền kinh tế đang ở mức xấu như chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt ngân sách, rủi ro lạm phát và tỷ giá cao kéo theo đó là sự chậm lại của luồng vốn vào.

2.2.2.3 Khoản nợ lớn từ Vinasin

Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập ngày 15/5/2006. Đây là tập đoàn hoạt động sản xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trước đây Vinasin là niềm tự hào của quốc gia khi đưa lĩnh vực đóng tàu của Việt Nam nằm top 5 nước đóng tàu thế giới. Nhưng niềm tự hào này đã sớm sụp đổ vào đầu năm 2010, nguyên nhân chính là do cơ cấu quản lý yếu kém của tập đoàn này và việc giám sát lỏng lẻo của chính phủ, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nên nhiều hợp đồng lớn bị hủy bỏ, hơn nữa là việc cơ cấu vốn quá nhiều nợ đã cho thấy dấu hiệu bất ổn cụ thể là tổng tài sản chỉ hơn 90000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9000 tỷ đồng nhưng số nợ lên đến 120000 tỷ đồng theo thống kê cuối năm 2010. Tác động của vụ vỡ nợ này là không nhỏ vì trong các khoản nợ của Vinasin theo công bố chính thức bao gồm 750 triệu USD nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh với lãi suất 6.875 %/năm, trả gốc một lần vào ngày 15-1-2016, trả lãi 6 tháng một lần vào ngày 15-1 và 15-7 hàng năm và 600 triệu USD Vinashin tự vay nước ngoài, lãi suất Libor 6 tháng + 1.5%/năm (năm 2007 lãi suất bình quân 6.8%/năm) trả nợ gốc 6 tháng một lần vào ngày 25/6 và 25/12 hằng năm mỗi lần trả 60 triệu đô la. Ngoài ra Vinasin cũng đang là con nợ của 10 ngân hàng lớn trong nước mà chủ yếu là NHTM nhà nước và có đợt phát hành trái phiếu trong nước. Trước tình hìnhđó chính phủ đã thực hiện cơ cấu lại Vinasin gồm 3 phần: một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Trong tháng 9/2010 tập đoàn này đã nhận hỗ trợ từ chính phủ khi được dùng 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 để trả cho ngân hàng Natixis (Pháp). Thêm nữa là việc chính phủ hoãn thuế, giảm lãi suất

0% để trả lương. Đến thời hạn trả nợ cho các ngân hàng nước ngoài nhưng đến giờ Vinasin vẫn chưa thể trả cả gốc và lãi. Dođó việc phát hành trái phiếu nước ngoài để tăng vốn của các doanh nghiệp trong nước và lãi suất vay cũng phải trả cao hơn năm trước. Nguồn vốn đầu tư vào tập đoàn này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước cụ thể là từ nguồn thu thuế nên việc tập đoàn này vỡ nợ không chỉ là trách nhiệm của bộ máy quản lý bên trong mà còn là nợ của chính phủ và nỗi lo của người dân. Vì vậy vụ việc của Vinasin cũng góp phần làm tăng nợ công nước ta.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, đãđẩy nợ công tăng cao còn những yếu tố khác tác động xấu đến nợ công của Việt Nam trong tương lai như là dự trữ ngoại hối trong những năm qua đều giảm do ảnh hưởng từ việc nhập siêu hậu quả là dự trữ ngoại hối cuối năm 2010 dưới 10 tỷ USD thấp hơn so với 18.8 tỷ USD (2008), nếu mức dự trữ quá thấp vẫn kéo dài thì tăng nguy cơ cho các khoản nợ được xem là dài hạn phải thực hiện cam kết trả nợ sớm hơn trong trường hợp khủng hoảng tiền mặt. Vì vậy để tăng dự trữ ngoại hối cao hơn trong những năm tới chính phủ đã thực hiện việc tăng tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa việc tổ chức Moody hạ bậc tín nhiệm đã làm cho việc chính phủ muốn vay nợ nước ngoài bị cản trở lớn do lãi suất trả cao vì vậy việc vay nợ trong nước lại được quan tâm nhiều hơn nhưng với mức lãi suất trong nước cũng chạy theo tốc độ nhanh khi mà trong giai đoạn gần đây lãi suất cho vay đã vượt trên 17% do lạm phát trong nước đạt hơn 11% so với năm 2009. Kết quả lả việc vay nợ trong nước để nâng cao hạ tầng của chính phủ cũng không được suôn sẻ cụ thể là việc phát hành trái phiếu chính phủ.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 46)