Nguyên nhân của nợ công Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 44)

2.2.2.1 Thâm hụt NSNN

Tác động của thâm hụt ngân sách lên nợ công là rất lớn bởi vì chính phủ buộc phải vay nợ để bù đắp khoảng thâm hụt này. Năm 2008 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trong khi tỷ lệ tăng trưởng đạt 6.23% thì lạm phát lại tăng 23%, tỷ lệ bội chi ngân sách 4.5% GDP. Tổng chi ngân sách nhà nước tăng so với 2007 22.3% và tăng so với dự toán 118.9%, trong đó chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên vượt dự toán tương ứng 118.3% và 113.3%. Trong 9 tháng đầu năm 2009 tổng thu ngân sách đạt 274.4 nghìn tỷ đồng trong khi tổng chi ước tính là 330.2 nghìn tỷ đồng. Như vậy nguồn thu có dấu hiệu suy giảm do tác động của chính sách miễn, giảm,

giãn thuế để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất. Các chính sách chi cho các khoản khác cũng lớn cụ thể là chi đầu tư phát triển 67.2% ( chi xây dựng cơ bản là 66%), chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý Nhà nước, đoàn thể bằng 69.6%, chi trả nợ và viện trợ bằng 70.7%. Vào cuối năm 2009, theo báo cáo của chính phủ thì việc thu NSNN của Việt Nam đạt 100.2% so với dự toán và chi ngân sách đã vượt 8.5% so với dự toán, bội chi NSNN vào khoảng 6.9% GDP (gần tiến tới mức cho phéplà7%). Có thể nói thu NSNN năm 2009 đạt kết quả tích cực nhưng tình trạng thất thu, nợ đọng thuế và lãng phí trong chi tiêu NSNN vẫn còn,đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất…Tại kỳ họp quốc hội thứ 8 cuối năm 2010 Chính phủ đã báo cáo số ước thực hiện thu cân đối ngân sách cả năm đạt 528100 tỷ đồng, tăng 12.7% (58600 tỷ đồng) so với dự toán. Chính phủ dự kiến sẽ sử dụng khoảng 10.000 tỷ đồng để tăng chi trả nợ, nhằmgiảm số nợ Chính phủ, và dành 3600 tỷ đồng để giảm bội chi xuống mức 5.95% GDP.Tính đến cuối năm2010 tổng thu cân đối đạt 559170tỷ đồng, vượt 21.2% (97670 tỷ đồng) so dự toán, tăng thêm 31070 tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội và mức bội chi NSNN 5.6% GDP (109460tỷ đồng)đãgiảm 10240tỷ đồng (giảm 0.6% GDP) so với dự toán và giảm 3640tỷ đồng (0.2% GDP) so với yêu cầu của Quốc hội. Chính từ những khả quan của năm trước nên Quốc hội đã chốt mức bội chi NSNN là 5.3% và tăng thu là 7% trong năm 2011. Tuy nhiên theo số liệu của IMF và WB lại cho rằng thâm hụt ngân sách của ta năm 2009 đã 9% và đây là dấu hiệu của thâm hụt lớn và không bền vững. Hơn nữa những con số đẹp như trên lại đạt nghi vấn cho nhiều người, Thường trựcỦy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng thu vượt dự toán từ 5%-10% thì có thể chấp nhận được do dự báo có sai số. Nhưng vượt dự toán quá lớn (21.2%) là vấn đề cần được xem xét, phân tích kỹ hơn do chất lượng công tác lập dự toán chưa cao, chưa thật sự tích cực, công tác dự báo thu ngân sách Nhà nước chưa sát thực tế.

Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010

Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bội chi ngân sách theo phân loại BTC Việt Nam - 40,7 - 48,6 - 64,6 - 66,2 - 115,9 - 116,1 Tỷ lệ trong GDP (%)

Bội chi ngân sách -4,9 -5,0 -5,6 -4,5 -6,9 -5,95

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN

ĐVT: tỷ đồng

Năm Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi NSNN

Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi NSNN 2010 98700 21000 2009 88520 27380 2008 51200 15000 2007 43000 13500 2006 36000 12500

