thường được tổ chức tại nước ngoài
Mặc dù quy định đấu thầu Việt Nam có quy định áp dụng đấu thầu đối với các doanh nghiệp liên doanh, hợp đồng – hợp tác – kinh doanh hoặc chính quyền có sự tham gia của các tổ chức kinh tế nhà nước nhưng việc áp dụng còn có chừng mực. Nguyên nhân là do tỷ lệ góp vốn quyết định. Các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân hầu như chưa nắm rõ quy đinh về đấu thầu. Các đơn vị này khi xây dựng hầu hết là tổ chức đấu thầu tại nước ngoài, sau đó đơn vị thắng thầu sẽ thuê các công ty Việt Nam xây dựng.
Các công trình có vốn ODA không hoàn lại cũng diễn ra tương tự, đại đa số được tổ chức tại nước ngoài, đặc biệt là các công trình có vốn của các tổ chức chính phủ các nước cho Việt Nam vay (Nhật bản; pháp…). Do tổ chức tại nước ngoài nên cơ hội tham gia cạnh tranh của các nhà thầu trong nước bị hạn chế, không có dịp để cọ sát, khi nhận thầu lại các công ty Việt Nam đã chịu nhiều thiệt thòi, nhiều ràng buộc khắt khe.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỀ CẠNH TRANH ĐẤU THẦU TRONG LĨNH
VỰC XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
I. Dự báo tình hình về canh tranh, đấu thấu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam trong thời gian Nam trong thời gian
Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Quá trình này đang có những tác động sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của các quốc gia trên toàn thế giới. Hiện nay nước ta đã trở thành thành viên của hầu hết các tổ chức kinh tế, định chế tài chính toàn cầu như: WTO; WB; IMF…; chúng ta đã công nhận; tham gia; ký kết hàng loạt các công ước, hiệp định quốc tế; nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, vì vậy cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế và tầm vi mô ở mỗi doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng dự báo trong thời gian tới cạnh tranh trong đấu thầu sẽ quyết liệt hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn để đảm bảo không bị thua ngay trên sân nhà; đặc biệt trong tình hình hiện nay khi mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008. Thị trường bất động sản, thị trường xây dựng trong nước đóng băng, hàng loạt doanh nghiệp xây dựng phá sản. Sự thâu tóm, mua bán, sát nhập diễn ra mạnh mẽ với ưu thế thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ năng nề cho công tác quản lý cạnh tranh, đấu thấu của cơ quan nhà nước cũng như sự điều chỉnh, năng động, sáng tạo nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức của từng doanh nghiệp.