bền vững
● Công khai minh bạch các số liệu về nợ công và nhanh chóng kịp thời cập nhật thông tin rộng rãi cho toàn dân cụ thể như sau:
Công bố các thông tin danh mục nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương, nợ trong nước, nợ nước ngoài; các chỉ tiêu đánh giá ngưỡng nợ an toàn, bền vững; các chỉ tiêu giám sát nợ, chiến lược vay và trả nợ của quốc gia và tất cả sẽ được đăng trên website của Bộ tài chính, được cập nhật 6 tháng một lần. Để đảm bảo tất cả người dân đều biết về nợ công thì chính phủ cũng nên đăng tải thông cáo hướng dẫn người dân cập nhật thông tin về nợ công và giải thích rõ ràng vai trò, tác động của nợ công đến đời sống kinh tế như thế nào trên truyền hình, truyền thanh, báo chí v.v..
● Thiết lập một chương trình cắt giảm và ngăn chặn thất thoát trong chi tiêu công cụ thể là:
- Giao chỉ tiêu cắt giảm chi tiêu công trong khoản thời gian nhất định chẳng hạn như chỉ tiêu cắt giảm 3% trong 1 quý từ trung ương đến địa phương.
- Rà soát và cắt giảm các khoản chi tiêu công không cần thiết đặc biệt là hành chính như chi cho các khoản họp hội nghị, đón tiếp và các chuyến đi công tác và cải tổ việc sử dụng xe công.
- Hoàn thiện cơ chế pháp lý về tiêu chuẩn, chỉ tiêu, định mức trong hoạt động đầu tư xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xây dựng nhằm nhanh chóng phát hiện các trường hợp sai phạm gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư nhà nước.
- Xây dựng hình thức đấu thầu công khai minh bạch và mọi thông tin đều phải được đăng tải trên trang website của nhà nước, báo chí, truyền hình. Mọi cá nhân, tổ chức vi phạm ngoài hình thức xử phạt còn phải được công bố danh tính trên khắp phương tiện đại chúng.
- Cải cách các thủ tục hành chính cồng kềnh về xét duyệt, thẩm định dự án nhằm tiết kiệm tiền của NSNN và thời gian chờ đợi xây dựng dự án.
- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ, đạo đức cho cán bộ quản lý như mở các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản và tạo điều kiện để cán bộ nghiên cứu kinh tế thị trường và kiến thức liên quan đến công tác quản lý đầu tư và xây dựng.
- Các dự án đầu tư khi các bộ, ngành, địa phương để làm thất thoát quá lớn thì áp dụng biện pháp giảm vốn đầu tư cho các đợt sau nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của cán bộ đồng thời trong một vài trường hợp nghiêm trọng thì người quản lý cao nhất phải chịu kiểm điểm và bị giáng cấp.
● Thúc đẩy việc gia tăng xuất khẩu nhằm bổ sung dự trữ ngoại hối trong nước như sau:
- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng khác ngoài thị trường truyền thống là Mỹ, Nhật Bản, EU...vừa giảm được áp lực tỷ giá USD và tránh bị động, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống nếu có biến động xảy ra ở đây đồng thời lại giúp đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu tăng nhiều hơn.
- Nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm đầu vào quan trọng phục vụ cho xuất khẩu vừa giúp ngành xuất khẩu giảm nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào với giá thành cao do áp lực tỷ giá và chủ động nhận nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu hơn.
- Các chính sách hỗ trợ từ chính phủ đối với ngành xuất khẩu đặt biệt là những mặt hàng chủ lực như: dệt may, chế biến thủy sản...như là: giảm thuế, chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, vay ưu đãi để phục vụ nâng cao công nghệ, chất lượng sản phẩm.
- Phát triển công tác nghiên cứu và dự báo thị trường xuất khẩu nhằm đối phó với những biến động lớn có thể xảy ra: khủng hoảng tài chính, giá cả thế giới tăng... để đưa ra những chiến lược phù hợp tùy theo từng hoàn cảnh.
