Hiện tượng bỏ giá thầu thấp dẫn đến chất lượng công trình kém

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 28 - 29)

Trong cuộc chạy đua trên thương trường, giá thầu là một trong những nhân tố quyết định đến việc được hay mất của mỗi nhà thầu. Thời gian qua có quá nhiều gói thầu trúng với giá thấp hơn nhiều so với giá được duyệt, thậm chí có gói thầu trúng với giá chỉ bằng 28 – 30% giá dự toán của chủ đầu tư. Một số ngời lấy thế làm mừng vì Nhà nước tiết kiệm được nhiều tiền để sử dụng vào việc khác. Theo Bộ KH - ĐT, nhờ áp dụng đấu thầu Năm 2000 dự án đèo Hải Vân tiết kiệm được 70 triệu USD. Cục giám định Bộ Giao thông vận tải cho biết, thông qua đấu thầu ngành giao thông đó tiết kiệm khoảng 240 tỷ chi phí.

Một điều hiển nhiên là, trong xây dựng cơ bản, không thể có công trình nào được thi công với giá 20, 30 thậm chí 50 – 70% giá dự toán. Rõ ràng, nếu dự trúng thầu với giá thấp như trên thì chỉ có thể là dự toán tính sai, hoặc nếu không, nhà thầu sẽ phá sản ngay từ công trình hạ giá này.

Tình hình trên đây tuy gặp không ít nhưng chưa phải là phổ biến. Tình trạng phổ biến xảy ra trong đấu thầu thời gian qua là các nhà thầu thi nhau hạ giá, bỏ giá thấp để cốt sao thắng thầu, giành được công trình. Một điều hiển nhiên là, trong xây dựng cơ bản, không thể có công trình nào được thi công với giá 20, 30 thậm chí 50 – 70% giá dự toán. Rõ ràng, nếu dự trúng thầu với giá thấp như trên thì chỉ có thể là dự toán sai, hoặc nếu không, nhà thầu sẽ phá sản ngay từ công trình hạ giá này.

Bỏ thầu và trúng thầu giá thấp, thậm chí rất thấp so với giá dự toán được duyệt, nhưng nhà thầu vẫn có thể thực hiện được gói thầu mà không bị lỗ, không gian dối thủ đoạn để giảm bớt khối lượng, vẫn đảm đúng chất lượng công trình, đảm bảo tiến độ thi công, thì nguyên nhân đích thị nằm ở khâu tư vấn. Trong đầu tư XDCB, tư vấn thiết kế đóng vai trò quan trọng. Quy trình đầy đủ và những mắt xích tham gia quá trình đầu tư một dự án bao gồm nhiều khâu. Chức năng của tư vấn đầu tư xây dựng là thay mặt chủ đầu tư để thực hiện các bước, từ tư vấn đầu tư ( lập luận chứng tiền khả thi, khả thi, thu xếp tài chính…), đến tư vấn xây dung ( lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình, chuẩn bị HSMT, xét thầu, quản lý giám sát xây dựng, vận hành thử nghiệm, nghiệm thu, bàn giao) các dự án mà chủ đầu tư yêu cầu. Cũng có trường hợp tư vấn cho được giao một số khâu trong đó, nhưng tổ chức tư vấn xây dựng nào cũng đều có trách nhiệm lập luận chứng, lập hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán công trình. Cả NĐ 85/CP và NĐ 68 – quy chế quản lý đầu tư xây dựng - đều không quy định trách nhiệm cụ thể, không có chế tài đối với tư vấn. Không ai xử phạt tư vấn khi sai sót, mà chỉ có những điều kiện quy định chung chung như một nghĩa vụ, hoặc khuyến cáo phải theo đúng luật.

Có hàng loạt công trình được bốc giá lên, điển hình như dù ¸n đường Quy Nhơn - Sông Cầu, tư vấn vẽ ra đến trên 400 tỷ đồng, thực tế chỉ làm hết 60%; đê chắn sóng cho cảng Dung Quất tư vấn vẽ ra 80 triệu USD, công ty Lũng Lô và LICOGI chỉ bỏ thầu 45 triệu USD; cảng Cái Lân giá trúng thầu chỉ bằng 55% giá dự kiến của chủ đầu tư (tức là giá dự toán do tư vấn và ban quản lý xác định) thấp hơn gần 55 triệu USD đây là thành tích của nhà thầu hay tư vấn ? Hay đơn thuần chỉ là một sự tính toán sai?

Một phần của tài liệu Quản lý về cạnh tranh đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng ở việt nam áp dụng tại công ty cổ phần xây dựng việt nam (Trang 28 - 29)