Đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 52)

Mặc dù nguồn vốn ODA đóng góp vào GDP của đất nước chưa tới 6% nhưng nó là nhân tố quan trọng trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó vốn ODA vay ưu đãi chiếm hơn 80% và vốn ODA không hoàn lại chiếm 20%. Kể từ năm 1993 đến nay thì số vốn các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam ngày càng tăng, ước tính cuối năm 2010 tổng số vốn đạt hơn 64 tỷ USD, riêng số vốn cam kết

của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho VN (CG) năm 2010 vào đầu tháng 12/2010 là 7.88 tỉ USD. Điều này cho thấy các nhà tài trợ đánh giá cao những nỗ lực cải thiện kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên số vốn ký kết thực sự lại không ổn định và thấp hơn nhiều so với vốn cam kết trung bình chỉ đạt 68%. Nguyên nhân có thể đến từ năng lực xây dựng dự án của Việt Nam còn hạn chế hoặc do các thủ tục để tiến hành cho vay còn rườm rà và thiếu sự kết hợp hài hòa giữa nhà tài trợ và người đi vay nên gây mất nhiều thời gian chờ đợi. Hiện nay Việt Nam sử dụng vốn ODA chủ yếu là vào các dự án công lớn.

Hình 2.15: Phần đóng góp của ODA vào GDP của Việt Nam giai đoạn 1993- 2009

* GDP (triệu USD)

* * Vốn ODA đượcgiải ngân (triệu USD) * * * Tỷlệvốn ODA đượcgiải ngân trên GDP

Hình 2.16: Thu hút vốn ODA của Việt Nam

Thu hút vốn ODA của Việt Nam

0 1 2 3 4 5 6 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 Năm T U S D

ODA cam kết (Tỉ USD)

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam)

Tình hình giải ngân hơn 17 năm qua theo đánh giá thì vẫn còn chậm theo thống kê thì tổng số vốn đã được giải ngân đạt trên 28 tỉ USD (năm 2010 giải ngân đạt 3.5 tỉ USD thấp hơn so với năm 2009 là 4.1 tỷ USD). Theo báo cáo từ phía chính phủ thì tổng số vốn giải ngân từ năm 2006 đến nay chỉ chiếm trên 40% tổng số vốn đã cam kết, đây thực là một con số khá khiêm tốn và so với mức trung bình khu vực thì Việt Nam cần phải cải thiện nhiều về việc giải ngân, cụ thể: theo tổ chức WB tỉ lệ giải ngân trung bình nguồn vốn của WB ở các nước khu vực đạt 19.4%, thìở Việt Nam con số này chỉ đạt 11.6%.

Thành quả mà chính phủ Việt Nam sử dụng nguồn ODA là rất khích lệ thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 7.2%, tỷ lệ đói nghèo giảm xuống từ 58.1% năm 1993 còn 14.5% năm 2008…Và đặc biệt một số dự án của Việt Nam đã thực hiện dưới đây được tổ chức quốc tế xếp loại tốt.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam)

Bên cạch đó thì còn nhiều dự án sử dụng rất lãng phí làm thất thoát ngân sách cụ thể do các thủ tục phiền hà gây kéo dài thời gian có những dự án phải đợi 4 năm sau mới thực hiện tiếp. Trong khi đó mỗi nguồn ODA chỉ ân hạn ở một thời gian nhất định nếu không thực hiện tốt thì chính chúng ta bỏ phí sự ưu đãi từ vốn ODA, ngoài ra nó có thể gây kìm hãm sự phát triển những lĩnh vực sử dụng vốn ODA. Đây chính là hiện tượng lãng phí kép về tiền của, gánh nặng nợ công tăng lên, thời gian cho phát triển. Đặc biệt, mất thời gian đồng nghĩa là mất đi cơ hội phát triển.

Hơn nữa khi Việt Nam trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (MICS) thì các khoản vay không hoàn lại sẽ giảm đi vì vậy việc thiết thực bây giờ là phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong tương lai nhưng phải đi kèm với chất lượng của dự án.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)