Tuy nhiên thực tiễn công tác đấu thầu,cạnh tranh ở nước ta cũng tồn tại nhiều hạn chế ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô,chính vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục đích, phạm vi nghiên cứu 1
3 Đối tượng nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Đóng góp mới của đề tài 2
6 Cấu trúc của chuyên đề 3
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG 4
I Nhận thức chung về đấu thầu, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam 4
1 Khái niệm đấu thầu, đấu thầu xây dựng 4
2 Đặc điểm đấu thầu xây dựng 5
II Cạnh tranh trong đấu thầu trong xây dựng và đặc điểm của cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam 7
1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng 7
2 Đặc điểm cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam 8
III Quy định pháp lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng.11 1 Quy định pháp lý về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng 11
2 Quy định pháp lý về cạnh tranh đấu thầu xây dựng 12
3 Nguyên tắc quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng 13 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG 15
I Một số tình hình có liên quan 15
1 Tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua15 2 Tình hình về cạnh tranh, đấu thầu trong xây dựng của Việt Nam 15
3 Thực trạng công tác quản lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam 16
Trang 23.1 Những kết quả đạt được 16
3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 18
3.2.1 Những tồn tại của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật 18
3.2.2 Những tồn tại của Bên mời thầu 26
3.2.3 Những tồn tại của các nhà thầu 27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 32
I Dự báo tình hình về canh tranh, đấu thấu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam trong thời gian 32
II Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam 32
1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu.32 2 Cải cách bộ máy hành chính Nhà nước tham gia quản lý công tác đấu thầu 39
3 Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu 43
4 Phát triển hình thức đấu thầu qua mạng 46
5 Đơn giản hóa quy trình đấu thầu 46
6.Chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu 47
7 Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu 47
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT NAM 49
I Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xây dựng Việt Nam 49
II Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty 51
1 Năng lực tổ chức quản lý 51
2 Năng lực tài chính của Công ty 53
3 Năng lực máy móc thiết bị 54
4 Năng lực về nhân sự 56
Trang 35 Năng lực lập dự toán dự thầu 57
6 Năng lực Marketing và uy tín của Công ty 58
III Đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu của Công ty 58
1 Tỷ lệ thắng thầu 58
2 Những mặt còn hạn chế trong đấu thầu của Công ty 59
3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 60
IV Một số kiến nghị Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty cổ phần xây dựng Việt Nam 60
1 Về giá dự thầu 60
2 Về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả 62
3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 64
4 Công nghệ và biện pháp tổ chức thi công 64
5 Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị 65
6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình và giám sát thi công công trình 66
7 Tập trung mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của Công ty 68
KÊT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thuật ngữ cạnh tranh, đấu thầu đã trở nên quen thuộc trong những nămgần đây ở Việt Nam mặc dù nó đã xuất hiện từ lâu trên thế giới Trước đây khinền kinh tế Việt Nam còn trong chế độ bao cấp, người bán chỉ sản xuất và bánnhững gì mình có và không quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó ngườimua không có quyền lựa chọn cho mình những hàng hóa phù hợp Chỉ đến khinền kinh tế chuyển dần sang hướng thị trường thì tính cạnh tranh xuất hiện,khái niệm về cạnh tranh, đấu thầu cũng dần dần được hình thành và được chấpnhận như một tất yếu Trong lĩnh vực xây dựng hoạt động đấu thầu sẽ giúp chochủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của mình,nhờ đó họ có được những công trình có chất lượng cao, giá cả hợp lý tạo độnglực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên thực tiễn công tác đấu thầu,cạnh tranh ở nước ta cũng tồn tại nhiều hạn chế ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô,chính vì vậy, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựngluôn giành được sự quan tâm hàng đầu của nhà nước và các doanh nghiệp xâydựng Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực quản lý về cạnh tranh đấu thầu trongxây dựng có một vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sựthành công và phát triển của ngành xây dựng nói chung và các doanh nghiệpxây dựng nói riêng Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm 4 – Lớp QLKT 2 -K21
đã chọn đề tài " Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam? Áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng Việt Nam" làm chuyên đề
môn học Quản lý nhà nước về kinh tế
2 Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trình bày một cách có hệ thống, qua đó làm
sáng tỏ những vấn đề cơ bản công tác quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnhvực xây dựng; đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh đấu thầu xây dựng, qua
đó tìm ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu
Trang 5thầu xây dựng ở Việt Nam nói chung và tại Công ty cổ phần xây dựng ViệtNam nói riêng Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao nănglực quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và củaCông ty cổ phần xây dựng Việt Nam trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những
vấn đề quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và
cụ thể là tại Công ty cổ phần xây dựng Việt Nam Về mặt thời gian, đề tài khảosát hoạt động quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng tại Công
ty cổ phần xây dựng Việt Nam trong một số năm gần đây
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong xây dựng, cácnhân tố ảnh hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý
về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng của doanh nghiệp, cụ thể làCông ty cổ phần xây dựng Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác– Lênin;
- Phương pháp phân tích thực chứng trên cơ sở bám sát quan điểm củaĐảng, Nhà nước để tiếp cận và giải quyết vấn đề;
- Bên cạnh đó chúng tôi có sử dụng một số phương pháp nghiên cứukhoa học khác như: khảo sát thực tế, phương pháp so sánh, phương pháp xã hộihọc, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích kết hợp với tổng hợp
5 Đóng góp mới của đề tài
- Trên cơ sở nhận thức về tính cần thiết của quản lý về cạnh tranh đấuthầu trong xây dựng, để phân tích, làm rõ thực trạng quản lý về cạnh tranh đấuthầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnhtranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng; có liên hệ cụ thể của Công ty cổ phầnxây dựng Việt Nam
Trang 66 Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phầnphụ lục, chuyên đề có kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Lý luận cơ bản về quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh
vực xây dựng
Chương II: Thực trạng công tác quản lý về canh tranh đấu thầu trong
lĩnh vực xây dựng
Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
Chương IV: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong đấu thầu tại Công ty
cổ phần xây dựng Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU
THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
I Nhận thức chung về đấu thầu, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
1 Khái niệm đấu thầu, đấu thầu xây dựng
“Đấu thầu”: thuật ngữ này đã được xuất hiện trên thế giới từ rất lâunhưng nó mới tồn tại ở nước ta hơn hai chục năm nay bởi nó chỉ xuất hiệntrong nền kinh tế thị trường Theo quy định hiện nay của nước ta: “Đấu thầu đó
là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu Bên mờithầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án,chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu Nhà thầu là tổchức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Nhà thầu là nhà xâydựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn,nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư, nhà cung cấp trong đấu thầumua sắm hàng hóa”
Bên cạnh đó đấu thầu còn được hiểu là quá trình thực hiện một hoạt độngmua bán đặc biệt nào đó mà bên mua yêu cầu bên bán cung cấp những bảnchào hàng cho một công trình, dịch vụ hoặc một hàng hóa cần mua nào đó trên
cơ sở những bản chào hàng, bên mua sẽ lựa chọn cho mình một hoặc nhiều bênbán tốt nhất và phù hợp với mình nhất Đấu thầu giúp cho bên mua mua đượcdịch vụ, công trình hay hàng hóa mình cần một cách tốt nhất, sử dụng ngân quỹcủa mình một cách hiệu quả nhất
- Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu có năng lực thựchiện những công việc có liên quan tới quá trình tư vấn, xây dựng, mua sắmthiết bị và lắp đặt các công trình, hạng mục công trình xây dựng nhằm đảmbảo tính hiệu quả kinh tế, các yêu cầu kỹ thuật của dự án Đấu thầu xây dựng làphương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi đối với hầu hết các dự án đầu tưxây dựng cơ bản
Trang 82 Đặc điểm đấu thầu xây dựng
Thứ nhất, về chủ thể tham gia đấu thầu xây dựng Đấu thầu xây dựng là
một trong những phương thức cạnh tranh nhằm lựa chọn các nhà thầu thực hiệnnhững công việc như: tư vấn, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm trangthiết bị cho các công trình, hạng mục công trình xây dựng Xét về thực chất,đây là một hoạt động mua bán mang tính đặc thù, tính đặc thù ở đây được thểhiện qua quá trình thực hiện của chủ thể tham gia Thực chất đây là hoạt độngcạnh tranh xuất phát từ mối quan hệ cung - cầu, diễn ra giữa hai chủ thể: cạnhtranh giữa bên mời thầu (chủ đầu tư) với các nhà thầu và cạnh tranh giữa cácnhà thầu với nhau Trong quá trình tham gia đấu thầu có nhiều chủ thể khácnhau như: chủ đầu tư (bên mời thầu) và các doanh nghiệp xây dựng có khảnăng đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư Các bên tham gia đấu thầu phải đảm bảotuân thủ qui định của pháp luật về điều kiện tham gia đấu thầu Đối với chủ đầu
tư, phải là đơn vị có đủ năng lực về tài chính, có khả năng tổ chức thực hiện vàquản lý dự án Về phía các nhà thầu, đối với nhà thầu trong nước thì phải đápứng đủ các điều kiện: có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phépkinh doanh và thực hiện đúng theo đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép kinhdoanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; hoặc có quyết định thành lập(đối với các đơn vị không có đăng ký kinh doanh) do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp và thực hiện theo đúng quyết định thành lập Đối với nhà thầu
là tổ chức nước ngoài thì phải có đăng ký hoạt động hợp pháp do cơ quan cóthẩm quyền của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch cấp Đối với nhà thầu là cánhân thì: 1) Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên; 2) Có hộ khẩu thường trú tạiViệt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp; 3) Có đăng ký hoạt động hợp pháphoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp do cơ quan có thẩm quyền cấp và thựchiện đúng theo đăng ký hoạt động hoặc chứng chỉ chuyên môn; 4) Không ởtrong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chờchấp hành các hình phạt của tòa án các cấp Mặt khác, các nhà thầu phải đảm
Trang 9bảo sự độc lập về tài chính, theo đó, nhà thầu phải là đơn vị hạch toán kinh tếđộc lập; không có cùng lợi ích kinh tế với các tổ chức và cá nhân liên quan.
