Nguyên nhân gây ra nợ công ở Hy Lạp

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 38)

♣Yếu tố trong nước

- Chi tiêu công lớn nhưng nguồn thu cho chính phủ lại thấp

Giai đoạn 2000-2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Hy Lạp là 4.3% cao hơn so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 3.1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chủ yếu do tiêu dùng khu vực tư nhân tăng và đầu tư công lớn được tài trợ bởi các nước EU và chính phủ. Có thể nói trong 6 năm qua chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi thu NSNN chỉ tăng 31% dẫn đến thâm hụt ngân sách vượt qua ngưỡng cho phép theo quy định của Eurozone là 3%. Theo nhận định của các chuyên gia thì chính việc quản lý yếu kém về nợ công, tiền lương hưu và hệ thống y tế, nạn trốn thuế và nói

chung là việc “ không duy trì kỷ luật tài chính” là nguyên nhân chính của thâm hụt tài chính.

Theo báo cáo của OECD năm 2004 chi tiêu hành chính của nước này chiếm tỷ lệ phần trăm trong tổng chi tiêu công cao hơn nhiều so với các nước khác của OECD. Sang năm 2009 thì chi tiêu của chính phủ ước tính khoảng 50% GDP. Thành công của chính phủ Hy Lạp là đã có những bước hiện đại hóa và củng cố trong việc quản lý công. Tuy nhiên theo nhận định của những nhà chuyên môn thì việc thừa nhân viên và sản xuất yếu kém trong khu vực công là một trở ngại lớn cho việc cải thiện kinh tế. Dân số đang có dấu hiệu già hóa – phần trăm số người có độ tuổi trung bình trên 64 dự kiến sẽ tăng từ 19% năm 2007 lên 32% năm 2060 cũng xem như là một gánh nặng trong chi tiêu công, cũng theo OECD thì mức lương hiện nay của Hy Lạp là cao và chính sách chỉ cần phục vụ 35 năm thì có thể được hưởng toàn bộ tiền hưu trí là rất hào phóng, so với con số 40 năm như nhiều nước khác. Nếu không có kế hoạch cải cách thì tổng mức tiền lương hưu mà nước này trả cho khu vực công sẽ tăng từ 11.5% GDP (2005) lên 24% (2050).

Yếu trong việc thu cũng làm ngân sách nước này thâm hụt nặng hơn. Nhiều nhà kinh tế đã nhận định việc trốn thuế và các khoản thu “chìm” của nền kinh tế là nguyên nhân thâm hụt nặng. Họ cho rằng nước này cần giải quyết những vấn đề này nếu thấy việc nâng cao nguồn thu là cần thiết để cải thiện nguồn tài chính của mình. Theo một vài nghiên cứu thì khoản đóng góp từ nền kinh tế phi chính thức được cho là dao động khoản 25-30% GDP. Họ cũng đưa ra hàng loạt cách giải thích cho việc trốn thuế phổ biến là do những mức cao của hệ thống thuế, sự phức tạp trong mã thuế, quy định quá nhiều và việc quản lý kém hiệu quả trong khu vực công. Giống như người tiền nhiệm của mình, thủ tướng Papandreou cam kết việc xử lý hành vi trốn thuế và đóng góp an sinh xã hội. Các chuyên gia cũng lưuý trong quá khứ chính phủ nước này đã từng thành công khi pha trộn một số sáng kiến tương tự nhau.

* Kiểm định hồi quy mức thâm hụt ngân sách tác động nợ công của Hy Lạp giai đoạn 2000-2010 (dữ liệu được lấy từ nguồn Eurostat)

Việc ước lượng các ảnh hưởng bằng định tính ở trên thông qua những con số sẽ cho chúng ta nhìn thấy tác động của việc thâm hụt ngân hụt ngân sách lên nợ công cụ thể và dễ hiểu hơn.

Hình 2.10:Đồ thịthểhiện hồi quy tuyếntínhcủa nợcông theo THNS 9 0 1 0 0 1 1 0 1 2 0 1 3 0 1 4 0 1 5 0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 T H N S N O C O N G N O C O N G v s . T H N S Bảng 2.1: Kết quả chạy môhình

Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy thâm hụt ngân sách tăng 1% thì nợ công của Hy Lạp tăng xấp xỉ 2.9% , với p= 0.023 thì kết quả kiểm định có ý nghĩa, tuy nhiên R2= 45.23% thì thâm hụt ngân sách chỉ giải thích được 45.23% sự thay đổi của nợ công.

- Suy giảm khả năng cạnh tranh kinh tế

Dependent Variable: NOCONG Method: Least Squares

Date: 03/17/11 Time: 20:41 Sample: 1 11

Included observations: 11

Variable

Coefficien

t Std. Error t-Statistic Prob.

