Một số góp ý khác vào Luật Đấu thầu và Nghị định 111 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 38 - 40)

II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam

c) Một số góp ý khác vào Luật Đấu thầu và Nghị định 111 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu

dẫn thi hành Luật Đấu thầu

- Khoản 1 Điều 1 Phạm vi điều chỉnh của Luật

Chỉ nên điều chỉnh đối với dự án sử dụng vốn nhà nước từ 50% trở lên. Vì nếu vốn nhà nước chỉ 30% như luật định, khi có một chủ thể có vốn 50% thì “họ” có quyền không áp dụng điều này, mà theo quyết định của Hội đồng quản trị.

- Về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu - Tại Điểm b Khoản 1 có quy định nhà thầu tham gia đấu thầu phải “khụng cựng phụ thuộc vào một cơ quan

quản lý” là quá rộng rãi vỡ các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều được các Bộ quản lý (dù 3 năm nữa có cổ phần hóa thì vẫn còn doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50% vẫn chiếm đa số, thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước). Vì vậy việc giải thích hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định về đấu thầu cần được làm rõ. Đặc biệt cần làm rõ nội dung chống khép kín trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.

- Việc quy định tại Khoản a Điều 11 “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không được tham gia đấu thầu các bước tiếp theo trừ trường hợp đối với gói thầu EPC”.

Nhà làm luật nên sửa đổi quy định này vì:

+ Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập thiết kế sơ bộ (từ cũ), thiết kế cơ sở (Luật Xây dựng) chính là tác giả của dự án và mâu thuẫn với Luật Xây dựng tại điều 55, 102 xác định tác giả của phương án kiến trúc được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước tiếp theo, rất hiểu dự án nên họ đấu thầu làm các bước tiếp theo thì rất tốt đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và giá thành.

+ Nhà thầu làm thiết kế kỹ thuật hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu làm thiết kế thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu... do mất nhiều thời gian, công sức xác định giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị nên họ hiểu rất cặn kẽ về thiết kế kỹ thuật do vậy họ có điều kiện cạnh tranh rất tốt về chất lượng và giá thành của gói thầu. Chỉ nên cấm đấu thầu tư vấn giám sát (trừ gói thầu EPC) đối với những đơn vị tư vấn trực tiếp thiết kế công trình xây dựng này.

- Tại Điều 51 Nghị định 111 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu có nêu lên thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu thuộc về người quyết định đấu tư. Tuy nhiên, không nên giao việc xử lý vi phạm cho những cơ quan mà chính họ quản lý và chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu vì làm như thế là vi phạm

nguyên tắc khách quan. Nhà nước nên xem xét giao thẩm quyền xử lý vi phạm cho một cơ quan chuyên trách khác phù hợp và khách quan hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w