Thứ hai, về đối tượng hàng hóa tham gia đấu thầu xây dựng Hàng hóa
tham gia đấu thầu xây dựng là hàng hóa đặc biệt, đó là các dự án xây lắp, các
dự án cung ứng hàng hóa, các dự án tư vấn về thiết kế, giám sát, đầu tư… Cácnhà thầu thực hiện việc cạnh tranh với nhau để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh,
đó là: đấu thầu tuyển chọn tư vấn thiết kế; đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiết bị;đấu thầu xây lắp; đấu thầu thực hiện lựa chọn đối tác thực hiện dự án Hànghóa lúc đầu đem ra thị trường chưa được định giá một cách cụ thể, dựa trên cácthông số yêu cầu về điều kiện kinh tế - kỹ thuật của dự án, doanh nghiệp và nhàđầu tư thông qua hình thức đấu thầu để xác định giá cả cụ thể của hàng hóa vàcác yêu cầu cụ thể về kỹ thuật và điều kiện thực hiện để hoàn tất việc mua bán.Hoạt động này diễn ra giữa người mua (chủ dự án) với người bán (nhà thầu) vàgiữa các nhà thầu với nhau nhằm bán được sản phẩm của mình Thông quacạnh tranh đấu thầu sẽ hình thành giá thầu - giá của hàng hóa đem ra bán đâycũng chính là giá dự toán của công trình
Thứ ba, về phương thức tổ chức đấu thầu, theo qui định của pháp luật có
ba phương thức đấu thầu cơ bản mà chủ đầu tư dự án có thể lựa chọn tổ chứcđấu thầu, đó là: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu thầu haigiai đoạn
+ Đấu thầu một túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự
thầu trong một túi hồ sơ Phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu muasắm và xây lắp
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ, là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi
hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được chủ dự án xem xét trước Theo đó, những hồ sơsau khi đánh giá đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ
đề xuất về giá để xem xét tiếp Phương thức này trong lĩnh vực xây dựngthường chỉ áp dụng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Trang 10Thứ tư, về hình thức tổ chức đấu thầu Tùy theo từng dự án cụ thể, việc
đấu thầu xây dựng được tổ chức theo hai hình thức cơ bản qui định tại Nghịđịnh 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, đó là: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạnchế
+ Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng phổ biến trongđấu thầu Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đạichúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu về các điều kiện kỹthuật, thời gian dự thầu
+ Đấu thầu hạn chế, là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một sốnhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham gia đấu thầu.Trong trường hợp không có đủ 5 nhà thầu tham dự, bên mời thầu phải báo cáochủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định Trên cơ sở của bênmời thầu về kinh nghiệm và năng lực của các nhà thầu một cách khách quan vàcông bằng, chủ dự án sẽ quyết định danh sách nhà thầu tham dự đấu thầu Đấuthầu hạn chế chỉ áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu;
- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tổ chức đấu thầu hạn chế;
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
Thứ năm, về nguyên tắc đấu thầu Khác với các hình thức mua bán hàng
hóa khác, đấu thầu xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc mua bán đặc thù, đólà: nguyên tắc công bằng, bí mật, công khai, có đủ năng lực và trình độ, và đảmbảo cơ sở pháp lý
II Cạnh tranh trong đấu thầu trong xây dựng và đặc điểm của cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
1 Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh có nghĩa là "cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mìnhgiữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.Trong kinh doanh, cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà
Trang 11kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm ưu thế trên cùng một đối tượng kháchhàng, sản phẩm nhằm giành thắng lợi về phía mình.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấu thầu là sự cốgắng giành được quyền thực hiện các dự án thông qua gọi thầu với điều kiệnthuận lợi và tối ưu nhất trên cơ sở nguồn nội lực và ngoại lực có khả năngkhống chế được của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế - xãhội Cụ thể, cạnh tranh đấu thầu có thể được hiểu trên các khía cạnh sau:
+ Theo nghĩa hẹp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng trong đấuthầu là quá trình doanh nghiệp đưa ra những giải pháp về kỹ thuật, trang thiết
bị, nhân lực, tiến độ thi công, giá bỏ thầu, ưu thế về kinh nghiệm thể hiệntính ưu việt của mình so với nhà thầu khác nhằm thỏa mãn các yêu cầu của bênmời thầu trong việc thực hiện dự án Cách hiểu này chỉ giới hạn ở khâu đấuthầu, chưa chỉ ra được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong suốt quá trìnhsản xuất kinh doanh, do đó rất khó xác định được tính toàn diện của cạnh tranhtrong quá trình đấu thầu
+ Theo nghĩa rộng, cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự ganh đuaquyết liệt giữa các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm thông tin, đưa ra cácgiải pháp về kỹ thuật, ưu thế về kinh nghiệm, điều kiện thực hiện dự án, giá bỏthầu nhằm đảm bảo trúng thầu và thực hiện các cam kết theo hợp đồng ký kếtvới chủ đầu tư
2 Đặc điểm cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng thường được hiểu theo nghĩa rộng,
nó có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, về chủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu xây dựng Cạnh tranh
trong đấu thầu xây dựng thường có nhiều chủ thể tham gia, các chủ thể này cócùng mục tiêu theo đuổi đó là phải giành được những lợi thế về phía mình Cácchủ thể tham gia cạnh tranh đấu thầu phải tuân thủ các qui định của pháp luật,các thông lệ quốc tế và các ràng buộc về điều kiện tham gia đấu thầu do cơquan quản lý dự án đặt ra Các chủ thể khi tham gia đấu thầu đều phải cạnh
Trang 12tranh với nhau, điều này dẫn tới sự hình thành nhiều mối quan hệ cạnh tranhgiữa các chủ thể khi tham gia đấu thầu Đó là, mối quan hệ cạnh tranh giữangười bán và người mua, theo đó, người mua (bên mời thầu) thì muốn muađược công trình xây dựng có chất lượng cao, thời gian thi công ngắn, chi phíhợp lý, về phía những người bán (nhà thầu) thì muốn bán được công trình trongtương lai có giá cao với chi phí hợp lý và có lợi nhuận lớn nhất trong hạn độbảo đảm các qui chuẩn của xây dựng
Thứ hai, về đối tượng của cạnh tranh đấu thầu xây dựng Khi đánh giá và
quyết định lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư thường căn cứ vào các tiêu chí để xétthầu, đó là: kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu; khả năng tài chính; trình độchuyên môn, kỹ thuật; tiến độ thi công và giá dự thầu Trong đó, bên mời thầuchú ý nhiều nhất tới chất lượng, tính năng ưu việt về kỹ thuật và giá thành sảnphẩm, đó cũng chính là đối tượng cạnh tranh giữa các nhà thầu với nhau
Cạnh tranh bằng chất lượng công trình, là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong việc đề xuất các giải pháp tốt nhất về khoa học - công nghệ nhằmđáp ứng các tiêu chuẩn do bên mời thầu đưa ra Để thắng thầu, doanh nghiệpphải không ngừng đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học -công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình Chất lượng công trình là mộttrong những yếu tố quan trọng nhất, nó khẳng định năng lực thi công, uy tíncủa doanh nghiệp Mặt khác, chất lượng công trình còn góp phần không nhỏtrong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêukinh tế - kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đề ra và thương hiệu của doanh nghiệp
Cạnh tranh bằng giá dự thầu cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
quyết định đến thành công hay thất bại trong đấu thầu xây dựng Do đó, xâydựng được mức giá bỏ thầu hợp lý là yêu cầu hàng đầu quan trong việc đảmbảo tính cạnh tranh và đạt hiệu quả kinh doanh cao của doanh nghiệp Để tạo ra
ưu thế cạnh tranh về giá trong cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanhnhạy và linh hoạt trong việc tìm hiểu thông tin về dự án, đối thủ cạnh tranh,mục tiêu của dự án, ưu thế của các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh Tùy
Trang 13theo từng công trình cụ thể dựa vào mục tiêu của công ty, tiềm lực tài chính,năng lực thi công từ đó xây dựng chính sách giá khác nhau để quyết định giá bỏthầu
Cạnh tranh bằng tiến độ thi công: tiến độ thi công thể hiện năng lực của
nhà thầu trên các khía cạnh như; trình độ tổ chức và quản lý thi công, khả năng
kỹ thuật, trang thiết bị máy móc và nguồn nhân lực Nhà thầu cạnh tranh vớinhau qua các tiêu chí này để giành những ưu thế trong đấu thầu Thực hiện đầy
đủ các cam kết về tiến độ thi công là điều kiện quan trong để thắng thầu cũngnhư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ ba, về hình thức cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng Trong đấu thầu
xây dựng, tồn tại hai hình thức cạnh tranh chủ yếu là: cạnh tranh theo chiềurộng và cạnh tranh theo chiều sâu
Cạnh tranh theo chiều rộng (cạnh tranh có giới hạn) bao gồm các yếu tố
chính như: Đa dạng hóa các công trình xây dựng mà doanh nghiệp kinh doanhtrên cơ sở nguồn lực hiện có; cải tiến phương thức thanh toán và các điều kiệnthi công trong hợp đồng nhận thầu; nâng cao năng lực xây dựng hồ sơ dự thầu,đặc biệt là hoạt động giới thiệu và thông tin về doanh nghiệp; đổi mới công tác
tổ chức thi công; tăng cường hoạt động tìm kiếm thông tin kinh tế; đẩy mạnhhoạt động marketing, truyền thông