●Cải thiện chỉ số ICOR trong nước
- Chuyển một số dự án đầu tư công sang doanh nghiệp tư nhân vì khu vực này hiện nay sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhất, hạ lãi suất cho vay và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn ODA với khu vực này.
- Đầu tư phát triển chất lượng cơ sở hạ tầng và nâng cao trong khâu đào tạo những lao động có trìnhđộ và tay nghề cao.
● Khắc phục tình trạng trốn thuế hiện nay
- Cải cách và hoàn thiện hệ thống thuế nhằm đảm bảo mối quan hệ thống nhất và hoàn chỉnh giữa các luật thuế, đồng thời hệ thống thuế phải gắn bó vói hệ
thống luật pháp có liên quan như luật thuế phải phù hợp với luật đầu tư trong nước, luật thương mại..., xử lý các mâu thuẫn chồng chéo trong các văn bản luật hiện nay tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp và thuận lợi khi kê khai thuế để hạn chế kẽ hở, lách luật của một số cá nhân, tổ chức.
- Kết hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư trong việc quản lý các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh và đang hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế việc thất thu từ thuế.
- Tăng cường chất lượng bộ máy ngành thuế thông qua việc tăng cường cán bộ thuế về số lượng, chất lượng; tăng cường công tác thanh tra thuế.
- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến luật thuế đến mọi người dân để ai cũng hiểu luật và có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế.
- Đảm bảo cho đối tượng phải chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp thuế thông qua các biện pháp chế tài cụ thể đúng mức và được áp dụng công bằng, kịp thời, những trường hợp khai man thuế phải bị xử lý nặng hơn. Mặc khác cơ quan thuế phải giữ thái độ khách quan và kiên quyết bất kể đối tượng thu là ai.Đối với tình trạng nợ thuế kéo dài, tồn đọng nhiều năm mà không có khả năng trả chính phủ phải có biện pháp giải quyết dứt điểm như áp dụng xóa nợ chỉ áp dụng một lần sau đó hình thức kỷ luật phải được thực thi một cách kiên quyết.
●Chính sách chống tham nhũng quyết liệt
- Thành lập ban thanh tra theo dõi về tham nhũng trong đó lựa chọn những người có tư cách đạo đức tốt và có năng lực.
- Đề nghị cán bộ, nhân viên nhà nước kê khai tổng tài sản đặc biệt là đối với tài sản có giá trị lớn như nhà, đất, ô tô... phải nêu rõ nguồn gốc xuất phát.
- Giám sát chặt đối với trường hợp có người thân hoặc bản thân đứng ra thành lập công ty riêng hoặc đóng góp cổ phần lớn, là thành viên hội đồng quản trị nhằm ngăn chặn tình trạng lợi dụng chức quyền để làm lợi cá nhân.
- Quy định từng mức nhận hối lộ để đưa ra xét xử như kỷ luật buộc thôi việc hoặc mức án tù phải chịu hay tử hìnhđồng thời phải nộp toàn bộ số tiền nhận được đem đi sung công quỹ nhànước.
- Tăng cường minh bạch trong sử dụng công quyền, phát huy hiệu quả cơ chế giám sát của dư luận xã hội và giám sát của công chúng. Xây dựng cơ chế để
các cơ quan báo chí và người làm công tác báo chí có quyền độc lập tự chủ trong việc lấy tin, viết bài được pháp luật bảo hộ khi bị ngăn cản, can thiệp, đả kích. Ngoài ra cũng cần phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với chính quyền và đưa ra chương trình bảo vệ những người lên tiếng cộng thêm chế độ khen thưởng.
● Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc giám sát hoạt động của ngành ngân hàng, thị trường bất động sàn, thị trường chứng khoán nhưng vẫn đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh.
