1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng

92 825 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 440 KB

Nội dung

1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tàiSự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần đây đánh dấu một bước phát triển, một sự trưởng thành của nền kinh tế. Trong đó, thật không công bằng nếu không kể đến sự đóng góp của hoạt động xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 104.28 tỷ USD; tăng 23% so với năm 2006, tăng gần 50% so với năm 2005. Qua đó, dễ dàng nhận thấy tổng giá trị thanh toán quốc tế là rất lớn. Hơn nữa, Việt Nam vừa gia nhập tổ chức WTO, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động ngoại thương nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Vì thế, Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc trưng riêng do các bên tham gia ở các quốc gia khác nhau, tạo ra sự khác biệt về địa lý, về ngôn ngữ, về đồng tiền, về tập quán, về hệ thống luật pháp,…Vì thế, những rủi ro hay tranh chấp xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế là điều khó có thể loại bỏ. Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, ICC đã thảo ra Bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, hiện nay ấn bản mới nhất là ấn bản số 600, năm 2007 có hiệu lực từ ngày 01072007, gọi tắt là UCP 600.Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam đã xảy ra không ít các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ. Nguyên nhân của nó là các nhà xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại của Việt Nam vẫn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.Thực trạng đó đặt ra cho các ngân hàng và các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam một vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào vận dụng tốt UCP 600 trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, đặc biệt là trong việc hạn chế các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện.Để góp phần đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.2.Mục đích của đề tài: Đi sâu vào phân tích nội dung, nguyên nhân của các tranh chấp xảy ra trong thực tiễn thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Việt Nam trong thời gian qua. Đưa ra các giải pháp ngăn ngừa cũng như giải quyết có hiệu quả cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại Việt Nam để hạn chế tranh chấp bằng cách vận dụng UCP 600. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam.4. Phương pháp nghiên cứu: Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, thống kê các dữ liệu thu thập được từ thực tiễn.5. Những vấn đề mới của khoá luận: Hệ thống hoá những tranh chấp thường xảy ra trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nâng cao tính hiệu quả của việc vận dụng UCP 600 trong việc hạn chế và giải quyết các tranh chấp.6. Nội dung, bố cục của khoá luận:Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:Chương 1: Tổng quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và UCP 600Chương 2: Vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp thường xảy raChương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong những năm gần đâyđánh dấu một bước phát triển, một sự trưởng thành của nền kinh tế Trong đó,thật không công bằng nếu không kể đến sự đóng góp của hoạt động xuất nhậpkhẩu Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 đạt 104.28 tỷUSD; tăng 23% so với năm 2006, tăng gần 50% so với năm 2005 Qua đó, dễdàng nhận thấy tổng giá trị thanh toán quốc tế là rất lớn

Hơn nữa, Việt Nam vừa gia nhập tổ chức WTO, hội nhập với nền kinh

tế thế giới Cùng với các hoạt động khác, hoạt động ngoại thương nói riêng vàhoạt động kinh tế đối ngoại nói chung ngày càng chiếm vị trí quan trọng Vìthế, Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế là mắt xíchkhông thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc trưng riêng docác bên tham gia ở các quốc gia khác nhau, tạo ra sự khác biệt về địa lý, vềngôn ngữ, về đồng tiền, về tập quán, về hệ thống luật pháp,…Vì thế, nhữngrủi ro hay tranh chấp xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế là điều khó cóthể loại bỏ

Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức thanh toán tíndụng chứng từ là một trong phương thức thanh toán được sử dụng phổ biếnnhất Để điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, ICC đã thảo raBản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, hiện nay ấn bảnmới nhất là ấn bản số 600, năm 2007 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, gọi tắt

là UCP 600

Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của Việt Nam đã xảy rakhông ít các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan tới phương thức tín dụng

Trang 2

chứng từ Nguyên nhân của nó là các nhà xuất nhập khẩu và các ngân hàngthương mại của Việt Nam vẫn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.

Thực trạng đó đặt ra cho các ngân hàng và các nhà xuất nhập khẩu củaViệt Nam một vấn đề cần giải quyết: Làm thế nào vận dụng tốt UCP 600trong hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng, đặc biệt là trong việc hạn chếcác tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện

Để góp phần đáp ứng yêu cầu đó, đề tài “Vận dụng UCP 600 để hạn

chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng” được tác giả

lựa chọn nghiên cứu

2 Mục đích của đề tài:

- Đi sâu vào phân tích nội dung, nguyên nhân của các tranh chấp xảy ra trong

thực tiễn thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ViệtNam trong thời gian qua

- Đưa ra các giải pháp ngăn ngừa cũng như giải quyết có hiệu quả cho cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các ngân hàng thương mại ViệtNam để hạn chế tranh chấp bằng cách vận dụng UCP 600

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Những tranh chấp trong hoạt động thanh toán tíndụng chứng từ tại Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tạiViệt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, thống kê các

dữ liệu thu thập được từ thực tiễn

5 Những vấn đề mới của khoá luận:

- Hệ thống hoá những tranh chấp thường xảy ra trong phương thức thanh toántín dụng chứng từ

Trang 3

- Nâng cao tính hiệu quả của việc vận dụng UCP 600 trong việc hạn chế vàgiải quyết các tranh chấp.