Cạnh tranh theo chiều sâu (cạnh tranh không có giới hạn) là sự đầu tư
của doanh nghiệp thông qua việc nâng cấp thiết bị thi công, nghiên cứu và ứngdụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào thi công, nâng cao trình độchuyên môn cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân, viên chức trong doanhnghiệp Cạnh tranh theo chiều sâu thực chất là sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp thông qua việc đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hàm lượng khoa học -
kỹ thuật của hàng hóa chào bán nói riêng (công trình) và năng lực khoa học củadoanh nghiệp nói chung
Trong thực tế, doanh nghiệp thường thực hiện cả hai hình thức trên đểnâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Trang 14III Quy định pháp lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
1 Quy định pháp lý về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
Hệ thống các quy định pháp lý về quản lý cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnhvực xây dựng ở nước ta hiện nay gồm: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày29/11/2005; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luậtđấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng; Nghị định số68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số85/2009/NĐ-CP và hệ thống các thông tư, hướng dẫn thi hành
Cụ thể tại nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thihành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- Nghị định gồm 13 chương, 77 điều quy định chi tiết về kế hoạch đấuthầu; sơ tuyển nhà thầu; đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế đối với gói thầudịch vụ tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp; chỉ định thầu và quy trìnhchỉ định thầu; quy định về Hợp đồng; phân cấp trách nhiệm thẩm định, phêduyệt trong đấu thầu; giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm pháp luật về đấuthầu
- Về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, Nghị định nêu rõ các điều kiện
về tính độc lập giữa các nhà thầu, giữa nhà thầu với chủ đầu tư Cụ thể, các nhàthầu được coi là độc lập với nhau nếu đáp ứng 2 điều kiện: Nhà thầu là doanhnghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hoặc không cùng thuộc một cơ quan,đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập; không có cổ phần hoặc vốn góp trên30% của nhau
- Về hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, gói thầu lựachọn tổng thầu nâng lên mức 5 tỷ đồng, gấp 5 lần so với quy định cũ Hạn mứcchỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn nâng lên 6 lần, từ 500 triệu đồng lên 3
tỷ đồng Còn gói thầu mua sắm hàng hoá, hạn mức được nâng lên 2 tỷ đồng
- Về xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu: Tổ chức, cá nhân có hành vi viphạm pháp luật về đấu thầu thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo một
Trang 15hoặc các hình thức: Cảnh cáo; phạt tiền; cấm tham gia hoạt động đấu thầu; hủy,đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Về hình thức phạt tiền: Nghị định mới không quy định các mức phạt cụthể như Nghị định 58/2008/NĐ-CP mà sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
- Về quản lý nhà thầu nước ngoài: Theo Nghị định mới, trường hợp nhàthầu nước ngoài được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ ViệtNam, trong vòng 15 ngày, kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài
có hiệu lực, chủ đầu tư các dự án có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản,bằng thư điện tử về Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi Bộ quản lý ngành(đối với dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ hoặc do Bộ trưởng quyết định đầutư), Bộ Xây dựng (đối với các gói thầu trong hoạt động xây dựng) và gửi cho
Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương (đối với dự án thuộc phạm vi quản lý củađịa phương) để tổng hợp và theo dõi
Kể từ ngày Nghị định mới này có hiệu lực thi hành (từ 1/12/2009), Nghịđịnh số 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 và Quyết định số 49/2007/QĐ-TTgngày11/4/2007 hết hiệu lực thi hành
2 Quy định pháp lý về cạnh tranh đấu thầu xây dựng
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động vàhiệu quả của nền kinh tế Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam,cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hànhhiệu quả của cơ chế thị trường Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi chophát triển kinh tế, ngày 03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thôngqua Luật Cạnh tranh số 27/ 2004/QH11 và Luật này đã có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 1/7/2005
Với 6 chương, 123 Điều, Luật cạnh tranh được ban hành nhằm mục đích:
- Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thểdẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhậpkinh tế quốc tế
Trang 16- Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lạicác hành vi cạnh tranh không lành mạnh
- Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng
3 Nguyên tắc quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
+ Nguyên tắc công bằng: thể hiện quyền bình đẳng giữa các chủ thể
tham gia quan hệ đấu thầu Theo đó, các nhà thầu phải được đảm bảo đối xửbình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin từ chủ đầu tư, bình đẳng trong việctrình bày các giải pháp kinh tế - kỹ thuật của mình trước chủ đầu tư, trong quátrình thực hiện các thủ tục tham gia đấu thầu (nộp hồ sơ, tham gia mở thầu )
+ Nguyên tắc bí mật: đòi hỏi chủ đầu tư cũng như các nhà thầu phải giữ
bí mật về các thông số trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu như: mức giá bỏthầu, các giải pháp kỹ thuật của nhà thầu Mục đích của nguyên tắc này là tạo
ra tính khách quan và sự công bằng giữa các nhà thầu với nhau, đồng thời, cũng
là biện pháp bảo vệ nhằm tránh thiệt hại cho chủ đầu tư trong trường hợp cácnhà thầu bỏ thầu thấp hơn giá dự kiến do có sự rò rỉ thông tin
+ Nguyên tắc công khai: là một trong những yêu cầu bắt buộc trong đấu
thầu xây dựng (trừ những công trình đặc biệt, là bí mật quốc gia) Các côngtrình xây dựng khi đem ra đấu thầu đều phải đảm bảo tính công khai các thôngtin cần thiết như: tính năng của công trình, điều kiện của các nhà thầu tham giađấu thầu, thời gian mở hồ sơ dự thầu Các thông tin này phải được công khaitrên các phương tiện thông tin đại chúng theo qui định của pháp luật Tuân thủnguyên tắc này sẽ tạo ra sự công bằng giữa các nhà thầu và thu hút được nhiềunhà thầu, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu
+ Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ: đòi hỏi chủ đầu tư và các bên
dự thầu phải có năng lực thực sự về kỹ thuật và tài chính để thực hiện nhữngđiều kiện cam kết khi tham gia đấu thầu Tuân thủ nguyên tắc này sẽ tránhđược thiệt hại cho các bên khi thực hiện các cam kết đã đề ra, qua đó, nâng caochất lượng, tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu
Trang 17+ Nguyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý: đòi hỏi các bên tham gia đấu thầu
phải chấp hành các qui định của nhà nước về nội dung, thủ tục đấu thầu vànhững cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu Khi các bên tham gia đấu thầukhông tuân thủ nguyên tắc này, chủ dự án và cơ quan quản lý dự án có quyềnkiến nghị hủy kết quả đấu thầu
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
I Một số tình hình có liên quan
1 Tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của Việt Nam trong thời gian qua
Tình hình đất nước trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu tolớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vàonhóm nước đang phát triển trung bình Năm 2012, tổng sản phẩm bình quânđầu người đạt 1.168 USD Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Cáclĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóađói, giảm nghèo Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõrệt Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được giữ vững góp phần tạomôi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.Kinh tế phát triển chưa bền vững Chất lượng tăng trưởng, năng suất và hiệuquả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vữngchắc Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lựccòn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp nói chung còn nhiều yếu kém Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vàocác yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiềusâu
2 Tình hình về cạnh tranh, đấu thầu trong xây dựng của Việt Nam
Qua 8 năm thực hiện Luật Đấu thầu, nhìn chung, hệ thống văn bản phápluật về đấu thầu của Việt Nam ngày càng hoàn chỉnh và gần với thông lệ quốc
tế Trong quá trình thực hiện dự án, Luật đã khắc phục được những khó khăntrong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản Tuy nhiên, tính chuyênnghiệp trong đấu thầu chưa đồng đều, năng lực của các đơn vị thực hiện chưađáp ứng yêu cầu, nên quá trình phân cấp còn gặp nhiều khó khăn Trên cơ sởthực hiện theo Luật Đấu thầu, Luật xây dựng Nghị định hướng dẫn và các mẫu
hồ sơ mời thầu, công tác đấu thầu ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp hơn
Trang 19Phần lớn các gói thầu đều được đấu thầu rộng rãi theo quy định, đảm bảo tínhcạnh tranh, minh bạch, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp Qua đó đãkhuyến khích được các nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực tham gia dự thầu,phòng chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác đấu thầu.