●Thay đổi cơ cấu nợ công hiện nay đó là hạn chế các khoản vay nước ngoài và nâng mức vay ở trong nước nhằm giảm áp lực việc gia tăng xuất khẩu và các khoản lãi phải trả hàng năm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nhóm giải phápở trên nhằm giải quyếtkhủnghoảng Châu Âu không chỉ làsựnỗ lực từ phía những nước gặp khủng hoảng nợ như Hy Lạp và Ireland mà còn phải có sự phối hợp nhịpnhàng, hỗ trợ từ các quốc gia thuộc khu vực Euro để vực dậy nền kinh tế các nước gặpkhó khăn và củng cốsứcmạnh kinh tế của EU.
Mỗi giải pháp đề ra cho hướng đi tương lai của chính sách Việt Nam là đạt mục tiêu nợ công bền vững bởi vìnếu khôngquảnlý tốt nợcông từ ngày hôm nay thì thế hệsausẽ phải gánh chịu nhiều thiệt hại bao gồm tăng trưởng kinh tếâm, thất nghiệp gia tăng,tỷlệ nghèo trong nước cao...và trầmtrọng hơn làbất ổnđếnchínhtrị
KẾT LUẬN
Việc xây dựngđề tàinày nhằm mục đích giúp hiễurõ hơn thuật ngữ “nợ công“ và có tầm nhìn đúng về nó. Đồng thời qua những bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âuchúng tacó thể đúc kết kinh nghiệm chobản thân rồi từ đó đưa ra nhữnggiảiphápphùhợp.
Qua nghiên cứu tôicũng đã rút ra đượctính hai mặtcủa nợcôngnói chung,đó là: - Nợ công đã góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế đất nước thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ kỹ thuật...đồng thời an sinh xã hội trong nướcphụcvụ cũng tốt hơn.
- Mặckhác nợ côngcũng gâytác động là lạm phát cao và trở thành gánh nặng của thếhệsau nếu việcquảnlýnợcôngcònkém.
Chính tính 2 mặtnàycủa nợcông nên chínhphủ cầnphải đềra cácchínhsáchđể nợ công vẫn nằm trong an toàn nhằm đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị – xã hội trong nước.
Quá trình nghiên cứu vềnợ công phần nào đápứng đượcmục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, dohạn chếvềthời giancũng như kinh nghiệm thực tế nên chưa thể đi sâu để nghiên cứu đề tài một cách chi tiết. Vì vậy rất mong nhận sự đóng góp của mọi người để hoàn thiệnđề tàivà đápứng tốt hơn nhu cầu người sử dụng.
PHỤ LỤC Phụ lục 1:Bảng sốliệuchạy môhình Eview Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Thâm hụt ngân sách (%) 3.7 4.5 4.8 5.6 7.5 5.2 Nợ công (%GDP) 103.4 103.7 101.7 97.4 98.6 100 2006 2007 2008 2009 2010 5.7 6.4 9.4 15.4 9.4 106.1 105 110.3 126.8 144
Phụ lục 2: Bảng số liệu vẽ đồ thị thể hiện nợ công, tăng trưởng kinh tế, lạm phát của Việt Nam
Năm Tăng trưởng Nợ công Lạm phát 2005 8.40% 65.90% 8.30% 2006 8.20% 48.20% 7.50% 2007 8.50% 47.50% 8.30% 2008 6.20% 43.30% 23.00% 2009 5.32% 52.00% 6.88% 2010 6.78% 56.60% 11.75%
Phụ lục 3:Bảng biểu được sử dụng trongbài
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam
Tiêu chí Tỷ lệ
Nợ công so với GDP Chưa có
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP
≤ 50%
Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP
≤ 45%
Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (trong điều kiện tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tối đa chỉ bằng 20-25% GDP. Trường
hợp tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ so với GDP cao hơn mức này, tỉ lệ này cần được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP)
Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với thu ngân sách nhà nước
≤ 200%
Trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước
≤ 30%.
