II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng ở Việt Nam
b) Các vấn đề cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu
- Về quy định lựa chọn nhà thầu.
+ Luật Xây dựng tại điểm b mục 1, Điều 96 quy định “chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý”
+ Luật Đấu thầu: Tại mục 4 Điều 38 quy định chọn nhà thầu “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”.
Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” và “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng” là cần thiết đặc biệt phải có tiờu chí cụ thể đánh giá thế nào là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Các tiêu chí này quy định trong Nghị định 16 chưa rõ, thiếu cụ thể, vì vậy cần có sự thống nhất về từ dùng trong quy định của 2 Luật và thống nhất các tiêu chí đánh giá, một số ý kiến còn cho rằng cần tớnh thờm điểm kỹ thuật vào giá chọn thầu này.
- Cần thống nhất giữa hai Luật về tên gọi và nội dung các công tác chuẩn bị đầu tư.
Về năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình tại Nghị định 16 có phân loại:
+ Nhà thầu tư vấn: 2 loại
+ Nhà thầu xây lắp: 2 loại (cấp I, đặc biệt cấp II trở xuống)
Nên chăng cần phải khôi phục lại việc cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng (Tham khảo Luật Xây dựng Trung Quốc quy định có 4 cấp năng lực của tổ chức khảo sát thiết kế, 3 cấp cho nhà thầu xây lắp và mọi tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được cấp giấy phép hoạt động khi có giấy
chứng nhận năng lực, tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được hoạt động theo cấp công trình được cấp chứng nhận).
Thời gian qua theo Luật Doanh nghiệp đã quá “tự do” cho việc cấp giấy phép kinh doanh, hơn nữa Luật Đấu thầu lại không hạn chế năng lực hành nghề theo cấp công trình mà để cho các chủ đầu tư xem xét là không hợp lý và không chính xác. Nhất là trong xây dựng hoạt động làm nên những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, môi trường, đời sống của con người. Vì vậy hoạt động xây dựng phải là hoạt động kinh doanh “có điều kiện”. Đó là năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và phải được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép kinh doanh.
- Quy định về lựa chọn nhà thầu: Cần thống nhất các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Vì vậy đề nghị Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu khi xác định “phải độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” bao gồm cả nội dung Mục 2 Điều 100 Luật Xây dựng.
- Thưởng phạt trong hợp đồng
Luật Xây dựng tại Điều 110 có quy định về thưởng, phạt trong hợp đồng, đề nghị bổ sung vào Luật Đấu thầu hoặc Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu có một điều quy định về điều này.