3 Thực trạng công tác quản lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
3.1 Những kết quả đạt được
- Các quy định pháp lý về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng
được triển khai, thực hiện nghiêm túc: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày
29/11/2005; Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luậtđấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng; Nghị định số68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số85/2009/NĐ-CP và hệ thống các thông tư, hướng dẫn thi hành là các căn cứpháp lý hiện hành về cạnh tranh, đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng đã khẳngđịnh việc áp dụng hình thức đấu thầu trong hoạt động đầu tư là biện pháp đúngđắn nhằm tăng cường tính cạnh tranh, đảm bảo hiệu quả đầu tư, đồng thời cũng
là sự hội nhập cần thiết với thế giới
Việc triển khai, thực hiện các văn bản pháp lý đã giúp cho công tác đấuthầu đi vào nền nếp đảm bảo tính cạnh tranh Nhìn chung các Bộ, ngành địaphương và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện đấu thầu và quản lýcông tác đấu thầu nghiêm túc mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình thựchiện các dự án Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, hoạt động đấu thầu
và quản lý đấu thầu cạnh tranh của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đã
có sự tiến bộ rõ rệt, kỹ thuật đấu thầu được nâng cao, việc đnáh giá lựa chọnnhà thầu đã tiến bộ hơn và đấu thầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho việc thựchiện các dự án đầu tư Các nhà thầu được lựa chọn là những nhà thầu thực sự
có kinh nghiệm và năng lực thực hiện các gói thầu Những nhà thầu đó đượcđánh giá là đáp ứng cơ bản yêu cầu Hồ sơ mời thầu Các cơ quan quản lý nhà
Trang 20nước có đủ thông tin thực tế và cơ sở khao học để tổ chức quản lý công tác đấuthầu và cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng nhờ đó đã nâng cao hiệu quả dự án,tiết kiệm cho nhà nước và doanh nghiệp trung bình từ 8 – 15% so với dự toánban đầu Qua đấu thầu đã làm cho giá cả hợp lý hơn, đảm bảo tình cạnh tranhgiữa các nhà thầu; đảm bảo được chất lượng dự án, tiến độ thực hiện, chi phíđầu tư giảm Đồng thời thông qua hoạt động đấu thầu quốc tế, các công ty ViệtNam có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới, thiết bị tiên tiến, hiện đại,tích lũy được kinh nghiệm để từng bước vươn lên cạnh tranh được với các nhàthầu nước ngoài.
Từ 1997 – 2000, trong 495 gói thầu có giá trị lớn do thủ tướng chính phủphê duyệt và do Bộ Kế hoạch đầu tư thẩm định kết quả đấu thầu, mức giảm sovới giá gói thầu được phê duyệt là 687,4 triệu USD, đạt tỷ lệ 16,3% Chỉ riêngmột số gói thầu thuộc 7 dự án lớn gồm: 4 gói thầu dự án WB2; 2 gói thầu R1
và R5 thuộc dự án quốc lộ 10; 3 gói thầu thuộc dự án quốc lộ 18, gói thầu 1thuộc dự án hầm Hải Vân, gói thầu xây dựng cảng Cái Lân, gói thầu tư vẫn xâydựng cầu Thanh Trì, tổng giá trị giả so với giá gói thầy đã là 109,865 triệuUSD Cần khẳng định mặt tích cực và thành quả của công tác quản lý đầu thầu,cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng mang tính bản chất là tạo ra sân chơi cótính cạnh tranh cao, công bằng và minh bach, nhằm giúp các bên tham gia đạtđược hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính công bằng và tuân thủ pháp luật
- Sự phân cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu đã rõ ràng, cụ thể
Việc thẩm định kế hoạch đấu thầu, thẩm định kết quả đấu thầu đã rõràng, theo hướng mở rộng quyền của các cơ quan quản lý cấp dưới Cấp trênchỉ phê duyệt các nội dung quan trong còn lại sẽ ủy quyền cho cấp dưới thựchiện
Có sự phối hợp nhịp nhàng, thường xuyên giữa các cơ quan nhà nướctrong lĩnh vực quản lý đấu thầu xây dựng
- Trình độ đội ngũ các nhà thầu Việt Nam và các cán bộ làm công tác đấu thầu đã có nhiều tiến bộ.
Trang 21Trách nhiệm của bên mời thầu và cơ quan quản lý các cấp ngày càngđược nâng cao, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu từ trung ương đếnđịa phương được đào tạo và ngày càng trưởng thành, có trình độ chuyên mônvững vàng từng bước đáp ứng được yêu cầu công tác đấu thầu và quản lý đấuthầu Đội ngũ nhà thầu trong nước thực sự trưởng thành qua các cuộc đấu thầuquốc tế và một số đã có khả năng đơn phương tham gia đấu thầu quốc tế vàthắng thầu Từ năm 1998 trở lại đây, đa phần các gói thầu trong xây dựng côngtrình giao thông các nhà thầu Việt Nam đã giành nhiều hợp đồng trên cơ sởcạnh tranh với nhiều nhà thầu quốc tế có tầm cỡ.
Như vậy có thể kết luận được rằng hệ thống pháp lý trong công tác quản
lý, đấu thầu trong xây dựng là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.Năng lực công tác quản lý của các cơ quan nhà nước được nâng cao
3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.2.1 Những tồn tại của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Ý kiến một số chuyên gia: Nêu những lý do cần thiết phải sửa Luật Đấu
thầu hiện hành, ông Ninh Viết Định - Trưởng ban Quản lý đấu thầu Tập đoànĐiện lực VN (EVN), Trưởng nhóm rà soát Luật Đấu thầu cho biết: Hiện có quánhiều văn bản, quy định về đấu thầu cùng tồn tại và thay đổi quá nhanh, nhưngkhông cụ thể, rõ ràng, nhiều quy định chồng chéo, khó nắm bắt Do chưa có cáctiêu chí cụ thể nên tình trạng áp dụng các hình thức đấu thầu và chỉ định thầutràn lan Tại hội thảo “Hoàn thiện báo cáo rà soát Luật Xây dựng, Luật Đấuthầu” do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) và Đại sứ Anh tại HN
và Bộ Phát triển Anh Quốc (UKAID) đồng tổ chức ngày 29.9.2011, các thamluận đều nêu lên một thực tế khá phổ biến hiện nay, tình trạng tràn lan các đấuthầu, chỉ định thầu, nhưng việc thực hiện chỉ là hình thức, vừa lãng phí thờigian, tiền bạc, nhưng chất lượng các cuộc thầu thường không cao Ông NguyễnAnh Tuấn - Viện Kinh tế xây dựng cho rằng: “Đấu thầu hình thức đã trở thànhbệnh phổ biến Nhiều công trình theo quy định buộc phải đấu thầu, kéo dài cả 2năm trời, nhưng rút cục chất lượng vẫn không tương xứng Tại hội nghị sơ kết
