Tác động của nợ công Việt Nam đến tình hình kinh tế vĩ mô Error!

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 60)

2.2.7.1 Mức an toàn của nợ công Việt Nam

Bảng 2.9:Mức an toàn của nợ công Việt Nam

Chỉ tiêu Tính đến 31/12/2009 Quy định của thủ tướng Quy định của Worldbank Nợ công so với GDP 52.6% Trung bình Nợ chính phủ so với

GDP

41.9% An toàn

Nợ nước ngoài của

quốc gia so với GDP 39% An toàn Trung bình Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ so với thu NSNN 15.8% An toàn Nghĩa vụ trả nợ nước

ngoài so với xuất

khẩu, hàng hóa và dịch vụ 4.2% An toàn Bền vững Dự trữ ngoại hối so với tổng nợ ngắn hạn 290% An toàn

Trả nợ nước ngoài của chính phủ so với

thu NSNN

5.1% Bền vững

(Nguồn: Tổng hợp theo Bộ tài chính, Worldbank)

Theo đánh giá sơ bộ từ những tiêu chí trên thì nợ công Việt Nam hiện nay đang nằm trong giới hạn khá an toàn và không có dấu hiệu của khủng hoảng nợ sẽ xảy ra. Vì thế báo cáo cuối năm 2010 vẫn nhận được những dấu hiệu tích cực như tốc độ

tăng trưởng đạt 6.78% cao hơn năm 2009, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế năm 2010 tăng 24,5% so với năm trước, xuất nhập khẩu đều trên 20%, tỷ lệ lao động có việc làm cũng tăng so với 2009, thị trường chứng khoán năm 2010 tuy có nhiều phiên giảm điểm liên tục nhưng gần cuối năm cũng có dấu hiệu tăng trưởng, các nhà đầu tư ngoại liên tục mua ròng và nhiều doanh nghiệp vẫn đăng ký lên sàn, xu thế dòng chảy nguồnvốn FDI vẫn tăng ổn định... Tuy vậy thì tácđộng của việc chi tiêu ngân sách lớn cũng là một phần đưa lạm phát Việt Nam năm 2010 trên 10% nhưng đây không phải là nguyên nhân chính, vì tác động tới lạm phát còn chịu ảnh hưởng của giá cả thế giới tăng, thiên tai, tiền đồng bị mất giá, hệsốICOR cao.

2.2.7.2 Nợ công và tăng trưởng kinh tế

Hình 2.19: Nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% Nợ công (% GDP) Tăng trưởng (%) Lạm phát (%)

(Nguồn: Tổng hợp theo tổng cục thống kê Việt Nam)

Theo biểu đồ trên ta có thấy nợ công và tăng trưởng kinh tế gần như có sự thay đổi cùng hướng trong giai đoạn 2005-2008, nhưng đáng lưu ý là nợ công năm 2006 sụt giảm một lượng khá lớn từ trên 60% GDP xuống mức gần 50% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng hầu như không đổi, lạm phát dưới 8% và thấp hơn so với tăng trưởng kinh tế, đây có thể xem là năm thành công nhất của Việt Nam. Bước sang năm 2008 do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng cũng đi xuống, việc vay mượn trở nên khó khăn hơn do phải tăng lãi suất trái phiếu của chính phủ mới thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nên nợ công của ta năm 2008

giảm một chút so với 2007, lạm phát tại thời điểm này cũng tăng cao đột biến do nguyên nhân chính là giá cả thề giới đều tăng cao, cung tiền tăng nhanh từ các năm trước và một phần do tỷ lệ đầu tư tăng nhưng hiệu quả thấp.

Năm 2009 vì muốn cứu nền kinh tế không rơi vào suy thoái và kích thích tăng trưởng nên Việt Nam đã vay nợ nhiều hơn thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ trong và ngoài nước và thực hiện các biện pháp điều chỉnh vĩ mô về tỷ giá và lãi suất nên lạm phát Việt Nam đãđược kiềm chế dưới 7%.

Năm 2010 thì nợ công vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 tiếp tục tăng so với 2009 bên cạnh là tốc độ tăng của lạm phát cũng tăng vượt bậc so với năm trước. Đến lúc này thì việc giải quyết vấn đề lạm phát tại Việt Nam chính là phải cải thiện hệ số ICOR.

Nhìn chung, tác động của nợ công lên tăng trưởng kinh tế là tích cực cho dù lạm phát từ năm 2008 trở về sau là rất cao tuy nhiên yếu tố chính gây ra lạm phát tăng xuất phát từ hiệu quả đầu tư quá thấp đặc biệt là khu vực nhà nước. Nhưng nếu mức nợ công của Việt Nam tiếp tục gia tăng thì lạm phát sẽ càng tăng cao dẫn đến tiền đồng mất giá và việc trả nợ nước ngoài càng lớn rồi mất khả năng thanh toán cuối cùng là đi đến khủng hoảng nợ diễn ra như Hy Lạp: tăng trưởng kinh tế âm, thất nghiệp gia tăng, dòng vốn đầu tư giảm...Vì vậy những năm tới là giảm nợ công để hướng tới tăng trưởng bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 60)