Đánh giá chi phí sử dụng vốn ICOR

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 55)

Bng 2.6: Bng th hin ICOR ca Vit Nam

1991-95 1996-00 2001-05 2006-09 Tốc độ tăng trưởng của GDP 8.19 6.96 7.51 7.05

Tốc độ tăng của tích lũy tài sản 21.14 9.51 11.41 12.31 Tốc độ tăng của tổng vốn đầu tư 31.77 11.47 14.13 15.72

ICOR (Tích lũy tài sản) 2.73 4.51 4.62 6.02 ICOR (Tổng vốn đầu tư) 3.3 6.18 7.04 10.22

(Nguồn: Theo bàibáocáocủa cổng thông tin kinh tếViệt Nam )

ICOR khi tính trên tiêu chí tích lũy tài sản đã tăng hơn hai lần từ 2.73 trong thời kỳ 1991-1995 lên 6.02 (2006-2009), sang năm 2010 thì ICOR của ta cũng được cải thiện hơn so với 2009 (8) là thấp hơn 6. Cũng từ bảng số liệu trên có thể khoảng cách của tốc độ tăng tích lũy tài sản và vốn đầu tư là rất lớn và hệ số ICOR từ tích lũy tài sản phục vụ trực tiếp cho sản xuất thấp hơn rất nhiều so với tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế, điều này cho thấy việc thất thoát, lãng phí rất lớn từ các dự án đầu tư của ta hoặc do việc tập trung phát triển nhiều cho các ngành công nghiệp thâm dụng vốn.

Hình 2.17: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và hệ số ICOR của Việt Nam

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Nhìn biểu đồ tương quan giữa tốc dộ tăng trưởng và ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 ở trên thì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trên 6% nhưng hệ số ICOR là rất cao, so với các nước khác trong khu vực thì hiệu quả sử vốn của chúng ta là rất kém, cụ thể là: ICOR của Trung Quốc (2001-2006) là 3.9 và tốc

độ tăng trưởng hàng năm là 9.7%, Hàn Quốc (1961-1980) là 3 và tốc độ tăng GDP hằng năm đạt 7.9%, hoặc như Thái Lan với hệ số ICOR là 4.1 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm là 8.1% trong giai đoạn 1981-1995 v.v.. Như vậy thì khả năng cạnh tranh kinh tế đối với các nước khác sẽ càng thấp đi và nhìn bảng đánh giá dưới đây thì có thể thấy năng lực cạnh tranh của ta càng giảm khi mà hệ số ICOR Việt Nam càng cao. Bảng 2.7:Bảng xếp hạng hệ số ICOR 2007 2008 2009 Singapore Malaysia Trung Quốc Thái Lan Indonexia Việt Nam Philippin Cam-pu-chia 7/131 21 34 28 54 68 71 110 5/134 21 30 34 55 70 71 109 3/133 24 29 36 54 75 87 110

(Nguồn: Theo VnExpress)

Bảng 2.8:Hệ số ICOR (vốn đầu tư) chia theo khu vực kinh tế

1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2009

ICOR 3.3 6.18 7.04 10.22

- Kinh tế nhà nước 2.83 9.9 9.78 25.31 - Kinh tế ngoài nhà

nước

2.14 2.85 4.15 5.1

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

5.04 8.75 13.54

1991-2000 2001-2009

ICOR 4.74 8.78

- Kinh tế ngoài nhà nước

2.5 4.62

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

5.04 11.14

(Nguồn:Theobàibáocáocủa cổng thông tin kinh tếViệt Nam )

Theo dữ liệu trên thì nguồn vốn đầu tư đổ vào khu vực nhà nước là rất lớnvà cao hơn nhiều so với 2 khu vực còn lại, điều này được phản ảnh qua hệ số ICOR ở trên. Một phần là do khu vực nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, hỗ trợ khó khăn cho dân tộc miền núi và còn đầu tư vào các dự án phi lợi nhuận khác... Tuy vậy thì ICOR tại khu vực nhà nước cao cũng phản ảnh tình trạng do chất lượng đầu tư kém, tham nhũng, thất thoát hoặc lãng phíđầu tư.

Ngược lại thì khu vực ngoài nhà nước lại cho thấy sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn so với hai khu vực khác, nhưng hệ số ICOR thấp lại phản ánh việc khu vực này gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư để cải thiện công nghệ và năng suất lao động.

Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì ICOR cũng rất cao chỉ sau khu vực nhà nước, từ giai đoạn 1991-2000 sang giai đoạn 2001-2009 thì ICOR tại đây đã tăng hơn 2 lần, minh chứng cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay tương đối hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài so với các nước láng giềng khác, đặc biệt là khi Việt Nam thực hiện nhiều cải cách kinh tế từ năm 2000 với nỗ lực trở thành thành viên của WTO năm 2007. Theo một khía cạnh khác do khả năng hấp thụ nguồn vốn này trong nước cho phát triển cơ sở hạ tầng còn thấp và cần nâng cao cải cách các thủ tục hành chính, cũng như kỹ năng quản lý là những yếu tố góp phần vào hệ số ICOR tương đối cao thuộc khu vực này.

Một phần của tài liệu Phân tích khủng hoảng nợ công ở châu âu, bài học kinh nghiệm, giải pháp – đề nghị hướng đi tương lai cho chính sách việt nam (Trang 55)