Trang 221 năm thực hiện chỉ thị của Bộ Công Thương về tăng cường sử dụng máy móc,thiết bị, vật tư trong nước được tổ chức 1 ngày trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Cơkhí VN - ông Nguyễn Văn Thụ ta thán, với quy định về giá đánh giá theo cáctiêu chí “rẻ” là trúng của Luật Đấu thầu hiện hành thì các nhà thầu cơ khí VNchỉ còn nước “ngồi nhìn” nhà thầu nước ngoài giành miếng bánh thị phần ngaytrên sân nhà Hiện trạng hiện nay là có tới 20 công trình điện do nhà thầu TrungQuốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, ngoài ra các công trình lớn nhưphân đạm Ninh Bình, đạm Cà Mau, khai khoáng bôxít Tây Nguyên đều do cácnhà thầu Trung Quốc giành được hợp đồng Có điều này là do các chủ đầu tư
kể cả nhà nước và tư nhân đều nhập khẩu thiết bị toàn bộ của nước ngoài vàotrong nước, kèm theo đó là các DN nước ngoài đưa toàn bộ vật tư, lao động, kể
cả lao động phổ thông sang Ông Thụ kiến nghị: “Cần sửa Luật Đấu thầu, theohướng nghiêm cấm chủ đầu tư khi mời thầu cho phép nhà thầu sử dụng laođộng phổ thông nước ngoài” Các chuyên gia tham dự cũng cho rằng, giải phápquan trọng trong tình hình “sức khỏe” của các nhà thầu VN chưa thể sánh vớinhà thầu nước ngoài cả về vốn, công nghệ, kinh nghiệm thực tế thì cần xâydựng các hàng rào kỹ thuật đảm bảo tuân thủ quy định của WTO trong cạnhtranh nhằm bảo vệ các nhà thầu trong nước
Theo quy định tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP thì quy trình thẩm địnhtuy đã khoa học cụ thể xong vẫn còn phức tạp, việc thẩm định rất tổn nhiềucông sức, nếu đợi thẩm định phê duyệt xong thì công trình sẽ bị đình trệ Điều
đó làm tăng chi phí, gây lãng phí cho công trình do lập dự toán không chínhxác Nhữn phát sinh trong xây dựng xảy ra dẫn đến phải điều chỉnh hợp đồng
Trong Nghị định 85, nói chung có nhiều cái tiến bộ và việc đấu thầu trởnên thoải mái và dễ chịu hơn Tại khoản 9, điều 2 của Nđ 85 có quy định về
thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu Theo đó, " ngày đóng thầu (tính từ
thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ " Điều này hoàn
toàn mâu thuẫn với quy định của Bộ Luật dân sự năm 2005 tại điều 151, 152 và
153 Cụ thể:
Trang 23Điều 152 Thời điểm bắt đầu thời hạn 1 Khi thời hạn được xác định
bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định 2 Khi thời
hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn
không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định 3 Khi thời
hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính
từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó
Một trong những trở ngại hiện nay đó là các thủ tục trình duyệt các cấpquản lý nhà nước từ chính phủ đến các Bộ, ngành liên quan, Hội đồng quản trịtổng công ty, UBND các cấp…đã kéo dài thời gian thực hiện Thủ tục hànhchính cồng kềnh, phức tạp này vừa cản trở, vừa là khe hở để các tiêu cực xảyra
Trong quy định về đấu thầu chưa làm rõ được các hình thức lựa chọn nhàthầu và phương thức thực hiện hợp đồng, ngoài hình thức đấu thầu rộng rãi,đấu thầu hạn chế còn có những hình thức đơn giản hơn (chào hàng cạnh tranh,mua sắm trực tiếp…) Những hình thức này có đề cập nhưng chưa hướng dẫncách vận dụng, do đó có hiện tượng tranh cãi khi thực hiện, thậm chí kiện cáocho là chào hàng cạnh tranh là tiêu cực, là sai…
Khi lập hồ sơ mời thầu, những nội dung về lựa chọn nhà thầu theo “Hợp
đồng chìa khóa trao tay”, hoặc “hợp đồng trọn gói”, hoặc “hợp đồng có điều chỉnh giá”, chưa được làm rõ Trong khi đây là những vấn đề hết sức hệ trọng
đối với cấp quyết định đầu tư và chủ đầu tư
Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn; đấu thầu qua mạng cũng chưa cóhướng dẫn cụ thể nên các chủ đầu tư, nhà thầu rất lúng túng khi áp dụng
- Công trình có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều nguốn khác nhau, mỗiloại có những đặc điểm riêng mà tổ chức cho vay vốn buộc phải làm theo quyđịnh của tổ chức đó Luật của Việt Nam đã đề cập ưu tiên cho các nhà thầutrong nước, nhưng thực chất chưa được làm rõ, cụ thể trong luật đấu thầu
- Về công tác quản lý đấu thầu còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ, có nơi,
có lúc chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật.nb
Trang 24- Tính chất mỗi loại hoặc mỗi gói thầu xây lắp có sự khác nhau Ví dụchọn thầu tư vấn người ta thường sử dụng phương thức hai túi hồ sơ nộp đồngthời, hoặc phương thức đấu thầu hai giai đoạn thường áp dụng cho những dự ánlớn, phức tạp về công nghệ hoặc dự án đấu thầu theo hợp đồng chìa khóa traotay Thế nhưng trong thực tế đấu thầu vẫn lầm lẫn giữa các phương thức trên vàthường gây tranh cãi, khiếu kiện, đặc biệt chấm thầu bằng điểm số cùng lúc haichỉ tiêu kỹ thuật và giá cả cũng làm sai lệch kết quả đấu thầu.
a) Có nên tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế
Hình thức này chỉ được áp dụng khi có một trong các điều kiện sau đây:
- Chỉ có một số nhà thầu có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của góithầu
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế
Xem xét các điều kiện áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế về mặt lý luận:
Điều kiện thứ nhất là không phù hợp vì đã ít nhà thầu đáp ứng thì ta càngphải đấu thầu rộng rãi để huy động hết các nhà thầu có khả năng tham gia Mặtkhác điều kiện này lại quy định ở mức tối thiệu, như vậy gặp khó khăn trongđấu thầu nếu không đảm bảo mức tối thiểu này
+ Xem xét thực tế quá trình thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế
Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu của Văn phòng xétthầu thuộc Bộ KH – ĐT thì hình thức đấu thầu hạn chế hiện đang được áp dụngnhiều, chiếm đa số ở các ngành và địa phương Trong quá trình tổ chức đấuthầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, việc lựa chọn các nhà thầu không thểkhẳng định là không có sự sắp đặt từ trước, quy định điều kiện chỉ có lợi cho
một nhà thầu nào đó hiện tượng “ quân xanh, quân đỏ” đây đó vẫn xảy ra,
đồng thời là kẽ hở tạo ra các hiện tượng tiêu cực Chẳng hạn, trong 6 tháng củanăm 2000: tỉnh Vĩnh phúc thực hiện 51 gói thầu trong đó có 29 gói chỉ địnhthầu còn lại phần lớn là đấu thầu hạn chế; thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
Trang 25213 gói trong đó có 156 gói chỉ định thầu, 54 gói thầu hạn chế và 3 gói tự thựchiện; Thành phố Hải phòng thực hiện 38 gói thầu nhưng chỉ có một gói thầurộng rãi; 20 gói chỉ định thầu còn 17 gói thầu hạn chế.
