Thực trạng tình hình nợ công ở Châu Âu

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 26)

Khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn cấp tính kéo dài từ 15/9/2008 khi ngân hàng đầu tư lớn thứ tư của Mỹ là Lehman Brothers tuyên bố phá sản đến đỉnh điểm cao nhất là khi chỉ số Dow Jones đã xuống 6547.05 điểm ( nghĩa là giảm 25.4% so với cuối năm 2008). Nhưng giống như một cơn đau tim nặng - nguồn máu lưu thông nền kinh tế bị gián đoạn dẫn đếncác quốc gia công nghiệp đầu tàu bị suy yếu nghiêm trọng. Chính bởi sự tổn thương này đã hình thành hai dạng tổn thương mới làm đe dọa đến sự ổn định kinh tế toàn cầu ngày nay là nợ công tăng nhanh và lớn hơn, hàng loạt ngân hàng đãđi đến phá sản.

Khủng hoảng nợ ở Châu Âu đã xuất hiện dấu hiệu của hai tổn thương nói trên: một là vấn đề nợ công của Hy Lạp và kéo theo là các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng,hai là hàng loạt ngân hàng của Châu Âu sụp đổ,cụ thể là hệ thống ngân hàng của Ireland. Hậu quả từ những vấn đề trên cũng tác động đến nền kinh tế toàn cầu thêm bị tổn thương nặng nề hơn.

Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu bắt đầu âmỉ từ 5/11/2009 khi Hy Lạp công bố mức thâm hụt ngân sách của quốc gia này là 12.7% GDP gấp 4 lần cho phép của Eurozone (khối sử dụng đồng euro), vì quy định của Eurozone thì quốc gia thuộc thành viên có tỷ lệ nợ công tối đa là 60% GDP nhưng thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3%. Tuy nhiên chỉ có 2 trong 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung Châu Âu là Phần Lan và Luxembourg mới đáp ứng tiêu cả hai chỉ tiêu trên.

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu năm 2009

(Nguồn: Cơ quan thống kê Eurostat)

Sau nhiều nỗ lực chống đỡ thì tháng 4/2010 Hy Lạpcũng phải cầu cứu EU, IMF và gói giải cứu 110 tỷ euro cũng được tung ra vào tháng 5/2010 của IMF và EU dành cho Hy Lạp đi kèm điều kiện là chính phủ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng và tăng thuế, thời gian để trả khoản nợ trên là 4 năm rưỡi, lãi suất ưu đãi xấp xỉ 5%. Ngay sau đó EU cũng tung ra gói cứu cứu trợ gần 1000 tỷ đô la Mỹ nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ từ Hy Lạp sẽ lan sang các quốc gia trong khu vực.

Tiếp theo Hy Lạp là Ireland một quốc gia mới nổi trong thập niên 1990 và có tỷ lệ nợ công so với Hy Lạp thấp hơn nhiều chỉ gần 70% nhưng mức thâm hụt ngân sách của quốc gia này tiến rất nhanh không kém gì Hy Lạp, xuất phát từ việc quốc hữu hóa ngân hàng : Anglo Irish Bank và tái cấp vốn một số ngân hàng trong nước, đã biến nợ tư thành nợ công. 28/11/2010 EU cung cấp gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 85

tỉ euro (113 tỉ USD) được chia làm ba phần: 45 tỷeuro từ chính phủ các nước Châu Âu, 22.5 tỷeuro trích từ IMF, 17.5 tỷeuro từ quỹ dự trữ tiền mặt và quỹ lương hưu quốc gia Ireland nhằm phục hồi nền kinh tế nước này, thời gian trả nợ cho phép là 7 năm với lãi suất trung bình cho khoản vay này là 5.83% và cũng buộc phải thực hiện biện pháp giảm thâm hụt ngân sáchxuống 3% theo quy định của Châu Âu.

Tuy không nặng như Hy Lạp và Ireland nhưng cả ba quốc gia: Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đều rơi vào nguy cơ cao đặc biệt là Ý vì có mức nợ công xấp xỉ gần bằng với Hy Lạp ( 115.8% GDP ), Bồ Đào Nha là 76.8% GDP, Tây Ban Nha là 53.2% GDP (các chỉ số này là dữ liệu năm 2009 ), mặc dù Tây Ban Nha là nước có mức nợ công dưới 60% GDP nhưng lại có mức thâm hụt ngân sách lớn chiếm 11.2% GDP , Ý là 5.3% và Bồ Đào Nha là 9.4%. Với mức nợ công tăng cao như vậy thì các nước này cũng nhanh chóng đưa biện pháp cải thiện thâm hụt ngân sách quốc gia tiêu biểu như Tây Ban Nha đã phải bán một số tài sản nhà nước bao gồm bán cổ phần của tập đoàn sân bay quốc tế Aena và công ty xổ số quốc gia do nhà nước nắm giữ, thêm nữa là việc cắt giảm lương công chức, đóng băng hầu hết quỹ lương hưu...Mọi nỗ lực trên vẫn là chưa đủ so với khoản nợ mà nước này gánh chịu vì vậy ECB đã quyết định mua lại trái phiếu chính phủ của nước này. Ý cũng không khả quan hơn khi tỷ lệ nợ công trong tháng 4/2010 cũng tăng lên 1813 tỷ euro (tăng 0.8%). Bồ Đào Nha cũng là báo động lớn vì quốc gia này có tỷ lệ nợ công lớn nhưng ngân sách tiết kiệm chiếm 7.5% GDP chỉ trên Hy Lạp có tiết kiệm 6% GDP, đây cũng là nước có tiết kiệm quốc gia được xếp hạng thấp nhất thế giới.

Sau khi nhận gói cứu trợ vào 18/5/2010 thì Hy Lạp nhanh chóng thanh toán các khoản nợ đến hạn là 8.5 tỷeuro, bù đắp thâm hụt ngân sáchnhằm ổn định thị trường tài chính nước này khi tổ chức Standard & Poor đã hạ định mức tín nhiệm dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+ và B. Bồ Đào Nha cũng bị S&P hạ định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn từ mức A+ xuống còn A-.

Mặc dù EU và IMF đã cố gắng rất lớn nhằm ngăn chặn tình trạng khủng hoảng nợ lây lan nhanh nhưng tình hình nợ công của các quốc gia Châu Âu đều nằm trong báo động. Tình hình của các nước như Hy Lạp cũng không khả quan nhiều hơn khi cuối năm 2010 báo cáo nước này cho thấy GDP giảm hơn 4% và thấp hơn là mức

giảm 2.3% của năm ngoái và tỷ lệ thất nghiệp là 12.5% cao hơn năm ngoái 2.3% . Niềm tin mà mọi người kỳ vọng vào Ireland sẽ vực dậy nền kinh tế cũng giảm đi khi Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Ireland (ESRI) ngày 20/1 đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP nước này năm 2011 từ 2.25% hồi tháng 10/2010 xuống 1.5% bởi ESRI cho rằng kinh tế Ireland sẽ chỉ tăng trưởng trở lại trong năm 2012 với mức tăng GDP dự kiến là 2.25%. Bên cạnh đó thì vấn đề nợ công như hiện nay không chỉ là mối lo của những nước đang ngập đầu trong nợ mà còn là vấn đề chung của các nước còn lại trong EU vìđây chính là những chủ nợ lớn, đặc biệt là Pháp vàĐức

Ngoài ra bước sang năm 2011 thì các quốc gia của EU phải đối mặt việc trả nợ nhiều hơn so với các thời điểm khác vì vậy bóng ma nợ công sẽ vẫn tiếp tục cho những năm sau.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 26)