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu
≤ 25%
Nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP ≤ 50% Dự trữ ngoại hối so tổng số nợ ngắn
hạn
> 200%
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu nợ công của Worldbank
Tiêu chí Không bền vững Trung bình Bền vững Nợ công so với
GDP
> 80% 48% - 80% ≤ 48%
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP > 50% 30% - 50% ≤ 30% Nợ công so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu > 220% 132% - 220% ≤ 132%
Nợ nước ngoài so với kim ngạch hàng hóa và xuất khẩu > 275% 165% - 275% ≤ 165% Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với tổng kim ngạch xuất khẩu
> 30% 15% - 30% ≤ 15%
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với GDP > 4% 2% - 4% ≤ 2% Trả nợ nước ngoài của chính phủ so với thu NSNN > 20% 12% - 20% ≤ 12% Bảng 2.1: Kết quả chạy môhình
Dependent Variable: NOCONG Method: Least Squares
Date: 03/17/11 Time: 20:41 Sample: 1 11
Included observations: 11
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 88.70663 8.093657 10.96002 0.0000 THNS 2.850864 1.045711 2.726245 0.0234 R-squared 0.452302 Mean dependent var 108.8182 Adjusted R-squared 0.391447 S.D. dependent var 14.15640 S.E. of regression 11.04338 Akaike info criterion 7.804506 Sum squared resid 1097.607 Schwarz criterion 7.876850 Log likelihood -40.92478 F-statistic 7.432413 Durbin-Watson stat 1.235142 Prob(F-statistic) 0.023368
Bảng 2.2: Xếp hạng nợ Chính phủ của Việt Nam năm 2009
Bảng 2.3: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: nghìn tỷ đồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bội chi ngân sách theo phân loại BTC
Việt Nam - 40,7 - 48,6 - 64,6 - 66,2 - 115,9 - 116,1 Tỷ lệ trong GDP (%)
Bội chi ngân sách -4,9 -5,0 -5,6 -4,5 -6,9 -5,95
Bảng 2.4: Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN
ĐVT: tỷ đồng
Năm Số tiền vay trong nước để bù đắp bội chi NSNN
Số tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi NSNN 2010 98700 21000 2009 88520 27380 2008 51200 15000 2007 43000 13500 2006 36000 12500
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá các dự án thực hiện vốn ODA
Bảng 2.6: Bảng thể hiện ICOR của Việt Nam
1991-95 1996-00 2001-05 2006-09 Tốc độ tăng trưởng của GDP 8.19 6.96 7.51 7.05 Tốc độ tăng của tích lũy tài sản 21.14 9.51 11.41 12.31 Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư 31.77 11.47 14.13 15.72
ICOR (Tích lũy tài sản) 2.73 4.51 4.62 6.02 ICOR (Tổng vốn đầu tư) 3.3 6.18 7.04 10.22
Bảng 2.7: Bảng xếp hạng hệ số ICOR 2007 2008 2009 Singapore Malaysia Trung Quốc Thái Lan Indonexia 7/131 21 34 28 54 5/134 21 30 34 55 3/133 24 29 36 54
Việt Nam Philippin Cam-pu-chia 68 71 110 70 71 109 75 87 110
Bảng 2.8: Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế
1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2009
ICOR 3.3 6.18 7.04 10.22
- Kinh tế nhà nước 2.83 9.9 9.78 25.31 - Kinh tế ngoài nhà nước 2.14 2.85 4.15 5.1 - Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
5.04 8.75 13.54
1991-2000 2001-2009
ICOR 4.74 8.78
- Kinh tế nhà nước 6.37 17.55 - Kinh tế ngoài nhà nước 2.5 4.62 - Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài
5.04 11.14
Bảng 2.9: Mức an toàn của nợ công Việt Nam
Chỉ tiêu Tính đến 31/12/2009 Quy định của thủ tướng Quy định của Worldbank Nợ công so với GDP 52.6% Trung bình Nợ chính phủ so với GDP 41.9% An toàn
Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP 39% An toàn Trung bình Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ so với thu NSNN 15.8% An toàn
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ 4.2% An toàn Bền vững Dự trữ ngoại hối so với tổng nợ ngắn hạn 290% An toàn Trả nợ nước ngoài của chính phủ so với thu NSNN 5.1% Bền vững
TÀI LIỆU THAMKHẢO
Cácbài nghiên cứu
1. Andrea Pescatori and Amadou N. R. Sy (2004), Debt Crises and the