Năm 2001, theo báo cáo của Văn phòng xét thầu thuộc Bộ KH- ĐT:
- Về hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi chiếm 13,6%; đấuthầu hạn chế chiếm 27,7%, chỉ định thầu và tự thực hiện chiếm 51,4% các hìnhthức còn lại chiếm 7,3%
Như vậy trong khi quy định khuyến khích áp dụng hình thức đấu thầurộng rãi thì trên thực tế số gói thầu hiện thực hiện đấu thầu hạn chế và chỉ địnhthầu vẫn chiếm tỷ lệ cao (tới 79,1%) So sánh các hình thức lựa chọn nhà thầuthì mức tiết kiệm cao nhất là đấu thầu rộng rãi, rồi đến chào hàng cạnh tranh,tiếp đến là đấu thầu hạn chế Các ngành, địa phương vẫn lạm dụng việc sửdụng việc sử dụng hình thức đấu thầu hạn chế, là nguyên nhân giảm cạnh tranhtrong đấu thầu, tạo điều kiện cho các hành động tiêu cực như thông đồng, đấuthầu giả vờ
b) Một số khó khăn trong kế hoạch đấu thầu đối với dự án nhóm C
- Thứ nhất: không dễ dàng xác định chính xác giá gói thầu và nguồn tài
chính từ khâu lập dự án Về giá gói thầu, khi chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng
dự toán, giá gói thầu được tạm lấy từ giá các hạng mục theo dự án, sẽ có sai sốrất lớn so với tổng dự tháo và dự toán hạng mục được phê duyệt; nếu tiến hànhđấu thầu sẽ có thể xảy ra hai trường hợp sau: hoặc là giá thầu quá cao, hoặc quáthấp so với giá trúng thầu Về nguồn tài chính của gói thầu, trên thực tế một số
dự án sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ từngân sách nhà nước Khi dự án chưa được phê duyệt, nguồn vốn hỗ trợ này rấtkhó xác định chính xác Do đó nếu phê duyệt kế hoạch đấu thầu cùng với dự
án, cơ quan thẩm quyền thường phải phê duyệt hai nội dung này trước khi đấuthầu làm cho cơ chế quản lý cồng kềnh, cần tới ít nhất 2 quyết định phê duyệtgiá của một gói thầu
Trang 26- Thứ hai, việc lập các nội dung còn lại cũng gặp một số vướng mắc Yếu
tố thời gian thực hiện dự án gặp trở ngại do tiến độ giải phóng mặt bằng, kếhoạch vốn hang năm không đủ, thời gian tổ chức đấu thầu khó xác định dokhâu chuẩn bị vốn đầu tư tốn rất nhiều thời gian Thời gian chuẩn bị đầu tư tối
ưu nhất cũng phải qua các công đoạn sau: Từ thời điểm có quyết định phêduyệt dự án, cần khoảng 20 ngày thẩm định phương án khảo sát, 30 ngày thựchiện khảo sát và thiết kế kỹ thuật, 20 ngày thẩm định thiết kế kỹ thuật, 15 ngàylập và thẩm định kế hoạch đấu thầu và giá gói thầu (phê duyệt lại), 15 ngày lập
và phê duyệt HSMT, 15 ngày lập HSDT, 60 ngày chấm thầu, chưa tính thờigian chờ đền bù thu hồi đất với dự án giải phóng mặt bằng Như vậy cần tốithiểu khoảng 150 ngày chuẩn bị đấu thầu Trên thực tế các mốc thời gian đócòn bị kéo dài hơn nhiều Công tác giải phóng mặt bằng hiện rất khó khăn,thậm chí nhiều năm không thực hiện được Kế hoạch vốn hang năm thườngkhông xác định được ngay từ lúc lập và phê duyệt dự án, một số dự án được rótvốn nhỏ giọt, không đáng kể, do đó hầu như hiện xong gói thầu thứ nhất mớichuẩn bị triển khai các gói thầu tiếp theo, chứ khó có thể lập kế hoạch cho tất
cả các gói thầu
c) Từ chuyện thiếu những chế tài xử phạt cho đến chuyện dự án không có chủ đích thực
* Từ chuyện thiếu những chế tài xử phạt:
Các chuyên gia đấu thầu cho rằng, Quy định đấu thầu hiện hành trênthực tế cũng đã đưa ra một số quy định cụ thể về trách nhiệm với các nhà thầu;điển hình như việc phát hiện nhà thầu thông đồng sẽ bị loại khỏi danh sách dựthầu và không được nhận lại bảo lãnh thầu Còn lại tất cả những sai phạm khác,mặc dù đã được đề cập khá cụ thể nhưng lại không có chế tài xử lý đủ mạnh
+ Đến chuyện dự án không có chủ đích thực
Theo đánh giá của các chuyên gia ở Bộ KH – ĐT sở dĩ những vi phạmtrong đấu thầu lâu nay không thể xử lý được vì nó không có chủ Thực tế cóquá nhiều cơ quan tham gia vào quá trình này, thông thường chủ đầu tư là
Trang 27người có quyền quyết định toàn bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng
ở nước ta hiện nay đang diễn ra nghịch cảnh, nhà thầu lại có cấp trên của nhàthầu, chủ đầu tư lại có cấp trên của chủ đầu tư Và như thế chủ đầu tư cũngkhông phải là người to nhất, mà còn có cơ quan phê duyệt tất cả, từ thiết kế, dựtoán đến kết quả đấu thầu… nhất nhất cài gì cũng phải trình, kể cả các khâu từ
tư vấn, thiết kế đến những lĩnh vực chuyên môn thuần túy khác Nếu đúng ra,một thiết kế có vấn đề, theo luật ai ký duyệt người đó phải chịu trách nhiệm
Nhưng ở đấy, khi xảy ra sự việc, hỏi cấp trên của chủ đầu tư thì lại bảo “Tôi là
cấp trên, chỉ phê duyệt hình thức thôi, còn tất cả là cấp dưới làm mà”, còn khi
hỏi cấp dưới thì lại được trả lời “Đó là phần trách nhiệm của cấp trên”, thế là hòa cả làng Vì thế, tình trạng“ cha chung không ai khóc” Pháp luật có đụng
đến cũng chẳng viết quy tôi cho ai Điển hình là ngành giao thông vận tải, chỉlàm có một đoạn đường đã giao cho Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, thếnhưng nhất nhất cái gì cũng phải trình UBND Tỉnh, Thành phố phê duyệt
d) Khó có công bằng cho doanh nghiệp
Để đảm bảo cạnh tranh giữa những chủ thầu, Luật Đấu thầu và các Nghịđịnh hướng dẫn đã có những quy định khá rõ ràng Tuy nhiên các doanh nghiệpvẫn cho rằng, việc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu hiện vẫn chưa cao, haynói cách khác là doanh nghiệp khó có sự công bằng trong vấn đề này
Luật Đấu thầu cũng quy định nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng giữacác nhà thầu, theo đó các nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu trongcùng một dự án phải độc lập về tài chính, tổ chức với chủ đầu tư Đồng thời,các doanh nghiệp thuộc bộ, ngành, UBND tỉnh, thành làm chủ quản sẽ khôngđược phép tham gia những cơ quan này
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng, theo Luật định, doanh nghiệptrực thuộc các Bộ sẽ không được tham gia thực hiện các dự án do Bộ chủ quảnlàm chủ đầu tư, tuy nhiên để các doanh nghiệp bên ngoài tham gia đấu thầu thìcũng khó có thể đảm bảo được việc cạnh tranh bình đẳng
Trang 28Theo Cục quản lý Đấu thầu, Bộ KH&ĐT, đối với các quy định về đảm bảocạnh tranh trong đấu thầu, Luật và các nghị định hướng dẫn mới chỉ đề cập đếnmối quan hệ giữa nhà thầu và chủ đầu tư, hay nhà thầu với nhà thầu, chứ chưa đềcập đến mối quan hệ cá nhân trong đó Vì vậy, cần phải xem xét để đảm bảo tínhcạnh tranh cao đối với thực tế hiện nay khi áp dụng Luật đấu thầu.
Phó Cục trưởng Cục quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giaothông (Bộ GTVT) Nguyễn Minh Tuyến cho biết, theo quy định hiện nay, các tổchức sự nghiệp do cơ quan bộ, ngành thành lập không được tham gia các dự áncủa các chủ đầu tư
Hiện nay, việc đảm bảo cạnh tranh đấu thầu, mặc dù theo luật đã có sựquy định có tính độc lập về tổ chức cũng như tài chính giữa các chủ thể khitham gia đấu thầu
Tuy nhiên, đối với các tổ chức sự nghiệp do cơ quan bộ, ngành thành lập,theo quy định sẽ không được tham gia các dự án do chủ đầu tư từ Bộ quyếtđịnh thành lập “Đây là khó khăn cho chủ đầu tư trong việc lựa chọn nhà thầu,đồng thời khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp”, bà Tuyến khẳng định
Để minh chứng cho điều này, ông Phùng Quang Hải, Trưởng phòng Đấuthầu, Tổng công ty cổ phần Sông Hồng bức xúc nói, hiện công ty ông đanghoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con Vừa qua Tổng Công ty SôngHồng tổ chức đấu thầu một số dự án đầu tư, mặc dù cán bộ công nhân viên tạicác công ty con không có việc làm phải chạy dự án bên ngoài, trong khi dự áncủa Tổng Công ty thì lại để cho người khác làm
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo ông Hải là do quy định củaLuật Đấu thầu quy định khi thực hiện các dự án đầu tư, chủ đầu tư và nhà thầuphải độc lập Vì vậy, các công ty con của ông Hải không được tham gia thựchiện các dự án đầu tư của Tổng công ty
e) Lạm dụng nhiều vào chỉ định thầu
Ngoài việc đảo bảo tính cạnh tranh trong đấu thầu, nhiều doanh nghiệpcũng cho rằng, hiện nay vấn đề chỉ định thầu đang bị lạm dụng quá nhiều ởViệt Nam
Trang 29Theo ông Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Vănphòng Chính phủ cho rằng, việc tăng cường phân cấp đã tạo điều kiện thuận lợicho các chủ đầu tư, rút ngắn thời gian trình duyệt nhằm tăng hiệu quả đầu tư.Tuy nhiên, chất lượng phục vụ cho đấu thầu vẫn còn nhiều bất cập.