C 88.70663 8.093657 10.96002 0.0000

THNS 2.850864 1.045711 2.726245 0.0234

R-squared 0.452302 Mean dependent var 108.8182

Adjusted R-squared 0.391447 S.D. dependent var 14.15640

S.E. of regression 11.04338 Akaike info criterion 7.804506

Sum squared resid 1097.607 Schwarz criterion 7.876850

Log likelihood -40.92478 F-statistic 7.432413

Ngành công nghiệp nước này đang có dấu hiệu khả năng cạnh tranh kinh tế thấp. Những nhà kinh tế nhận định việc lương cao và sản suất kém là nhân tố tác động quan trọng. Theo một nghiên cứu thì tiền lương có tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5% kể từ khi nước này sử dụng đồng euro, gấp đôi so với các nước khác thuộc Eurozone. Cùng thờikỳ thì Hy Lạp xuất khẩu cho các đối tác thương mại lớn là tăng 3.8% mỗi năm, còn một nửa tỷ lệ của các đối tác này là nhập khẩu từ nước khác. Theo một vài nhận định thì Hy Lạp muốn khắc phục khả năng cạnh tranh quốc tế và giảm thâm hụt hiện tại cần phải tăng năng suất, giảm tiền lương và tăng tiết kiệm trong nước. Như thảo luận dưới đây thì chính phủ Papandreou bắt đầu giảm tiền lương ở khu vực công và thúc đẩy xuất khẩu phát triển bằng cách đầu tư vào một số lĩnh vực mà nước này có lợi thế. Trong quá khứ thì ngành du lịch và vận chuyển hàng hải là các ngành kinh tế mạnh nhất của nước này.

♣Yếu tố nước ngoài

- Tăng cường tiếp cận nguồn vốn có lãi suất thấp

Việc Hy Lạp tham gia vào Eurozone cũng góp phần vào sự tích tụ nợ của nước này. Với việc ổn định tiền tệ phụ thuộc vào nền kinh tế lớn mạnh như Pháp, Đức và một chính sách tiền tệ chung được quản lý bởi ECB càng làm các nhà đầu tư vững tin vào các nước thành viên của Eurozone. Chính niềm tin này đã khiến các nước như Hy Lạp, thành viên khác củaEurozone có cơ hội tăng ngân sách nhà nước thông qua việc vay mượn với lãi suất thấp hơn so với các nước nằm ngoài EU. Thuận lợi này cũng chính là mắc xích quan trọng trong vấn đề nợ ở Hy Lạp và nợ của Hy Lạp mới ngày càng lớn. Các chuyên gia kinh tế cũng khẳng định nếu như Hy Lạp không tiếp cận được nguồn vay nợ với giá rẻ thì nước này đã sớm thực hiện những chính sách “ khắc khổ” và các cải cách phù hợp với nền kinh tế của mình.

- Vấn đề liên quan đến tính bắt buộc trong luật của EU

Hiệp ước bền vững và phát triển (SGP) thông qua 1997 là tiêu chuẩn khi các nước tham gia gia vào Eurozone đã quy định rõ thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% và nợ không vượt quá 60% GDP, với mục tiêu duy trì tính kỷ luật tài chính và có tính bắt buộc đối với toàn bộ thành viên. Nếu như thành viên nào làm trái với quy định trên sẽ phải nhận hình phạt từ Ủy ban Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu, hình phạt có thể là hình thức phạt tiền nhiều hơn 0.5% GDP. Sau đó thì các nước

của Eurozone lại cảm thấy khó có thể thực hiện như hiệp ước quy định. Kể từ năm 2003, hơn 30 trường hợp vi phạm và các nước trong EU cố gắng thắt chặt chi tiêu hoặc ít nhất hứa sẽ thực hiện như vậy. Tuy nhiên lại chưa bao giờ có biện pháp xử lý hành chính đối với các trường hợp đó, điều này càng hạn chế vai trò của hiệp ước đối với các thành viên của EU nên các nước như Hy Lạp càng đẩy mạnh nợ nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ủy ban Châu Âu đã lưu tâm đến Hy Lạp năm 2004 khi nước này báo cáo sửa đổi thâm hụt ngân sách nước này là 3.2% GDP.Ủy ban Châu Âu cho rằng “ Chất lựơng của dữ liệu công là không thỏa đáng và văn phòng thống kê của EU, Eurostat, đã không xác nhận hoặc đãđơn phương sửa đổi số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Hy Lạp từ năm 2000 “.

Theo thống kê từ năm 2004-2007 thì Hy Lạp đã vi phạm giới hạn 3% mỗi năm từ năm 2000. Mức thâm hụt cao nhất là năm 2004 7.9% GDP. Ủy ban Châu Âu cũng lưu ý là nợ công của Hy Lạp đã vượt quá 100% GDP trước khi nước này tham gia vào Eurozone.Ủy ban Châu Âu đã rất hài lòng khi Hy Lạp đưa ra những biện pháp khắc phục năm 2004 và lạc quan tin rằng mức thâm hụt của nước này sẽ giảm xuống còn 2.6% (2006) và 2.4% (2007).Ủy ban này cũng kết luận “ Cơ quan thống kê của Hy Lạp đã cải thiện thủ tục của mình dẫn đến chất lượng dữ liệu đã có chất lượng cao hơn ”. Sau đó thì ủy ban này thông báo mức thâm hụt có thể tăng cao cao trong năm 2009 khi báo cáo mức thâm hụt Hy Lạp là 3.5% GDP năm 2007, và dự đoán mức thâm hụt này vẫn còn tăng trong những năm tới. Điều này đưa ra một vấn đề rộng lớn hơn là một liên minh tiền tệ mà không có một liên minh tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 38)