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Nhìn từ bảng trên thì chính phủ đã vay nợ ngày càngtăng qua các năm để bù đắp mức thâm hụt ngân sách và có xu hướng vay nợ chủ yếu trong nước nhiều hơn. Mặc dù bất kỳ quốc gia nào cũng vay nợ để bù đắp thâm hụt là việc làm cần thiết, thì đây cũng là con dao hai lưỡi bởi vì việc vay nợ nhiều dễ dẫn đến tăng lãi suất thực, tỷ giá hối đoái tăng và giá cả hàng hóa tăng và có nguy cơ xảy ra lạm phát. Hơn nữa việc vay nợ quá lớn so với nguồn thu ngân sách sẽ đẩy đến tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ gốc hay lãi khi đến hạn hậu quả chính phủ buộc phải tăng thuế, hoặc không thì giải quyết bằng việc phát hành tiền.

2.2.2.2 Thâm hụt cán cân thanh toán

Kể từ khi gia nhập WTO Việt Nam đã gia tăng xuất nhập khẩu không ngừng và tình trạng nhập siêu cũng tăng theo.

Hình 2.12: Cán cân thương mại của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Giai đoạn từ năm 2006-2008 thì tốc độ tăng của xuất khẩu chậm hơn so với nhập khẩu. Mặc dù từ 2007-2008 thì tốc độ tăng của nhập khẩu giảm đi nhưng giá trị chênh lệch nhập khẩu so với các năm trước vẫn lớn bởi vì giá cả các mặt hàng trên thế giới đều tăng, yếu tố thúc đẩy xuất khẩu trong nước nên nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất khẩu như vải và nguyên phụ liệu dệt may vẫn đạt kim ngạch cao với 6.8 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm 2007, hàng điện tử máy tính và linh kiện đạt 3.7 tỷ USD, tăng 25.8% so với năm trước. Và những tháng cuối năm 2008 thì nhập khẩu tiêu dùng tăng cao đặc biệt trong lĩnh vực ô tô đạt mức cao kỷ lục với 2.4 tỷ USD, trong đó ô tô nguyên chiếc đạt 1 tỷ USD với 50.4 nghìn chiếc (ô tô dưới 12 chỗ ngồi 27.5 nghìn chiếc, tương đương 380 triệu USD). Sang 2009 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên xuất nhập khẩu đã sụt giảm đáng kể và đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu giảm so với năm trước đó. Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng và khối lượng hàng xuất khẩu tăng cao, nhờ đó hoạt động thương mại đã tăng trưởng mạnh. Mặc dù tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu, song trong năm2010 nhập siêu vẫn rất lớn (12.61 tỷ USD gần tương đươngvới năm 2009). Tình hình nhập siêu năm 2010 cũng phản ánh 3 vấn đề của nền kinh tế Việt Nam:

- Tiêu dùng, đầu tư trong nước quá lớn làm gia tăng vay nợ nước ngoài và phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.

- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là yếu tố đầu vào để gia công và xuất khẩu. Năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt phản ánh những cân đối nền tảng và rủi ro vĩ mô của nền kinh tế đang ở mức xấu như chênh lệch tiết kiệm - đầu tư, thâm hụt ngân sách, rủi ro lạm phát và tỷ giá cao kéo theo đó là sự chậm lại của luồng vốn vào.