“Hiện nay vẫn còn lạm dụng việc chỉ định thầu, xu hướng đề nghị chỉđịnh thầu còn nhiều, xuất phát từ nhận thức của chủ đầu tư, người quyết địnhđầu tư Do đó đã dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao”, ông Điệp khẳng định
Hiện nay, phần lớn các nước, các tổ chức kinh tế quốc tế đều đã đưa ranhững chế tài đấu thầu, và rất hạn chế việc chỉ định thầu Trong khi đó, ở ViệtNam lại lạm dụng nhiều quá, có những gói chỉ định thầu lên đến hàng ngàn tỉđồng Điều này sẽ gây thất thoát, lãng phí
3.2.2 Những tồn tại của Bên mời thầu
- Công tác chuẩn bị đấu thầu chưa tốt còn nhiều vướng mắc: như HSMTđược chuẩn bị một cách chung chung, mập mờ gây khó hiểu cho nhà thầu cũngnhư cho việc đánh giá; khối lượng đưa ta sai lệch so với thiết kế Chất lượngcủa HSMT và tiêu chuẩn đánh giá là những nguyên nhân cơ bản làm cho quytrình đánh giá HSDT kéo dài, thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định phê duyệt kếtquả đấu thầu đồng thời gây ra thắc mắc, khiếu kiện
- Cán bộ chuyên gia thiếu kinh nghiệm, năng lực chưa đáp ứng một sốgói thầu nên kéo dài thời gian đấu thầu Một số cơ quan quản lý thiếu kiểm tra,giám sát kế hoạch đấu thầu
- Kinh nghiệm tổ chức đấu thầu còn hạn chế, quản lý đấu thầu lỏng lẻo,chi phí đầu tư lớn Đối với một số dự án đã tính toán chi phí không sát với xãhội về vốn thì hợp đồng đã ký với giá quá cao Một số vấn đề vi phạm quy địnhđấu thầu:
- Mở thầu sau ngày đóng thầu vượt quá thời gian quy định là 48 giờ (Dự
án nhà máy xi măng Nghệ an); thời gian xét thầu vượt quá thời gian quy định là
60 ngày
- Bổ sung HSMT khi chưa được cấp thẩm quyền chấp nhận
Trang 30- Yêu cầu nhà thầu chào lại giá dự thầu thiếu căn cứ mà đáng ra phải loại
họ khỏi danh sách các nhà thầu
- Việc sử dụng tư vấn trong đấu thầu còn nhiều bất cập
Trong các dự án có vốn tài trợ nước ngoài, phía Việt Nam hầu như phải
sử dụng dịch vụ tư vấn của nhà tài trợ như ADB, WB… việc trả lương cho cácchuyên gia này thường rất cao, chiếm một phần không nhỏ trong tổng số vốntài trợ Các dịch vụ tư vấn này không phải tất cả là của ngân hang, của nhà tàitrợ mà phần lớn họ được nhà tài trợ giới thiệu, lựa chọn giúp
3.2.3 Những tồn tại của các nhà thầu
a) Hiện tượng bỏ giá thầu thấp dẫn đến chất lượng công trình kém
Trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá thầu là một trong nhữngnhân tố quyết định đến việc được hay mất của mỗi nhà thầu Thời gian qua cóquá nhiều gói thầu trúng với giá thấp hơn nhiều so với giá được duyệt, thậm chí
có gói thầu trúng với giá chỉ bằng 28 – 30% giá dự toán của chủ đầu tư Một sốngời lấy thế làm mừng vì Nhà nước tiết kiệm được nhiều tiền để sử dụng vàoviệc khác Theo Bộ KH - ĐT, nhờ áp dụng đấu thầu Năm 2000 dự án đèo HảiVân tiết kiệm được 70 triệu USD Cục giám định Bộ Giao thông vận tải chobiết, thông qua đấu thầu ngành giao thông đó tiết kiệm khoảng 240 tỷ chi phí
Một điều hiển nhiên là, trong xây dựng cơ bản, không thể có công trìnhnào được thi công với giá 20, 30 thậm chí 50 – 70% giá dự toán Rõ ràng, nếu
dự trúng thầu với giá thấp như trên thì chỉ có thể là dự toán tính sai, hoặc nếukhông, nhà thầu sẽ phá sản ngay từ công trình hạ giá này
Tình hình trên đây tuy gặp không ít nhưng chưa phải là phổ biến Tìnhtrạng phổ biến xảy ra trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạgiá, bỏ giá thấp để cốt sao thắng thầu, giành được công trình Một điều hiểnnhiên là, trong xây dựng cơ bản, không thể có công trình nào được thi công vớigiá 20, 30 thậm chí 50 – 70% giá dự toán Rõ ràng, nếu dự trúng thầu với giáthấp như trên thì chỉ có thể là dự toán sai, hoặc nếu không, nhà thầu sẽ phá sảnngay từ công trình hạ giá này
Trang 31Bỏ thầu và trúng thầu giá thấp, thậm chí rất thấp so với giá dự toán đượcduyệt, nhưng nhà thầu vẫn có thể thực hiện được gói thầu mà không bị lỗ,không gian dối thủ đoạn để giảm bớt khối lượng, vẫn đảm đúng chất lượngcông trình, đảm bảo tiến độ thi công, thì nguyên nhân đích thị nằm ở khâu tưvấn Trong đầu tư XDCB, tư vấn thiết kế đóng vai trò quan trọng Quy trìnhđầy đủ và những mắt xích tham gia quá trình đầu tư một dự án bao gồm nhiềukhâu Chức năng của tư vấn đầu tư xây dựng là thay mặt chủ đầu tư để thựchiện các bước, từ tư vấn đầu tư ( lập luận chứng tiền khả thi, khả thi, thu xếp tàichính…), đến tư vấn xây dung ( lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình,chuẩn bị HSMT, xét thầu, quản lý giám sát xây dựng, vận hành thử nghiệm,nghiệm thu, bàn giao) các dự án mà chủ đầu tư yêu cầu Cũng có trường hợp
tư vấn cho được giao một số khâu trong đó, nhưng tổ chức tư vấn xây dựng nàocũng đều có trách nhiệm lập luận chứng, lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toáncông trình Cả NĐ 85/CP và NĐ 68 – quy chế quản lý đầu tư xây dựng - đềukhông quy định trách nhiệm cụ thể, không có chế tài đối với tư vấn Không ai
xử phạt tư vấn khi sai sót, mà chỉ có những điều kiện quy định chung chung
như một nghĩa vụ, hoặc khuyến cáo phải theo đúng luật
Có hàng loạt công trình được bốc giá lên, điển hình như dù ¸n đườngQuy Nhơn - Sông Cầu, tư vấn vẽ ra đến trên 400 tỷ đồng, thực tế chỉ làm hết60%; đê chắn sóng cho cảng Dung Quất tư vấn vẽ ra 80 triệu USD, công tyLũng Lô và LICOGI chỉ bỏ thầu 45 triệu USD; cảng Cái Lân giá trúng thầu chỉbằng 55% giá dự kiến của chủ đầu tư (tức là giá dự toán do tư vấn và ban quản
lý xác định) thấp hơn gần 55 triệu USD đây là thành tích của nhà thầu hay tư
vấn ? Hay đơn thuần chỉ là một sự tính toán sai?