6 Nội dung, bố cục của khoá luận:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, khoáluận gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quát về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và UCP 600

Chương 2: Vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp thường xảy ra

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN

DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600

1.1 Khái quát về các phương thức thanh toán quốc tế

1.1.1 Khái niệm và phân loại phương thức thanh toán quốc tế

a Khái niệm

Trong hoạt động ngoại thương, thông thường việc thanh toán giữangười thụ hưởng và người trả tiền không diễn ra trực tiếp mà thông qua hệthống ngân hàng

- Người trả tiền uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục trảtiền cho người thụ hưởng ở nước ngoài thông qua một ngân hàng đại lý

- Còn người thụ hưởng uỷ thác cho ngân hàng phục vụ nình thu hộ tiền

ở người mắc nợ ở nước ngoài thông qua một ngân hàng đại lý

Để việc thanh toán diễn ra chính xác, bên uỷ thác và ngân hàng nhận uỷthác phải thoả thuận những nội dung, điều kiện và cách thức tiến hành chuyểntiền hoặc trả tiền thích hợp Toàn bộ nội dung, điều kiện và cách thức để ngânhàng tiến hành chuyển tiền và trả tiền giữa người cư trú với người không cưtrú gọi là phương thức thanh toán quốc tế

Như vậy, phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương là toàn bộquá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn ngườibán thì giao hàng và nhận tiền theo hợp đồng ngoại thương thông qua hệthống ngân hàng phục vụ

b Phân loại

Thanh toán quốc tế phục vụ chủ yếu cho hai lĩnh vực hoạt động là kinh

tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động nàythường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơn nữa, do hoạt

Trang 5

động thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương vàphục vụ chủ yếu cho hợp đồng ngoại thương, chính vì vậy, trong các quy chế

về thanh toán, và thực tế tại các ngân hàng thương mại, người ta thường phân

hoạt động thanh toán quốc tế thành hai lĩnh vực rõ ràng là: Thanh toán trong

ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)

Thanh toán trong ngoại thương phát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá

và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế Thông thường, trong cácnghiệp vụ thanh toán trong ngoại thương phải có chứng từ hàng hoá, dịch vụkèm theo Các bên mua bán bị ràng buộc với nhau bởi hợp đồng thương mạihoặc bằng hình thức cam kết khác (thư, điện,…) Mỗi hợp đồng chỉ ra mộtmối liên hệ nhất định, nội dung của hợp đồng phải quy định rõ cách thứcthanh toán dịch vụ thương mại phát sinh

Thanh toán phi ngoại thương là quan hệ thanh toán phát sinh khôngliên quan tới hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính thươngmại Đó là chi phí của cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chiphí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khác nhà nước, các tổ chức và củatừng cá nhân

1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu

Trong buôn bán quốc tế người ta có thể lựa chọn nhiều phương thứcthanh toán khác nhau để thu tiền và trả tiền, nhưng xét cho cùng thì việc lựachọn phương thức nào cũng xuất phát từ mong muốn của người bán là thutiền nhanh, đầy đủ, còn người mua thì muốn nhập hàng đúng chất lượng, sốlượng và đúng hạn Việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phảiđược hai bên xuất khẩu và nhập khẩu bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồngngoại thương Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay bao gồm:

- Phương thức ứng trước (Advanced payment)

- Phương thức ghi sổ (Open account)

Trang 6

- Phương thức chuyển tiền (remittance)

- Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

- Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit)

Mức độ rủi ro trong từng phương thức phụ thuộc vào độ lệch thời giantính từ thời điểm người mua trả tiền so với thời điểm người mua nhận đượchàng; hoặc từ thời điểm người bán giao hàng cho đến thời điểm người bánnhận được tiền

Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam, phươngthức thanh toán được các chủ thể lựa chọn là phương thức chuyển tiền, nhờthu, và tín dụng chứng từ Tác giả xin giới thiệu 4 phương thức trên; cònphương thức tín dụng chứng từ tác giả xin trình bày ở phần 1.2

a Phương thức ứng trước

Ứng trước là phương thức thanh toán trong đó người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa

là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán chuyển giao cho người mua.

