Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 62)

Nợ công xảy ra ở Châu Âu là hồi chuông thức tỉnh cho các quốc gia khi đang lạm dụng nợ lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà xem thường tác hại mà nó gây ra. Do đó việc rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng này sẽ giúp Việt Nam đưa ra những giải pháp phù hợp với mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững và ổn định. Sau đây là một số bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, chi tiêu ngân sách phải được giám sát chặt: mặc dù chi tiêu chính phủ tăng sẽ kích thích nền kinh tế tăng trưởng đặc biệt giúp nền kinh tế khôi phục lại từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, đây cũng là mặt trái khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng sẽ dẫn lạm phát tăng nhanh, chi tiêu nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục v.v..nhưng không chú trọng đến chất lượng và sự cần thiết cũng sẽ dẫn đến

lãng phí, tạo điều kiện cho tham nhũng, tăng thuế để bù đắp. Nếu thu không bù nỗi chi thì quốc gia đó phải vay nợ nhiều bù đắp, nợ vay càng nhiều không có khả năng trả nền kinh tế sẽ suy yếu đi và Hy Lạp chính là minh chứng cụ thể cho việc chi tiêu công lớn mà không có sự quản lý chặt từ bộ máy nhà nước.

Thứ hai, không nên vay nợ nước ngoài quá nhiều: vay nợ nước ngoài tuy có lợi là hưởng được lãi suất thấp hơn trong nước ( đặc biệt là vốn ODA ) và có thời gian trảnợ dài hơn. Chính vì vậy mà thúc đẩy việc tăng nhu cầu vay nợ quốc tế song rủi ro về tỷ giá, mức độ dự trữ ngoại hối cũng là vấn đề phải quan tâm, việc vay nợ nước ngoài cũng phải đi kèm một vài điều kiện như: sử dụng máy móc của chủ tài trợ, trả phí dịch vụ cao v.v…trong khi đó việc vay nợ trong nước cũng làm triệt tiêu các rủi ro trên. Lúc gặp trường hợp tệ nhất là không có khả năng thanh toán cho các chủ nợ này thì thời hạn trả sẽ bị rút ngắn lại và còn bị các tổ chức quốc tế hạ bậc tín nhiệm nợ.

Thứ ba, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu: Hy Lạp và Tây Ban Nha là hai quốc gia mà khả năng cạnh tranh kém hơn so với các nước khác do lương lao động ở đây quá cao dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ cũng tăng và giá trị của đồng euro cao hơn so với các nước không tham giaEurozone gây thêm bất lợi về xuất khẩu với những nước này.

Việt Nam tuy có lợi về chi phí lao động thấp thì bất lợi về trìnhđộ lao động còn thấp, năng suất lao động tuyệt đối vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, cơ sở hạ tầng còn thiếu v.v…nên khả năng cạnh tranh so với Thái Lan, Singapore, Trung Quốc v.v… thì ta còn một khoảng cách.

Thứ tư, quản lý hoạt động tín dụng: Ireland là minh chứng cụ thể khi phải chi tiền cứu trợ hàng loạt ngân hàng có nguy cơ phá sản đã làm thúcđẩy thâm hụt ngân sách này thêm tồi tệ và vay nợ là điều tất yếu, hậu quả từ việc ngân hàng nước này cho vay mạnh trong thời kỳ tăng trưởng nóng và bong bóng bất động sản. Lúc thị trường bất động sàn sụp đổ cũng là lúc nợ xấu của các ngân hàng tăng nhanh và nguy cơ sụp đổ càng đến gần. Tín nhiệm của nhà đầu tư giảm, tác hại đến khả năng phát triển kinh tế trong những năm sau.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua tăng nhiều hơn so với mục tiêu đề ra nhưngtỷ lệ nợ xấu tăng so với 2009 là 0.04% không phải vì thế

mà chúng ta chủ quan bởi vì biến động lãi suất tăng cao và việc một số ngân hàng vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng…Vì vậy hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũngcầnphảitheo dõi.

Thứ năm, khai báo thành thực về nợ: Hy Lạp sau khi gia nhập khu vực Eurozone đã hưởng đặc quyền vay nợ với lãi suất thấp vì muốn được tiếp tục vay để chi tiêu công nhiều hơn nên chính phủ trong nhiều năm qua đã ghi sai lệch toàn bộ các chỉ tiêu thực, điều nàyảnh hưởng đến uy tín của chính phủ trên thế giới.

Thứ sáu, xem xét các quyết định đầu tư lớn: không phải bất cứ dự án đầu tư lớn nào cũng đem lại hiệu quả như việc Hy Lạp chi một khoản tiền lớn cho thế vận hội mùa hè Athens 2004 với quy mô hoành tráng nhất trong lịch sử và khoản chi tiêu 12 tỷ euro cao hơn so với con số dự kiến là 10 tỷ euro, mục tiêu của nước này là quảng bá cho hình ảnh đất nước mình đẹp hơn và tăng vị thế trên trường quốc tế. Tuy Olympic năm đó Hy Lạp đã nhận được nhiều lời khen ngợi nhưng thâm hụt của Hy Lạp ngày càng tăng và hậu quả là khủng hoảng nợ 2010 bùng nổ, hình ảnh tốt đẹp mà trước đây nước này xây dựng cũng tan thành mây khói và Hy Lạp giờ đây chỉ là một con nợ lâm nạn.

Việt Nam cũng đã nhận được bài học cay đắng từ Vinasin khi chính phủ đầu tư vào đây với số tiền lớn nhưng cuối cùng Vinasin chỉ còn là bóng của mình,đứng trên khoản nợ kếch xù, phải chia năm xẻ bảy.

Thứ bảy, cải thiện cán cân thương mại: tuy có nhiều nghiên cứu thực tế cho rằng thâm hụt cán cân thương mại chưa hẳn là xấu nếu như nhập khẩu chủ các hàng hóa nhằm phục vụ sản xuất trong nước và hỗ trợ cho xuất khẩu phát triển trong tương lai. Cho dù thế thì mức thâm hụt cũng không phải quá lớn như tình trạng của Hy Lạp khi mà xuất khẩu khoảng 24.4 tỷ đô la (2006) còn nhập khẩu là 59.1 tỷ đô la (2006), vì đây cũng là nguồn thu ngoại tệ để trả các khoản nợ nước ngoài và giảm thâm hụt ngân sách do chi tiêu lớn.

Nước ta hiện nay cũng đang phải đối mặt với việc xuất khẩu trong nước tăng chậm hơn so với nhập khẩu và thâm hụt cán cân thương mại nhiều năm qua làm cho dự trữ ngoại hối chúng ta có xu hướng giảm trầm trọng. Mặc dù cho tới bây giờ chính phủ vẫn hoàn trả các khoản vốn và lãi nợ nước ngoài đúng hạn nhưng nếu đà thâm hụt tiếp tục tăng thì ta sẽ nguy cơ trở thành một Hy Lạp trong tương lai vì các

khoản nợ phải trả sẽ ngày càng nhiều, một phần là do đến hạn phải trả, phần khác là do bất lợi từ tỷ giá sẽ khiến các khoản nợ nước ngoài càng thêm phình to hơn.

Thứ tám, vay nợ phải phù hợp với kinh tế, tài chính quốc gia: không phải bất kỳ quốc gia nào có tỷ lệ nợ công vượt qua 60% GDP đều có rủi ro vỡ nợ cao như Đức (77%), Pháp (80%).. Bởi vì, họ có nền kinh tế dựa trên một nền tảng phát triển công nghiệp vững chắc từ rất lâu với trình độ kỹ thuật cao, đời sống của người dân tốt ( thu nhập cao và được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe tốt ) và cơ sở hạ tầng hiện đại. Vì vậy cho dù nợ công của họ ở mức cao nhưng họ vẫn cầm cự được trái ngược với nền kinh tế Hy Lạp không có những thế mạnh như trên nhưng vẫn vungtay quá trán và vượt qua khả năng trả năng nợ.

Việt Nam hiện nay vẫn được xem là tỷ lệ nợ an toàn nhưng không phải là ta có thể vay nợ nhiều hơn vì trước những biến động kinh tế thế giới và trong nước thì ta phải còn gặp nhiều khó khăn nếu tăng thêm nợ thì càng tăng thêm nỗi lo, hơn nữa với tiềm lực hiện nay thì khả năng trả nợ lớn là không thể.