b) Thầu giảm giá ngày càng khốc liệt và phi lý
Thời gian gần đây, dự luận xôn xao về thầu giảm giá, trong khi các nhàthầu thì hoang mang Dư luận xôn xao về thầu giảm giá, trong khi đó các nhàthầu thì hoang mang Nhiều nhà thầu phản đối đồng nghiệp bỏ giá thầu quáthấp, coi đó như một hành động phá giá cần lên án
Trang 32Có ý kiến cho rằng, do NĐ 88 không quy định về giá sàn trong đấu thầu,nên đã không loại được các trường hợp phá giá, gây khó khăn cho việc quản lýnhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởngxấu đến chất lượng công trình Mặt khác nếu để nhà thầu (phần lớn hiện nay làDNNN) trúng thầu với giá thấp thì doanh nghiệp sẽ không có khả năng tích luỹ
để phát triển Như vậy, cũng gây thiệt hại cho nhà nước, cho sự phát triển củangành
c) Hiện tượng đi đêm lách luật, đấu thầu giả
Mặc dù Nghị định 85/NĐ-CP đã có hiệu lực mấy năm, công tác đấu thầu
đã có những bước phát triển tích cực nhưng trong đó lại chứa đựng không ítyếu tố bất cập Ông Phạm Sĩ Liên - Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VACCnhận định: Từ khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường xâydựng cũng được hình thành một cách tự phát Việc tiếp nhận các nguồn vốnODA bắt buộc chúng ta phải đấu thầu theo quy định của nhà tài trợ, rồi bằngkinh nghiệm thu được qua các vụ đấu thầu đó mà các chuyên viên đã soạn thảo
ra quy định về đấu thầu Vì thế, ngay từ khi ra đời, quy chế này đã có nhiềukhiếm khuyết Quy chế này chỉ ràng buộc bên nhận thầu mà không đặt điềukiện gì với bên giao thầu Thế rồi, trong quá trình áp dông, đã nảy sinh các hiện
tượng đi đêm - tham nhũng, bán thầu, bỏ giá thầu thấp hay uống thuốc độc giải
khát để rồi chết từ từ… Cũng theo ông Phạm Sĩ Liên, khiếm khuyết trong đấu
thầu hiện nay là chúng ta cha có được đội ngũ kỹ sư tạo giá
Còn ông Nguyễn Trường Tiến, Giám đốc công ty xây dựng phát triển Kỹthuật xây dựng, từng tham gia nhiều dự án đấu thầu, đã phải cay đắng nhận rarằng: “Bây giờ, chúng ta không còn sự hồi hộp và niềm vui của người thắng
thầu Muốn thắng thầu, các nhà thầu phải đi đêm Chúng ta vừa là nạn nhân,
vừa là thủ phạm - nạn nhân của cơ chế quản lý vốn hành chính, thiếu tínhchuyên nghiệp, đồng thời là thủ phạm gây ra những tiêu cực trong bộ máynày…”
Trang 33Hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu vẫn còn, từ đó xảy ra đấu thầu giả
hay nói cách khác đấu thầu chỉ là hình thức, nhất là khi đấu thầu hạn chế cácnhà thầu thường thoả thuận ngầm để một nhà thầu thắng Vì vậy, việc tổ chứcđấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế tối đa việc móc ngoặc giữa các nhà thầu Hoặc donhững bí mật không cần thiết đã tạo điều kiện để xảy ra tiêu cực, như tiêuchuẩn xét thầu thường lồng những ý đồ chủ quan hướng đến cho nhà thầu nào
mà chủ đầu tư đã có ý định chọn Những nhà thầu khác cầm chắc thất bại trongmột cuộc chơi không công bằng, sự không công bằng này bên ngoài khó nhận
ra Sự móc ngoặc với BMT là chiến thuật đa giá dự thầu thấp để nắm chắc khảnăng thắng thầu, sau đó khi thực hiện hợp đồng chủ đầu tư và các nhà thầucùng thống nhất bổ sung khối lượng phát sinh hoặc thay đổi một phần thiết kế
Có những gói thầu giá trị khối lượng phát sinh lên đến vài chục tỷ đồng Nhữngtrường hợp thông đồng móc ngoặc nêu trên đang lµm cho đấu thầu trở thànhphương tiện “giảng hoà” việc giao thầu giữa chủ đầu tư và nhà thầu
d) Tham gia các cuộc đấu thầu quốc tế ở Việt Nam thời gian qua chủ yếu là các nhà thấu nước ngoài
Nhìn chung các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì các nhà thầu ViệtNam hầu như ít được làm tổng thầu, tỷ lệ thầu chính thấp, các nhà thầu ViệtNam chủ yếu tham gia với tư cách là các nhà thầu phụ hoặc một bên liên doanhvới nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng Những gói thầu chính trúngthầu phần lớn là những gói thầu san nền, làm móng hoặc xây dựng phần thô.Những gói thầu làm tổng thầu có thiết kế, công nghệ cao, nhà thầu Việt Namchưa đủ khả năng dự thầu Hình thức phụ cũng rất đa dạng, có công trình phầnphụ dưới dạng hợp tác với nhà thầu chính nước ngoài, có công trình thông quabản ghi nhớ, cung cấp giá cho nhà thầu nước ngoài đứng ra thầ, cũng cócoongg trình chỉ nhận thầu phần thi công Nhưng giá cả làm thầu phụ thường bịcác nhà thầu chính nước ngoài bắt chẹt dưới các hình thức gọi phiếu chào hànggiá từng công việc tới nhà thầu Việt Nam, rồi sau đó chọn giá thấp nhất để hợpđồng giao việc Có nhà thầu Việt Nam tham gia đấu thầu bẳng bản ghi nhớ,
Trang 34nhưng khi thắng thầu chỉ được làm một phần, còn lại nhà thầu nước ngoài giaocho nhà thầu phụ Việt Nam khác với giá thấp hơn Có trường hợp nhà thầunước ngoài đơn phương cắt hợp đầu với nhà thầu Việt Nam hoặc nhà thầuthắng thầu bán lại cho các nhà thầu khác.
Về phương pháp xét thầu, đôi khi chỉ dựa vào HSDT của các nhà thầu,thiếu thông tin thực tế, do đó khi đánh giá năng lực nhà thầu chưa đảm bảo độchính xác Việc đánh giá cho điểm chưa công bằng, tuy có điểm chuẩn nhưngcác chỉ tiêu đặt ra chưa định hướng được, dẫn đến việc cho điểm còn mang tínhchủ quan, có khi thiên vị
e) Các cuộc đấu thầu sự án công trình có vốn FDI hay ODA hoàn lại thường được tổ chức tại nước ngoài
Mặc dù quy định đấu thầu Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu đốivới các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng – hợp tác – kinh doanh hoặc chínhquyền có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước nhưng việc áp dụng còn
có chừng mực Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định Các xí nghiệp100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân hầu như chưa nắm rõ quyđinh về đấu thầu Các đơn vị này khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tạinước ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ thuê các công ty Việt Nam xây dựng
Các công trình có vốn ODA không hoàn lại cũng diễn ra tương tự, đại đa
số được tổ chức tại nước ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổchức chính phủ các nước cho Việt Nam vay (Nhật bản; pháp…) Do tổ chức tạinước ngoài nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà thầu trong nước bị hạnchế, không có dịp để cọ sát, khi nhận thầu lại các công ty Việt Nam đã chịunhiều thiệt thòi, nhiều ràng buộc khắt khe
Trang 35CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH
VỰC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
I Dự báo tình hình về canh tranh, đấu thấu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam trong thời gian
Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trênphạm vi toàn cầu Quá trình này đang có những tác động sâu sắc đến tất cả cáclĩnh vực của các quốc gia trên toàn thế giới Hiện nay nước ta đã trở thànhthành viên của hầu hết các tổ chức kinh tế, định chế tài chính toàn cầu như:WTO; WB; IMF…; chúng ta đã công nhận; tham gia; ký kết hàng loạt các côngước, hiệp định quốc tế; nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, vì vậycạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và tầm vi
mô ở mỗi doanh nghiệp Trong lĩnh vực xây dựng dự báo trong thời gian tớicạnh tranh trong đấu thầu sẽ quyết liệt hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phảiđối mặt với nhiều thách thức to lớn để đảm bảo không bị thua ngay trên sânnhà; đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới và trongnước vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính từ năm
2008 Thị trường bất động sản, thị trường xây dựng trong nước đóng băng,hàng loạt doanh nghiệp xây dựng phá sản Sự thâu tóm, mua bán, sát nhập diễn
ra mạnh mẽ với ưu thế thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài Điều đó đặt rayêu cầu, nhiệm vụ năng nề cho công tác quản lý cạnh tranh, đấu thấu của cơquan nhà nước cũng như sự điều chỉnh, năng động, sáng tạo nắm bắt thời cơ,vượt qua thách thức của từng doanh nghiệp
II Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam
1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu
Có thể nói, các văn bản pháp lý là nền tảng, là cơ sở cho việc quản lý cáchoạt động kinh tế của một quốc gia Chỉ khi xây dựng được một hệ thống văn
Trang 36bản pháp lý điều chỉnh thực sự hợp lý, chặt chẽ và hoàn thiện thì công tác quản
lý kinh tế mới đạt được hiệu quả cao
Đối với hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, với đặc điểm là chỉ các cuộcmua sắm sử dụng tiền Nhà nước mới phải tuân thủ các quy định vềđấu thầu, bên mua, tức Chính phủ phải đưa ra những quy định pháp lý phùhợp, chặt chẽ nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch trongcạnh tranh giữa các nhà thầu Bởi chỉ có như thế, hoạt động đấu thầu mới thực
sự hoàn thành được nhiệm vụ của mình là tiết kiệm cho ngân sách quốc gia,tránh tình trạng tiêu cực, rút ruột Ngân sách Nhà nước
Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu của Việt Namhiện nay đã và đang được gấp rút hoàn thiện với sự ra đời lần đầu tiên của Luậtđất thầu, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực đấu thầu,hợp nhất những quy định về đầu thầu trước đó Đây là một bước tiến bộ củapháp luật về đấu thầu của Việt Nam vì đã giải quyết được tình trạng những quyđịnh chồng chéo và mâu thuẫn nhau của các văn bản dưới luật ban hành trướcđây
Tuy nhiên, vì mới là lần đầu tiên ban hành nên Luật đấu thầu năm 2005vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và chưa có được sự nhất trí cao độ của các nhàlàm luật cũng như của các doanh nghiệp nói chung
Luật Đấu thầu được ra đời trong một bối cảnh khá đặc biệt Hàng loạtcác vụ tiêu cực lớn nhỏ được phanh phui trong thời gian gần đây, từ các dự ánxây dựng dân dụng, vụ án tiêu cực của ngành dầu khí, vụ án tiêu cực của Công
ty Điện lực TP.HCM… tất cả, dự ớt hay nhiều đều liên quan đến đấu thầu.Chính trong bối cảnh đó mà chúng ta thấy các ý kiến thảo luận tại Quốc hộiđều tập trung vào chống tiêu cực trong đấu thầu Trong khi quá nghiêng về
“chống”, các ý kiến dường như có phần coi nhẹ mặt “xây” của luật Một dự luậtquá thiên về mặt này và coi nhẹ mặt kia thì không tránh khỏi những tác độngbất lợi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp