Khi trở thành thành viên của EU các quốc gia sẽ được hưởng lãi suất thấp điều này thúc đẩy các quốc gia này tăng nhu cầu vay nợ nước ngoài với mục tiêu tăng trưởng cao. Nhóm nước GIIPS1, đặc biệt là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland đã tăng chi tiêu trong nước kèm theo việc suy giảm tài khoản vãng lai và gia tăng nợ tư nhân. Có sự gia tăng về tiền lương lẫn giá cả, đặc biệt là trong ngành dịch vụ và nhóm phi thương mại ( hàng hoá, dịch vụ sản xuất và tiêu thụ trong nước mà không phải dùng để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ) dẫn đến giá cả của nhóm phi thương mại tăng xấp xỉ gần bằng nhóm thương mại và thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tham gia vào. Từ 1997-2007 giá của nhóm ngành dịch vụ của nhóm GIIPS tăng trung bình hàng năm 1.5% cao hơn các nhóm ngành khác, so với mức tăng trung
bình của EUN2. Và cơ cấu kinh tế của GIIPS đã chuyển dịch từ phát triển ngành công nghiệp và sản xuất sang ngành dịch vụ và xây dựng cụ thể là đóng góp của 4% GDP nhóm ngành công nghiệp được chuyển dịch sang nhóm ngành dịch vụ và kinh doanh bất động sản (giai đoạn từ 1997-2007), so với 2% của nhóm nước EUN.
Hình 2.2: Cán cân tài khoản vãng lai
(Nguồn: IMF)
Cũng giai đoạn đóthì mức tăng lương theo đầu người là 5.9% thuộc nhóm GIIPS nhanh hơn đáng kể so mức trung bình hàng năm là 3.2% của EUN. Việc gia tăng này không đi cùng với cải thiện năng suất lao động, cụ thể là nhóm GIIPS mỗi năm chỉ tăng 1.3% trên năng suất lao động theo đầu người, so với mức tăng trưởng 1.2% của EUN. Hậu quả là chi phí cho mỗi đơn vị lao động của nhóm GIIPS tăng 32% mỗi năm so với mức tăng 12% của nhóm EUN.
2
EUN: nhóm các nước Bắc Âu giàu có Bỉ, Áo, Đức, Pháp, Hà Lan
Hình 2.3: Chi phí lao động của các nước
Chi phí lao động (1995-2011, 2000 = 100)
(Nguồn: Ameco Database)
Hình 2.4: Thay đổi tỷ giá hối đoái hiệu dụng thực
% thay đổi
(Nguồn:Ủy ban Châu Âu)
Chính vì vậy mà nhóm GIIPS có khả năng cạnh tranh kinh tế thấp hơn các nước phát triển khác. Sự mất mát này còn nghiêm trọng hơn so các nước nằm ngoài khối EU có chi phí lao động chỉ tăng vừa phải và chi phí lao động không trả bằng đồng euro được hưởng lợi từ việc đồng euro tăng giá 50% so với đồng đô la Mỹ trong giai đoạn từ 2000-2007.
Tuy nhiên tác động của việc suy giảm khả năng cạnh tranh và việc cơ cấu lại ngành trong nhóm GIIPS cũng khác nhau. Chẳng hạn Hy Lạp đã có sự suy giảm mạnh nhất về lãi suất và tỷ lệ lạm phát và nền kinh tề nước này cũng đạt sự tăng trưởng trong nhiều năm do dòng vốn vào (capital inflows) tăng mạnh – giá tri ròng của tài sản nước ngoài đã giảm từ -5% GDP năm 1995 đến -100% năm 2007. Cònở Ireland và Tây Ban Nha thì bong bóng nhà đất đã tiếp sức cho tăng trưởng GDP, từ năm 1997 đến 2007 giá nhà đất tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 12.5% ở Ireland và 8% tại Tây Ban Nha so với 4.6% tại Mỹ. Trong cùng thời kỳ, xây dựng như là một phần trong tổng giá trị sản phẩm đã tăng từ 9.8% đến 13.8% tại Tây Ban Nha và 7.9% đến 10.4% tại Ireland. Tại Mỹ cũng tương tự vậy nhưng chỉ tăng từ 4.6% lên 4.9%. Hơn nữa ở Hy Lạp, Ireland và Tây Ban Nha để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất đã khuyến khích gia tăng nợ tư, giai đoạn 1997-2007 tín dụng trong nước tăng trung bình hàng năm 155% so với mức tăng 27% của EUN. Đối với Bồ Đào Nha và Ý là hai nước có ngành xuất khẩu đang phải chịu năng suất lao động thấp và thị trường lao động thiếu tính linh hoạt. Hơn nữa tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình giảm 4.7%ở Bồ Đào Nha và 5.7%ở Ý từ 1997-2007.
Những khó khăn của GIIPS đã bị trầm trọng thêm bởi những khó khăn liên quan đến việcphải chịu mộtchính sách tiền tệduy nhất chung trong khu vực Euro.Do nếu không được kiểm soát lãi suất thì Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ireland bị hạn chế trong việc giải quyết về vấn đề bong bóng nhà đất. Nhưng Bồ Đào Nha và Ý vì tăng trưởng kinh tế thấp sẽ được hưởng lợi nếu có một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Theo một nghiên cứu gần đây của OECD có thể thấy chính sách lãi suất từ 2001- 2006 khoảng 50 diểm cơ bản là quá cao so với Đức nhưng khoảng từ 300-400 điểm cơ bản lại quá thấp đối với Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland. Những bất đồng ý kiến trên lại càng tăng thêm khoảng cách cạnh tranh bằng việc kích thích tăng trưởng kinh tế và chênh lệchtiền lương giữa các nước sau này.