Thực trạng nợ công của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 42)

Chấn động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp không chỉ có nguy cơ lan rộng sang một số quốc gia EU khác mà còn là nỗi lo sợ của những quốc gia đang đối mặt với nợ công lớn và thâm hụt ngân sách nặng. Việt Nam tuy có tình hình nợ công ổn định hơn nhưng không có nghĩa chúng ta lơ là việc quản lý nợ công vì tốc độ tăng nợ công của ta trong thời gian qua cũng đang tiến khá nhanh.

Nợ công của Việt Nam được chính thức công bố tại cuộc họp quốc hội năm 2010 do chịu sức ép từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu. Nếu như trước đây tại các kỳ họp trước tỷ lệ nợ vẫn được báo cáo là nợ chính phủ,thì hiện nay theo quy định nợ công

còn bao gồm nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ do chính quyền địa phương vì vậy có thể nói nợ công còn lớn hơn tỷ lệ nợ của chính phủ nên những con số tại kỳ họp này vẫn khiến chúng ta không khỏi giật mình. Tổng nợ công của ta năm 2009 là 44.7% GDP (chính thức của bộ tài chính 41.9%) theo số liệu của WB là 47.5% đứng thứ 44/129 và theo CIA (Cơ quan Tình báo Trungương Hoa Kỳ), thì con số này lên tới 52%.

Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009

(Nguồn: CIA–the World Factbook)

Tuy nhiên so với 2008 tổng nợ công đạt 34.2% GDP (số liệu của Quốc hội là 36.5% ) thì năm 2009 nợ công của Việt Nam đã tăng nhanh. Nhìn từ biểu đồ dưới đây cũng có thể thấy tình hình nợ công tính trên đầu người qua các năm có xu hướng tăng,có nghĩalà gánh nặng về nợ đối với mỗi công dâncàng lớn.

Hình 2.11: Tình hình nợ công tính trên đầu người

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Bước sang năm 2010 tính đến 31/12 nợ công của ta đạt 56.6% (báo cáo của Bộ tài chính), theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế đối với trường hợp các nước đang phát triển thì tỷ lệ nợ công và nợ nước ngoài so với GDP hợp lý là dưới 50% như vậy Việt Nam đã vượt qua mốc này, tuy nhiên tỷ lệ nợ vay trong nước có xu hướng tăng trong khi ngoài nước lại có xu giảm, đây có thể xem như một nỗ lực tích cực của chính phủ. Hơn nữa việc xem xét nợ công của một quốc gia có đang gặp nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng, hiện nay tốc độ tăng trưởng của ta đạt 5%-7%. Dự đoán trong năm 2011 tỷ lệ nợ công có thể đạt 60%nếu bội chi ngân sách tiếptụctăng.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 42)