2.2.2.3 Khoản nợ lớn từ Vinasin

Tập đoàn kinh tế Vinashin được thành lập ngày 15/5/2006. Đây là tập đoàn hoạt động sản xuất kinh doanh đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trước đây Vinasin là niềm tự hào của quốc gia khi đưa lĩnh vực đóng tàu của Việt Nam nằm top 5 nước đóng tàu thế giới. Nhưng niềm tự hào này đã sớm sụp đổ vào đầu năm 2010, nguyên nhân chính là do cơ cấu quản lý yếu kém của tập đoàn này và việc giám sát lỏng lẻo của chính phủ, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính nên nhiều hợp đồng lớn bị hủy bỏ, hơn nữa là việc cơ cấu vốn quá nhiều nợ đã cho thấy dấu hiệu bất ổn cụ thể là tổng tài sản chỉ hơn 90000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9000 tỷ đồng nhưng số nợ lên đến 120000 tỷ đồng theo thống kê cuối năm 2010. Tác động của vụ vỡ nợ này là không nhỏ vì trong các khoản nợ của Vinasin theo công bố chính thức bao gồm 750 triệu USD nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh với lãi suất 6.875 %/năm, trả gốc một lần vào ngày 15-1-2016, trả lãi 6 tháng một lần vào ngày 15-1 và 15-7 hàng năm và 600 triệu USD Vinashin tự vay nước ngoài, lãi suất Libor 6 tháng + 1.5%/năm (năm 2007 lãi suất bình quân 6.8%/năm) trả nợ gốc 6 tháng một lần vào ngày 25/6 và 25/12 hằng năm mỗi lần trả 60 triệu đô la. Ngoài ra Vinasin cũng đang là con nợ của 10 ngân hàng lớn trong nước mà chủ yếu là NHTM nhà nước và có đợt phát hành trái phiếu trong nước. Trước tình hìnhđó chính phủ đã thực hiện cơ cấu lại Vinasin gồm 3 phần: một phần giữ lại là Vinashin, một phần nhập về tập đoàn Dầu khí và phần còn lại nhập về tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Trong tháng 9/2010 tập đoàn này đã nhận hỗ trợ từ chính phủ khi được dùng 300 triệu USD từ nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 để trả cho ngân hàng Natixis (Pháp). Thêm nữa là việc chính phủ hoãn thuế, giảm lãi suất

0% để trả lương. Đến thời hạn trả nợ cho các ngân hàng nước ngoài nhưng đến giờ Vinasin vẫn chưa thể trả cả gốc và lãi. Dođó việc phát hành trái phiếu nước ngoài để tăng vốn của các doanh nghiệp trong nước và lãi suất vay cũng phải trả cao hơn năm trước. Nguồn vốn đầu tư vào tập đoàn này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước cụ thể là từ nguồn thu thuế nên việc tập đoàn này vỡ nợ không chỉ là trách nhiệm của bộ máy quản lý bên trong mà còn là nợ của chính phủ và nỗi lo của người dân. Vì vậy vụ việc của Vinasin cũng góp phần làm tăng nợ công nước ta.

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, đãđẩy nợ công tăng cao còn những yếu tố khác tác động xấu đến nợ công của Việt Nam trong tương lai như là dự trữ ngoại hối trong những năm qua đều giảm do ảnh hưởng từ việc nhập siêu hậu quả là dự trữ ngoại hối cuối năm 2010 dưới 10 tỷ USD thấp hơn so với 18.8 tỷ USD (2008), nếu mức dự trữ quá thấp vẫn kéo dài thì tăng nguy cơ cho các khoản nợ được xem là dài hạn phải thực hiện cam kết trả nợ sớm hơn trong trường hợp khủng hoảng tiền mặt. Vì vậy để tăng dự trữ ngoại hối cao hơn trong những năm tới chính phủ đã thực hiện việc tăng tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Hơn nữa việc tổ chức Moody hạ bậc tín nhiệm đã làm cho việc chính phủ muốn vay nợ nước ngoài bị cản trở lớn do lãi suất trả cao vì vậy việc vay nợ trong nước lại được quan tâm nhiều hơn nhưng với mức lãi suất trong nước cũng chạy theo tốc độ nhanh khi mà trong giai đoạn gần đây lãi suất cho vay đã vượt trên 17% do lạm phát trong nước đạt hơn 11% so với năm 2009. Kết quả lả việc vay nợ trong nước để nâng cao hạ tầng của chính phủ cũng không được suôn sẻ cụ thể là việc phát hành trái phiếu chính phủ.

2.2.3 Cơ cấu nợ công của Việt Nam

Theo quy định chính thức của Luật quản lý nợ công thì nợ công bao gổm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương và theo thống kê thì cuối năm 2009 nợ chính phủ bằng 41.9%, nợ được chính phủ bảo lãnh bằng 9.8% GDP, nợ của chình quyền của địa phương bằng 0.8% GDP. Ngoài ra cơ cấu nợcông bao gồm lànợ trong nước và nợ nước ngoài.

