Nợ trong nước Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 49)

Nợ trong nước chính là các khoản vay từ người cho vay trong nước. Vì hiện nay Bộ tài chính vẫn chưa thông báo nợ trong nước do trước đây việc quản lý nợ của nhiều ban ngành nên việc tập hợp dữ liệu gặp khó khăn. Tuy nhiên để dễ hình dung

về nợ trong nước tôi sẽ giới thiệu một vài khoản vay của chính phủ huy động từ trong nước ( chủ yếu là từ trái phiếu ):

Đợt phát hành trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm 2005 với lãi suất 8.4%/ năm, thanh toán bằng VND, tiền lãi và gốc được thanh toán 1 lần khi đến hạn. Đối tượng được mua trái phiếu kho bạc gồm: Người Việt Nam trong và ngoài nước làm việc, sinh sống hợp pháp tại Việt Nam; các tổ chức xã hội, chính trị, xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhưng sẽ không được mua trái phiếu kho bạc bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp.

Đợt phát hành trái phiếu chính phủ của Bộ tài chính ngày 22/3/2010 có kỳ hạn 2 năm và 3 năm với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trong đó trái phiếu kỳ hạn 2 năm đem về 430 tỷ đồng (lãi suất 12%), trái phiếu kỳ hạn 3 năm là 170 tỷ đồng (lãi suất 12.1%)

Ngoài ra thì nợ trong nước còn bao gồm các khoản vay hay tạm ứng khác, các khoản chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách, nhưng các số liệu này vẫn chưa được tổng hợp.

2.2.3.2 Nợ nước ngoài

Nợ nước ngoài là các khoản cho vay từ người ngoài nước. Đây là khoản nợ vay mà mọi người rất được quan tâm bởi vì hiện nay dự trữ ngoại hối của ta đang có dấu hiệu giảm, hơn nữa tuy vay vốn ODA nhiều có lợi về lãi suất và thời gian trả nợ bên cạnh là điều kiện phải dùng tư vấn, thiết bị, hàng hóa của nhà tài trợ nhưng giá thành tính khá cao. Nhưng các khoản nợ này có thể sẽ thu hồi sớm hơn nếu quốc gia vay nợ có dấu hiệu khủng hoảng nợ đặc biệtkhi tỷ lệ của nó chiếm 60% nợ chính phủ.

Hình 2.13: Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP 31.40% 32.50% 29.80% 39% 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 2006 2007 2008 2009 % GDP

(Nguồn: Bộtài chính Việt Nam)

Nợ nước ngoài năm 2006, 2007 đều có tỷ lệ chiếm % GDP cao hơn 30% nhưng sang năm 2008 thì tỷ lệ này 29.8% và sang 2009 tỷ lệ lại này nâng lên 39% bởi vì năm này việc phát hành trái phiếu quốc tế thuận lợi hơn là trái phiếu chính chủ trong nước và vay vốn từ WB, Nhật Bản… cũng tăng lên đáng kể do những chỉ số tích cực về khả năng phục hồi kinh tế và theo đánh giá của Bộ tài chính vẫn nằm trong an toàn vì theo quyđịnh của WB là tỷlệ này không vượt quá 50%, dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn cũng nằm trong mức an toàn là 290% so với quy định là 200%.

Các khoản vay nước ngoài năm 2009 đa số có lãi suất thấp do vay chủ yếu là nguồn vốn ODA 74.67% (lãi suất dưới 3%, thời hạn cho vay là 25-40 năm), vay ưu đãi chiếm 5.41% và vay thương mại 19.92%.

Các khoản vay có lãi suất 1%-2.99% là 19325.39 triệu USD, trên 1.5 tỷ USD là lãi suất 3%-5.99%, 281.7 triệu USD lãi suất 0-99% và 919 triệu USD ở mức lãi suất 6-10%. Ngoài ra, hơn 1.9 tỷ USD dư nợ còn lại là lãi suất thả nổi theo lãi suất liên ngân hàng của thị trường London (LIBOR).

Cơ cấu các loại tiền vay nước ngoài cũng đa dạng nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá, giảm áp lực nghịa vụ trả nợ nước ngoài. Trong đó đồng Yên Nhật chiếm tỷ lệ cao nhất (38.25%)

Hình 2.14: Cơ cấu các khoản vay nước ngoài theo loại tiền JPY, 38.25% USD, 22.95% EUR, 9.21% Khác, 2.94% SDR, 26.64% JPY USD EUR Khác SDR

(Nguồn: Bộ tài chính Việt Nam)

Lãi suất trung bình nợ nước ngoài hiện có xu hướng tăng lên cụ thể là đã tăng 1.54%/năm lên 1.9% (2009) và năm (2010) là 2.1%. Nguyên nhân vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp nên nhiều khoản vay ODA chuyển sang hình thức ít ưu đãi hơn và hệ số tín nhiệm của ta cũng còn thấp.

Tuy đánh giá của Bộ tài chính thì nợ của ta vẫn nằm trong khoảng an toàn thì theo bản tin số 6 nợ nước ngoài của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 tổng nợ nước ngoài là 29 tỷ USD đã nâng lên 1 tỷ USD so với 2009 cũng cần phải thận trọng vì khoản dự trữ ngoại hối của ta hiện đang có xu hướng giảm do nhập siêu. Do Nhật là chủ nợ lớn của ta hiện nay và kinh tế Nhật cũng đang gặp nhiều sóng gió, dấu hiệu đồng yên và đồng USD cùng tăng giá là một bất lợi cho ta khi đến hạn trả nợ phải mua USD rồi lại dùng USD để mua yên thì gánh nặng trả nợ thêm tăng. Trong tương lai tới chính phủ cũng sẽ thu hẹp tỷ lệ nợ nước ngoài và tăng nợ trong nước.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)