Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 33 - 35)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam

1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu

Có thể nói, các văn bản pháp lý là nền tảng, là cơ sở cho việc quản lý các hoạt động kinh tế của một quốc gia. Chỉ khi xây dựng được một hệ thống văn

bản pháp lý điều chỉnh thực sự hợp lý, chặt chẽ và hoàn thiện thì công tác quản lý kinh tế mới đạt được hiệu quả cao.

Đối với hoạt động đấu thầu ở Việt Nam, với đặc điểm là chỉ các cuộc mua sắm sử dụng tiền Nhà nước mới phải tuân thủ các quy định về đấu thầu, bên mua, tức Chính phủ phải đưa ra những quy định pháp lý phù hợp, chặt chẽ nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và minh bạch trong cạnh tranh giữa các nhà thầu. Bởi chỉ có như thế, hoạt động đấu thầu mới thực sự hoàn thành được nhiệm vụ của mình là tiết kiệm cho ngân sách quốc gia, tránh tình trạng tiêu cực, rút ruột Ngân sách Nhà nước.

Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu của Việt Nam hiện nay đã và đang được gấp rút hoàn thiện với sự ra đời lần đầu tiên của Luật đất thầu, văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực đấu thầu, hợp nhất những quy định về đầu thầu trước đó. Đây là một bước tiến bộ của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam vì đã giải quyết được tình trạng những quy định chồng chéo và mâu thuẫn nhau của các văn bản dưới luật ban hành trước đây.

Tuy nhiên, vì mới là lần đầu tiên ban hành nên Luật đấu thầu năm 2005 vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và chưa có được sự nhất trí cao độ của các nhà làm luật cũng như của các doanh nghiệp nói chung.

Luật Đấu thầu được ra đời trong một bối cảnh khá đặc biệt. Hàng loạt các vụ tiêu cực lớn nhỏ được phanh phui trong thời gian gần đây, từ các dự án xây dựng dân dụng, vụ án tiêu cực của ngành dầu khí, vụ án tiêu cực của Công ty Điện lực TP.HCM… tất cả, dự ớt hay nhiều đều liên quan đến đấu thầu. Chính trong bối cảnh đó mà chúng ta thấy các ý kiến thảo luận tại Quốc hội đều tập trung vào chống tiêu cực trong đấu thầu. Trong khi quá nghiêng về “chống”, các ý kiến dường như có phần coi nhẹ mặt “xây” của luật. Một dự luật quá thiên về mặt này và coi nhẹ mặt kia thì không tránh khỏi những tác động bất lợi, đặc biệt là cho các doanh nghiệp.

Cụ thể là trong nội dung của Luật đấu thầu vẫn còn tồn tại những sơ hở, những quy định chưa thực sự chặt chẽ, cần được cải thiện trong thời gian tới để hợp hơn với hoàn cảnh thực tế và đạt được mục đích ngăn ngõa những sai phạm nhưng phải không quá khắt khe, có thể làm hại tới những doanh nghiệp làm ăn chân chính và thúc đẩy hoạt động đấu thầu phát triển đúng hướng.

Sau đây là một số giải pháp hoàn thiện nội dung của các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 33 - 35)