Thời điểm trả tiền trước có thể là ngay khi ký kết hợp đồng hay trả tiềncùng với đơn đặt hàng hoặc sau một thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng cóhiệu lực hoặc trả trước khi giao hàng một thời gian nhất định Tóm lại việc trảtiền trước luôn xảy ra trước khi hàng hoá được chuyển giao

Mục đích của việc thanh toán trước trong ngoại thương là:

- Hoặc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu

- Hoặc nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của nhà nhập khẩu.Trong phương thức thanh toán ứng trước, rủi ro đối với nhà nhập khẩu

là rất lớn bởi sau khi nhà xuất khẩu nhận tiền có thể chủ tâm không giao hàng,giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng như thoả thuận, hoặc thậm chí

bị phá sản Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu một bảo lãnh

Trang 7

thực hiện hợp đồng từ ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu Tuy vậy, không phải

là nhà xuất khẩu được loại trừ rủi ro bởi sau khi đặt hàng nhà nhập khẩu cóthể không thực hiện chuyển tiền trước, trong khi đó hàng hoá đã được nhàxuất khẩu thu mua, nên nhà xuất khẩu có thể phải chịu chi phí quản lý, chi phílưu kho…

Do đó, phương thức thanh toán ứng trước chỉ được sử dụng trongtrường hợp nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu thật sự tin cậy lẫn nhau, đã cóquan hệ làm ăn lâu dài uy tín

Vì vậy cũng giống như phương thức thanh toán ứng trước, phương thứcghi sổ chỉ được sử dụng khi hai bên mua bán thực sự tin tưởng lẫn nhau

Tuy nhiên, hiện nay, có khoảng 60% kim ngạch buôn bán giữa nướcAnh và các nước EU sử dụng phương thức thanh toán ghi sổ; bởi vì giữa cácnước này có sự tương đồng về văn hoá, tập quán kinh doanh, luật lệ, cáckhách hàng có mối quan hệ kinh doanh truyền thống, thường xuyên, lâu dài

và tin tưởng lẫn nhau

c Phương thức chuyển tiền

Trang 8

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất một thời gian nhất định

Trang 9

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền

Chú thích:

(1) Giao dịch thương mại

(2) Viết đơn yêu cầu chuyển tiền

(3) Chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng

(4) Ngân hàng chuyển tiền cho người hưởng lợi

Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó người

chuyển tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau Ngân

hàng khi thực hiện thanh toán chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo uỷ

nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối

với người chuyển tiền và người thụ hưởng

Như vậy, rõ ràng là trong thanh toán chuyển tiền, việc có trả tiền hay

không phụ thuộc vào thiện chí của người mua Người mua sau khi nhận hàng

có thể không tiến hành chuyển tiền, hoặc cố tình dây dưa, kéo dài thời hạn

chuyển tiền nhằm chiếm dụng vốn của người bán, làm cho quyền lợi người

Ngân h ng chuyàng chuy ển

(2)

(3)

(1)

(4)

Trang 10

bán không được đảm bảo Chính vì nhược điểm này mà trong ngoại thương,phương thức chuyển tiền thường chỉ được sử dụng trong trường hợp bên muabán có uy tín và tin cậy lẫn nhau.

Đặc điểm nổi bật của phương thức nhờ thu là việc thanh toán phụ thuộcvào khả năng tài chính và thiện chí của người mua Thời gian và hiệu quảthanh toán phụ thuộc chủ yếu vào nhà nhập khẩu Ngân hàng tham gia thanhtoán nhờ thu chỉ với tư cách là trung gian thu phí dịch vụ Chính vì vậy,phương thức thanh toán này thực sự có hiệu quả trong trường hợp có sự tintưởng cao giữa các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu Tuy nhiên vẫn có kháchhàng tìm tới phương thức thanh toán này vì chi phí dịch vụ thấp

Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu cần cân nhắc mức độ rủi rocũng như những khả năng gây rủi ro cho chính mình Có thể đánh giá mộtcách tổng quát là rủi ro được chuyển từ ngân hàng sang các nhà kinh doanhxuất nhập khẩu khi sử dụng nhờ thu Rủi ro xảy ra với ngân hàng ít hơn nhiều

so với một số phương thức khác Thông thường, đó là việc vi phạm chỉ thịthanh toán hoặc làm thất lạc chứng từ, hoặc không thẩm định khách hàng mộtcách chính xác…

Nhờ thu là một phương thức thanh toán hiệu quả, những thỏa thuận vàđiều khoản chi tiết liên quan đến nhờ thu đã được đồng ý cả người mua vàngười bán Những thỏa thuận thống nhất đó là cơ sở để người bán làm nhờthu thông qua ngân hàng phục vụ mình Theo phương thức thanh toán nhờ thu

Trang 11

thì mọi chỉ thị của người bán và sự đồng ý của ngân hàng thông thường đượcthực hiện theo luật định và thông lệ quốc tế.