Thứ chín, kiểm soát hoạt động thu thuế trong nước: một phần quan trọng đẩy Hy Lạp vào tình trạng nợ như hiện nay là do việc trốn thuế ở đây đã quá phổ biến chính bởi sự không nghiêm trong việc quản lý của nhà nước. Đây chính là bài học đắt giá mà Việt Nam cũng cần phải quan tâm đến tình hình trong nước khi mà nạn buôn lậu càng thêm lộng hành và những mưu mẹo tinh vi của nhiều doanh nghiệp đang tìm cách trốn thuế bằng cách dựa vào từ những lỗ hổng của luật đề ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Khởi đầu năm 2010 là một năm không thành công và đầy sóng gió đối với Châu Âu do tác động của khủng hoảng nợ công mà ngòi nổ ban đầu là xuất phát từ Hy Lạp sau đó là Ireland và tiếp theo là hàng loạt các nước có nguy cơ lớn như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Để giải cứu tình hình không trở nên tồi tệ hơn thì EU, ECB và IMF đã tung ra các gói cứu trợ không chỉ giúp đỡ cho Hy Lạp, Ireland là những quốc gia bị nặng nề nhất mà trong đó còn hỗ trợ các nước khác của EU. Nguyên nhân chủ yếu đi đến cuộc khủng hoảng ngoài yếu tố trực tiếp là thâm hụt ngân sách báo động của các nước, còn do những bất lợi từ việc gia nhập khu vực Eurozone khi sử dụng chung đồng tiền euro và trách nhiệm về thái độ thiếu nghiêm minh trong việc xử phạt

các trường hợp vi phạm theo quy định khi gia nhập của EU, bên cạnh đó là những lý do khác nhau ở mỗi nước. Tuy nhiên những gói cứu trợ trên chỉ mang tính cấp thời nó không giúp các nước này thoát khỏi tình trạng nợ công ngập đầu nếu không có những giải pháp mang tính lâu dài hơn. Nhưng cũng chính từ cuộc khủng hoảng này mà chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quý giá về việc có vay thì có trả và tránh đi trên những vết xe đổ như Hy Lạp.

Việt Nam tuy không rơi vào trường hợp tệ như Hy Lạp hay Ireland và chúng ta tính đến nay vẫn hoàn trả đầy đủ các khoản nợ khi đến hạn nhưng những con số về thâm hụt ngân sách đang ngày càng tăng, cán cân thương mại thâm hụt nhiều năm liền, nợ công mỗi năm đều tăng hơn năm trước v.v…đều là những báo động cho Việt Nam cần phải đưa ra hướng đi cải thiện tình hình nợ công trong nước.

Chương 3:

GIẢI PHÁP CHO KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU VÀ ĐỀ

NGHỊ HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI CHO CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM 3.1 Giải pháp cho khủng hoảng nợ công ở Châu Âu

Đối với Hy Lạp thì giải pháp tốt nhất là thực hiện giảm chi tiêuở khu vực công và tư nhân, tăng thuế đồng thời áp dụng các biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế về tham nhũng và nạn trốn thuế để giảm thâm hụt ngân sách. Đi kèm với nó là tình trạng thất nghiệp tăng cao và thu nhập người dân bị sụt giảm cao hơn so với những dự báo trước đó mả chínhphủ buộcphải chấp nhận.

Chính phủ cũng phải nghiêm túc xem xét lại cơ cấu các khoản nợ và thương thuyết với các chủ nợ việc gia hạn nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đi đến một giải pháp tối ưu.

Cải thiện cán cân thương mại bằng cách thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt là những ngành có lợi thế như dệt may, hóa chất, xi măng, kính...và giảm nhập khẩu. Khả năng cạnh tranh kinh tế so với các nước khác muốn thay đổi tích cực thì cần giảm lương nhân viên.

Trong trường hợp việc cải thiện khả năng cạnh tranh không đạt kết quả tốt dù đã thực hiện nhiều cố gắng thì việc rút khỏi khu vực Euro là điều cần làm, đi kèm là tái cấu trúc lại các khoản nợ vay.

Đối với Ireland cũng tiếp tục chính sách giảm thâm hụt ngân sách bao gồm việc tăng thuế, giảm độ tuổi về hưu, cắt giảm trợ cấp an sinh xã hội, lương khu vực công.

Tái cân bằng nền kinh tế từ việc phát triển thị trường tài chính và dịch vụ sang thúc đẩy xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích triển khai chương trình quản lý tài chính linh hoạt để các ban ngành chức năng kịp thời có giải pháp khi có sự cố.

Đối với Ý thì cần phải đặt chỉ tiêu, lập kế hoạch để giảm thâm hụt ngân sách dưới 4% trong vòng 3 năm. Nâng cao hiệuquả phát triển lĩnh vực dịch vụ. Đề ra các chính sách mạnh tay đối với tham nhũng bao gồm chế tài và hình thức phạt tù hoặc tử hình.

Đối với Bồ Đào Nha thì cần tăng khả năng linh hoạt trong thị trường lao động như việc giảm lương. Cải thiện cơ sở vật chất và trìnhđộ lao động nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài và tăng năng suất lao động. Đề ra những chính

sách để sửa chữa khuyết điểm của môi trường kinh doanh như việc đăng ký thành lập công ty, nộp thuế, cho vay.

Đối với Tây Ban Nhathì cần phải giảm mức thâm hụt dưới 8% trong 3 năm. Tăng khả năng cạnh tranh và giảm các hàng rào nhập khẩu để giảm giá cả trong nước. Giảm chi phí trợ cấp thất nghiệp và tiền thất nghiệp mà người làm công được hưởng nhằm hạn chế việc thiếu lao động của nước này.

Đối với các nước Đức và các quốc gia giàu có khác của EU nên mở rộng nhu cầu nội địa trong nước 1% trong ba năm nhằm bù đắp cho các tác động của giảm phát khi thực hiện điều chỉnh tài chính của các nước GIIPS, chung tay giúp đỡ nhóm nước này cải thiện cán cân thương mại. Chấp nhận lạm phát cao để tỷ lệ này tính trên cả EU không dao động lớn so với năm trước.

Đối với các nước thuộc khu vực Euro

- Duy trì một chính sách tiền tệ mở rộng để tăng trưởng cao trong thời gian dài. - Yêu cầu các nước sẽ nhượng một số quyền tự chủ tài chính như cung cấp các

thông tin bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, năng suất lao động, cán cân thanh toán cho các nước thành viên còn lại.

- Cho phép các nước khác thuộc thành viên EU bên cạnh ủy ban Châu Âu và IMF quyền thảo luận, đề xuất, giám sát hoạt động của nhóm nước GIIPS cũng như đưa ra các hình thức xử phạt phù hợp.

- Thắt chặt các chỉ tiêu khi gia nhập khu vực Eurozone, ngoài những chỉ tiêu đã đề chung thì các nước mới khi gia nhập phải đảm bảo tình hình tài chính ổn định cho dù xảy ra các biến cố lớn. Mặc dù không đưa ra quy định chung về mức tài chính quốc gia cụ thể mà tùy theo tình hình kinh tế của từng nước nhưng vẫn phải xem xét cấu trúc nợ và các chỉ số khác có đủ an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế không.

- Thực hiện việc công bố thông tin tài chính minh bạch và rõ ràng, áp dụng hình thức xử phạt nếu cần thiết.

3.2 Kiếnnghị và giải pháp cho chinh sáchquảnlýnợcông Việt Nam theo hướngbền vững bền vững

Công khai minh bạch các số liệu về nợ công và nhanh chóng kịp thời cập nhật thông tin rộng rãi cho toàn dân cụ thể như sau:

Công bố các thông tin danh mục nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, nợ trong nước, nợ nước ngoài; các chỉ tiêu đánh giá ngưỡng nợ an toàn, bền vững; các chỉ tiêu giám sát nợ, chiến lược vay và trả nợ của quốc gia và tất cả sẽ được đăng trên website của Bộ tài chính, được cập nhật 6 tháng một lần. Để đảm bảo tất cả người dân đều biết về nợ công thì chính phủ cũng nên đăng tải thông cáo hướng dẫn người dân cập nhật thông tin về nợ công và giải thích rõ ràng vai trò, tác động của nợ công đến đời sống kinh tế như thế nào trên truyền hình, truyền thanh, báo chí v.v..

Thiết lập một chương trình cắt giảm và ngăn chặn thất thoát trong chi tiêu công cụ thể là:

- Giao chỉ tiêu cắt giảm chi tiêu công trong khoản thời gian nhất định chẳng hạn như chỉ tiêu cắt giảm 3% trong 1 quý từ trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 62)