2.2.3.1 Nợ trong nước

Nợ trong nước chính là các khoản vay từ người cho vay trong nước. Vì hiện nay Bộ tài chính vẫn chưa thông báo nợ trong nước do trước đây việc quản lý nợ của nhiều ban ngành nên việc tập hợp dữ liệu gặp khó khăn. Tuy nhiên để dễ hình dung

về nợ trong nước tôi sẽ giới thiệu một vài khoản vay của chính phủ huy động từ trong nước ( chủ yếu là từ trái phiếu ):

Đợt phát hành trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2005 với lãi suất 8.4%/ năm, thanh toán bằng VND, tiền lãi và gốc được thanh toán 1 lần khi đến hạn. Đối tượng được mua trái phiếu kho bạc gồm: Người Việt Nam trong và ngoài nước làm việc, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam; các tổ chức xã hội, chính trị, xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhưng sẽ không được mua trái phiếu kho bạc bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

Đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Bộ tài chính ngày 22/3/2010 có kỳ hạn 2 năm và 3 năm với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trong đó trái phiếu kỳ hạn 2 năm đem về 430 tỷ đồng (lãi suất 12%), trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 170 tỷ đồng (lãi suất 12.1%)

Ngoài ra thì nợ trong nước còn bao gồm các khoản vay hay tạm ứng khác, các khoản chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách, nhưng các số liệu này vẫn chưa được tổng hợp.

2.2.3.2 Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là các khoản cho vay từ người ngoài nước. Đây là khoản nợ vay mà mọi người rất được quan tâm bởi vì hiện nay dự trữ ngoại hối của ta đang có dấu hiệu giảm, hơn nữa tuy vay vốn ODA nhiều có lợi về lãi suất và thời gian trả nợ bên cạnh là điều kiện phải dùng tư vấn, thiết bị, hàng hóa của nhà tài trợ nhưng giá thành tính khá cao. Nhưng các khoản nợ này có thể sẽ thu hồi sớm hơn nếu quốc gia vay nợ có dấu hiệu khủng hoảng nợ đặc biệtkhi tỷ lệ của nó chiếm 60% nợ chính phủ.

Hình 2.13: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP 31.40% 32.50% 29.80% 39% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 2006 2007 2008 2009 % GDP

(Nguồn: Bộtài chính Việt Nam)

Nợ nước ngoài năm 2006, 2007 đều có tỷ lệ chiếm % GDP cao hơn 30% nhưng sang năm 2008 thì tỷ lệ này 29.8% và sang 2009 tỷ lệ lại này nâng lên 39% bởi vì năm này việc phát hành trái phiếu quốc tế thuận lợi hơn là trái phiếu chính chủ trong nước và vay vốn từ WB, Nhật Bản… cũng tăng lên đáng kể do những chỉ số tích cực về khả năng phục hồi kinh tế và theo đánh giá của Bộ tài chính vẫn nằm trong an toàn vì theo quyđịnh của WB là tỷlệ này không vượt quá 50%, dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn cũng nằm trong mức an toàn là 290% so với quy định là 200%.

Các khoản vay nước ngoài năm 2009 đa số có lãi suất thấp do vay chủ yếu là nguồn vốn ODA 74.67% (lãi suất dưới 3%, thời hạn cho vay là 25-40 năm), vay ưu đãi chiếm 5.41% và vay thương mại 19.92%.

Các khoản vay có lãi suất 1%-2.99% là 19325.39 triệu USD, trên 1.5 tỷ USD là lãi suất 3%-5.99%, 281.7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, hơn 1.9 tỷ USD dư nợ còn lại là lãi suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR).

Cơ cấu các loại tiền vay nước ngoài cũng đa dạng nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá, giảm áp lực nghịa vụ trả nợ nước ngoài. Trong đó đồng Yên Nhật chiếm tỷ lệ cao nhất (38.25%)

Hình 2.14: Cơ cấu các khoản vay nước ngoài theo loại tiền JPY, 38.25% USD, 22.95% EUR, 9.21% Khác, 2.94% SDR, 26.64% JPY USD EUR Khác SDR

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Lãi suất trung bình nợ nước ngoài hiện có xu hướng tăng lên cụ thể là đã tăng 1.54%/năm lên 1.9% (2009) và năm (2010) là 2.1%. Nguyên nhân vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nên nhiều khoản vay ODA chuyển sang hình thức ít ưu đãi hơn và hệ số tín nhiệm của ta cũng còn thấp.

Tuy đánh giá của Bộ tài chính thì nợ của ta vẫn nằm trong khoảng an toàn thì theo

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)