Căn cứ vào tính chất kèm chứng từ của hối phiếu, nhờ thu được chialàm hai loại: nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, trong đó, nhờ thukèm chứng từ là chủ yếu Mức độ rủi ro đối với các ngân hàng thương mạitrong thanh toán nhờ thu kèm chứng từ lớn hơn nhiều so với nhờ thu phiếutrơn

1.1.3 Nhân tố tác động đến thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế chịu tác động của rất nhiều yếu tố, tuynhiên tác giả xin đưa ra những nhân tố tác động chủ yếu:

Thứ nhất, sự tác động của toàn cầu hoá Một quốc gia càng hội nhập

kinh tế quốc tế thì càng tạo môi trường để mở rộng hoạt động thương mại vàthanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế sẽ có cơ hội để phát triển vàhoàn thiện Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt tiêu cực của quátrình toàn cầu hoá đặt ra không ít thách thức đối với các nước đang phát triểnnhư Việt Nam Những nước đang phát triển thường có vị thế kém hơn cácnước phát triển vì thế họ phải chấp nhận những điều kiện thương mại thiệtthòi làm cho hoạt động thanh toán mất đi chức năng của nó, dễ tạo nên nhữngrủi ro

Thứ hai, thể chế chính trị của mỗi quốc gia cũng ảnh hưởng tới hoạt

động thanh toán quốc tế Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi chocác chủ thể tham gia thương mại và thanh toán quốc tế Ngược lại, nếu có vấn

đề về mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, chiến tranh sẽ ảnh hưởng bất lợi đến khảnăng thương mại hay việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán, hạn chế sự phát triểncủa thanh toán quốc tế

Thứ ba, chính sách phát triển kinh tế như chính sách tiền tệ, chính sách

ngoại hối có tác động quan trọng tới hoạt động thanh toán quốc tế Khi mộtquốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, xuất nhập khẩu sẽ

Trang 12

trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán quốc tế của các bên liên quan Ví

dụ, khi quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Mỹ trở nên căng thẳng về vấn đề hạtnhân, Bắc Triều Tiên đã cấm sử dụng đồng USD trong các giao dịch ngoạithương

Thứ tư, hệ thống pháp luật quốc gia cũng tạo ra những thuận lợi và

cũng không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán quốc tế Các hệ thống phápluật này đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động thương mại quốc tế và qiaodịch L/C Tính chất pháp lý của luật quốc gia vượt lên trên Thông lệ và tậpquán quốc tế, vì vậy cần xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với Thông lệ

và tập quán quốc tế để thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển

Thứ năm, nhân tố chủ quan thuộc về các bên tham gia thanh toán quốc

tế, đó là năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức, ý thức của các bên thamgia Hoạt động thanh toán quốc tế ở các quốc gia phát triển thường hoàn thiện

và phát triển hơn do họ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao Sự hạn chế vềnăng lực quản lý của ngân hàng cũng như sự non kém chuyên môn của độingũ cán bộ nghiệp vụ ở các nước đang phát triển như Việt Nam là nhân tố hạnchế chất lượng thanh toán quốc tế

1.2 Vai trò của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

1.2.1 Khái niệm và các bên tham gia

a Khái niệm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong

đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) hành động theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng):

Phải tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người hưởng lợi phát hành khi có xuất trình phù hợp hoặc

Chỉ định cho ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu như thế hoặc

Chỉ định cho ngân hàng khác chiết khấu bộ chứng từ khi có xuất trình

Trang 13

b Các bên tham gia

1 Người yêu cầu mở L/C (Application for L/C):

Người yêu cầu mở L/C là bên mà L/C được phát hành theo yêu cầu của

họ Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là người nhập khẩu, yêucầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý vềviệc NHPH trả tiền cho người thụ hưởng L/C

2 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C):

Người thụ hưởng L/C là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữuhối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C Tùy hoàn cảnh cụ thể mà ngườihưởng thụ có thể có những tên khác nhau như: người bán (seller), nhà xuấtkhẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer), người thắng thầu(contractor) Sau đây, thuật ngữ “Người thụ hưởng” sẽ được dùng chủ yếu.Người thụ hưởng nên kiểm tra nội dung của L/C do người mua mở xem cóphù hợp với hợp đồng hay không và sau khi giao hàng thì xuất trình bộ chứng

từ phù hợp để đòi tiền

3 NHPH (Issuing Bank):

NHPH là ngân hàng thực hiện thông báo L/C theo đơn của người yêucầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người yêu cầu NHPH thường được haibên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng Nếu không có sự thỏa

Trang 14

thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH NHPH còn gọi làngân hàng mở (Opening Bank) Kể từ thời điểm NHPH phát hành L/C là nó

đã cam kết chắc chắn không huỷ ngang về việc thanh toán cho người hưởngkhi xuất trình phù hợp

4 NHTB (Advising bank):

NHTB là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theoyêu cầu của NHPH NHTB thường là ngân hàng đại lý hay một chi nhánh củaNHPH ở nước nhà xuất khẩu

5 NHXN (Confirming bank):

NHXN là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêucầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH Đây là bên thứ ba đứng ra đảm bảo vớingười thụ hưởng L/C về khả năng thanh toán của NHPH Do đó, nếu trongtrường hợp NHPH mất khả năng thanh toán bộ chứng từ đòi tiền phù hợp thìđương nhiên NHXN sẽ phải có trách nhiệm thanh toán

6 NHđCĐ (Norminated bank):

NHđCĐ là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiếtkhấu Đối với L/C có giá trị tự do, thì bất kỳ ngân hàng nào đều có thể trởthành NHđCĐ Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống nhưNHPH khi nhận được bộ chứng từ

7 NHTB thứ hai (Second advising bank):

Giống như NHTB 1, tuy nhiên trong trường hợp người thụ hưởngkhông có quan hệ tài khoản với NHTB1 và NHPH không có quan hệ đại lývới NHTB 2 thì NHTB 2 sẽ nhận thông báo L/C từ NHTB 1 và sau đó sẽthông báo cho người thụ hưởng

8 Ngân hàng người mở (Applicant’s bank):

Ngân hàng người mở là ngân hàng của người mở, tuy nhiên Ngân hàngngười mở không thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, chỉ có thể bảo

Trang 15

lãnh cho người mở được tham gia hoạt động thương mại quốc tế Ngân hàngngười mở chịu trách nhiệm kiểm tra thẩm định hồ sơ mở L/C, còn việc kiểmtra chứng từ và ký hậu chứng từ đương nhiên là việc của NHPH.

9 Ngân hàng hoàn trả (Reimbusing bank):

Ngân hàng hoàn trả là một ngân hàng được NHPH hay NHXN chỉ địnhthay mình trả tiền cho người thụ hưởng

1.2.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C

a.L/C có giá trị tại NHPH (Available with issuing bank)

Sơ đồ 1.2 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C có giá trị tại NHPH

Trang 16

(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu chấp nhận, NHPH lập L/C và thông quangân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báoL/C cho nhà xuất khẩu.

Nh xuàng chuy ất khẩuExporter

(6’) Bộ chứng từ

(4) Thông báo L/

CAdvise L/C

(6’) Bộ chứng từ

Ngân h ng thông àng chuy

báoAdvising bank

(3) Phát h nh àng chuy

L/CIssue L/C

Ngân h ng chuyàng chuy ển chứng từ Remitting

(5) Giao

h ngàng chuyShipment of goods(8) Đòi tiền

Retirement

Ngân h ng phát h nh àng chuy àng chuy

L/CIssuing bank

Nh nhàng chuy ập khẩuImporter

(7) Trả tiền(qua NH)

(6) Xuất trình

Trang 17

(4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK.

(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiếnhành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phùhợp với hợp đồng ngoại thương đã ký

(6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ phù hợp theoyêu cầu của L/C và xuất trình (thông qua NHTB hoặc một ngân hàng khác)cho NHPH để được thanh toán

(7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiếnhành thanh toán, nếu thấy không phù hợp thì phải tiến hành thông báo chongười xuất trình rằng:

- Ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, và

- Chỉ ra từng sai biệt là lý do để ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu,và

- Ngân hàng đang nắm giữ chứng từ để chờ các chỉ thị tiếp theo của ngườixuất trình; hoặc NHPH đang giữ chứng từ cho đến khi nhận được sự bỏ qua

từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được các chỉ thị tiếptheo từ người xuất trình trước khi có sự đồng ý chấp nhận bỏ qua sai biệt ;hoặc ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ; hoặc ngân hàng đang hànhđộng theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình

(8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩusau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán

Ghi chú : Việc thể hiện hai ngân hàng là NHTB và ngân hàng chuyển

giao chứng từ trong sơ đồ trên không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàntoàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ:

- Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là hai nghiệp

vụ độc lập với nhau Nghĩa là ngân hàng thông báo L/C không nhất thiết đồngthời phải là ngân hàng chuyển chứng từ

Trang 18

- Trong thực tế, ngân hàng thông báo L/C thường đồng thời là ngân hàngchuyển chứng từ thanh toán.

L/C có giá trị tại NHPH bao gồm hai trường hợp:

Thứ nhất, là loại L/C trực tiếp (straigt L/C ), quy định người hưởng chỉđược xuất trình chứng từ trực tiếp cho NHPH để được thanh toán NHPHkhông thanh toán cho ai ngoài người hưởng L/C như vậy có điều khoản thanhtoán quy định: “Available with the Issuing Bank by…”

Thứ hai, L/C có chỉ định NHđCĐ (không phải NHXN), nhưng ngânhàng này không thực hiện chức năng được ủy quyền, mà đơn thuần chỉ làngân hàng chuyển chứng từ (Remitting bank) cho NHPH, nghĩa là bộ chứng

từ được thanh toán tại NHPH

L/C có giá trị trực tiếp tại NHPH có hạn chế rất lớn ở chỗ, việc quyếtđịnh bộ chứng từ có phù hợp hay không chỉ được diễn ra tại NHPH, làm hạnchế đáng kể khả năng của nhà XK trong việc tu chỉnh, thay thế, bổ sungchứng từ, khiến cho bộ chứng từ bị từ chối thanh toán là rất cao, làm cho vaitrò là công cụ thanh toán của L/C trở nên không hiệu quả Hơn nữa, nhà XK

sẽ thu được tiền chậm và khó khăn trong việc tìm nguồn tài trợ cho bộ chứng

từ Do có hạn chế, nên trong thực tế loại L/C này ít dùng, thay vào đó, loại L/

C có giá trị NHđCĐ được dùng phổ biến

b L/C có giá trị tại NHđCĐ (Available with nominated bank):

Sơ đồ 1.3 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C có giá trị tại NHđCĐ

Trang 19

(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, nếu chấp nhận, NHPH lập L/C và thông quangân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báoL/C cho nhà xuất khẩu.

Nh xuàng chuy ất khẩuExporter

(6) Xuất trình Presenting(4) Thông báo L/

CAdvise L/C

NHTBAdvising bank

(3) Phát h nh àng chuy

L/CIssue L/C

NHđCĐ Nominated bank

(5) Giao

h ngàng chuyShipment of goods(8) Đòi tiền

Retirement

NHPH L/CIssuing bank

Nh nhàng chuy ập khẩuImporter

(7’) Ho n tràng chuy ảReimbursement

(6’) Nhận tiền

(7) Xuất trình Presenting

Trang 20

(4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK.

(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hànhgiao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợpvới hợp đồng ngoại thương đã ký

(6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu củaL/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán

(7) và (7’) NHđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả

(8) NHPH đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi

đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán

Ghi chú: Việc thể hiển hai ngân hàng là NHTB và NHđCĐ trong sơ đồ trên

không có nghĩa là hai ngân hàng này phải khác nhau, mà nhằm mục đích làmrõ:

- Việc thông báo L/C và việc ủy quyền thanh toán hay chiết khấu L/C là hainghiệp vụ độc lập nhau Nghĩa là NHTB không nhất thiết đồng thời phải làNHđCĐ

- Trong thực tế, NHTB thường đồng thời là NHđCĐ Như vậy, một ngân hàngchỉ đơn thuần thực hiện thông báo L/C thì không trở thành NHđCĐ, một ngânhàng thông báo L/C lại được chỉ định thanh toán hay chiết khấu L/C, thì nóđồng thời là NHTB và NHđCĐ

1.2.3 Vai trò của phương thức thanh toán bằng L/C

Buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các thành viên trong xã hội đã bắt đầurất lâu trong lịch sử loài người Việc trao đổi điễn ra không chỉ giữa các cánhân mà cả giữa các tổ chức kinh tế, các quốc gia với nhau Nó giúp cho đờisống kinh tế xã hội tồn tại và phát triển

Kể từ khi ra đời tiền tệ, hoạt động thanh toán đã trở thành bộ phận riêngnhưng lại gắn bó hữu cơ với hoạt động buôn bán hàng hóa Có thể thấy trênmột hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ, điều khoản thanh toán luôn là

Trang 21

không thể thiếu Thực hiện thanh toán như thế nào liên quan chặt chẽ tớiquyền lợi của các bên trong hợp đồng.

Trong buôn bán dù ở hình thức nào luôn tồn tại một mâu thuẫn: ngườimua muốn nắm được hàng hóa trước khi trả tiền còn người bán lại muốn cótiền rồi mới chuyển giao hàng hóa cho người mua Mở rộng sang buôn bánquốc tế, việc giải quyết mâu thuẫn này càng cần thiết hơn vì khoảng cách vềthông tin, không gian giữa người mua và người bán Để giải quyết, người tathường dùng một biện pháp thỏa hiệp, trả tiền khi giao chứng từ chứng nhậnquyền sở hữu hàng hóa hay quyền kiểm soát hàng hóa và có một bên làmtrung gian thực hiện việc trả tiền và giao chứng từ

Ở đây sự tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng Các ngân hàng với khảnăng tài chính dồi dào, uy tín cao được yêu cầu tham dự với tư cách bên thứ

ba nói trên, cam kết có điều kiện với người bán là sẽ trả tiền khi xuất trìnhchứng từ và những quy định người mua đề ra được tuân thủ Do đảm bảo mộtcách hợp lý quyền lợi chính đáng của 2 bên mua bán, thuận tiện, dễ sử dụngngay cả với những người mới tham gia vào buôn bán quốc tế phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ đã trở thành một tác nhân quan trọng giúp pháttriển buôn bán quốc tế và nền kinh tế từng quốc gia

Thanh toán bằng thư tín dụng được sử dụng rộng rãi bởi cả doanhnghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp đã cónhiều kinh nghiêm trong lĩnh vực này Vì đó là một phương thức thuận tiện,hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của các bên tham gia hoạt động thanh toán hànghóa xuất nhập khẩu

Trong thực tế buôn bán quốc tế hiện nay tại Việt Nam có ba phươngthức thanh toán chủ yếu sau đây thường được sử dụng: chuyển tiền, nhờ thu

và tín dụng chứng từ.Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ vẫnluôn chiếm tỷ trọng lớn nhất về kim ngạch so với các phương thức thanh toánkhác

Trang 22

1.3 UCP 600: Văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng

1.3.1 ICC - cơ quan ban hành các văn bản UCP:

Phòng thương mại quốc tế (còn gọi là phòng thương mại và côngnghiệp quốc tế) là hiệp hội các tổ chức quốc gia của giới kinh doanh ở cácnước trên thế giới nhằm phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại giữa cácnước với nhau, là một tổ chức quốc tế không thuộc Chính phủ được thành lậptại Paris năm 1920 theo sáng kiến của giới thương mại, tài chính, vận tải vàbảo hiểm ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Italia

Theo điều lệ được ban hành của phòng thương mại quốc tế tất cả cácphòng thương mại quốc gia, địa phương, các tổ chức, công ty, xí nghiệp hay

cá nhân đang hoạt động thương mại và ngay cả các tổ chức, hiệp hội khônghoạt động trong lĩnh vực thương mại đều có thể trở thành hội viên của phòngthương mại quốc tế Số hội viên của phòng thương mại quốc tế cho đến nay

đã gồm nhiều vạn và nằm tại trên 100 nước trên thế giới Trụ sở phòngthương mại quốc tế đặt ở: 38, Cours Albert l er 75008 Paris-France

Nhiệm vụ hàng đầu của phòng thương mại quốc tế và các hội viên làxúc tiến các hoạt động thương mại trong tất cả các lĩnh vưc quan trọng : buônbán quốc tế, quyền sở hữu công nghiệp, marketing, môi trường…

Mục đích chính của phòng thương mại quốc tế là tạo ra một trật tự kinh

tế công bằng và tự do trên phạm vi quốc tế nhằm phát triển thương mại quốc

tế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động

Nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động tài chính,thương mại, phòng thương mại đã ban hành rất nhiều bản điều lệ, qui tắc, tập

Trang 23

quán,…liên quan tới các lĩnh vực buôn bán quốc tế, thanh toán quốc tế, vậntải và bảo hiểm quốc tế Có thể kể ra đây một số ví dụ:

- Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collections)

- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh hợp đồng (Uniform Rules for ContractGuarantee)

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customsand Practice for Documentary Credit-UCP )

Các văn bản luật do các ủy ban chuyên môn soạn thảo rồi phòngthương mại quốc tế thông qua Sau một thời gian nhất định các văn bản nàylại được bổ sung bởi các văn bản mới được điều chỉnh cho phù hợp với điềukiện mới

1.3.2 UCP 600

a Sự ra đời và phát triển của UCP:

Lần đầu tiên vào năm 1933, phòng thương mại quốc tế ban hành mộtbản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customsand Practice for Documentary Credit, thường được gọi là UCP) nhằm đáp ứngnhu cầu của giới tài chính, ngân hàng cũng như các nhà xuất nhập khẩu vềmột văn bản quy định đầy đủ, dễ áp dụng và mọi người đều chấp nhận choquá trình mở và xử lý một thư tín dụng Cơ quan soạn thảo UCP của phòngthương mại quốc tế là ủy ban ngân hàng (Banking Commision) tập hợp nhữngnhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khắp thế giới với mụcđích:

- Định nghĩa, đơn giản hóa, hòa hợp các kỹ thuật và tập quán hoạt độngngân hàng ở các vùng khác nhau

- Đưa ra ý kiến của các ngân hàng với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Uỷban về luật mậu dịch quốc tế của liên hợp quốc (The United NationsCommission on International Trade Law- UNCITRAL)

Trang 24

- Đóng vai trò nơi gặp gỡ các ngân hàng khắp thế giới thảo luận các vấn đềcùng quan tâm Ủy ban tập hợp thành viên từ các nước hội viên, nhóm họp 2lần mỗi năm thường tại Paris.

Kể từ lần công bố bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụngchứng từ lần đầu tiên vào năm 1933, phòng thương mại quốc tế đã tiến hànhsửa đổi 7 lần vào các năm: 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và mới đây là 2007

Ấn bản số 600 có hiệu lực từ 01/07/2007 là bản quy tắc sẽ được nghiên cứutrong luận án này

Về nguyên tắc, việc sửa đổi UCP là không tiến hành định kỳ, mà căn

cứ vào nhu cầu thực tế của giao dịch L/C, phù hợp với sự phát triển của cáclĩnh vực liên quan, như: công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, công nghệngân hàng

Đặc trưng của một số các lần sửa đổi như sau:

- Lần sửa đổi năm 1974 (UCP290) nhằm đáp ứng sự phát triển của cuộc cáchmạng trong vận tải đường biển, đặc biệt là cuộc cách mạng container hoá và

sự phát triển của phương thức vận tải đa phương thức UCP 290 đã tạo ranhũng thay đổi về chứng từ và thủ tục xuất trình

- Lần sửa đổi năm 1983 (UCP 400) nhằm đáp ứng những thay đổi của thựctiễn, bao gồm:

+ Công nghệ vận tải, mà chủ yếu là công nghệ vận tải container và vận tải đaphương thức tiếp tục phát triển mạnh

+ Việc buôn bán giũa các nước làm phát sinh thêm một số loại chứng từ mớicần bổ sung

+ Thay đổi công nghệ xử lý dữ liệu, công nghệ truyền dữ liệu điện tử thay thếgiấy tờ…

+ Sự phát triển của các loại L/C mới như L/C trả chậm, L/C dự phòng

- Lần sửa đổi năm 1993(UCP 500) và năm 2007 (UCP 600) nhằm đáp ứng sựthay đổi về chiều sâu trong công nghệ tin học, công nghệ vận tải , đồng thời

Trang 25

nhằm mục đích giảm thiểu các trường hợp bộ chứng từ bị từ chối thanh toán

và các vụ kiện tụng liên quan đến L/C

Bản quy tắc sau là bản sửa đổi của bản trước, tuy vậy không làm mấttính hiệu lực của các bản quy tắc đã ban hành, như thế các bên tham gia giaodịch tín dụng chứng từ có quyền và nên lựa chọn áp dụng một trong các bảnquy tắc ấy Các bản quy tắc ra đời trước đây vẫn còn hiệu lực pháp lý nhưngtrong thực tế đều sử dụng UCP ấn bản số 600 năm 2007 ( gọi tắt là UCP 600)

Trong thực tiễn đã xảy ra một số tranh chấp về việc áp dụng bản quytắc do một trong hai bên không dẫn chiếu việc áp dụng trong hợp đồng muabán hoặc thư tín dụng Cũng như các văn bản luật khác của phòng thương mạiquốc tế, bản quy tắc về thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ không phải

là văn bản có tính pháp lý bắt buộc với các hội viên mà chỉ có tính chất pháp

lý tùy ý nên khi áp dụng các bên tham gia giao dịch phải dẫn chiếu trong thưtín dụng và hợp đồng mua bán

Một khi hai bên đã dẫn chiếu áp dụng một bản quy tắc thì có nghĩa là

đã đương nhiên thừa nhận tất cả điều khoản trong bản quy tắc như một tổngthể thống nhất tạo nên bản quy tắc đó

- Ảnh hưởng ngày càng tăng tới hoạt động thanh toán quốc tế của quá trình tự

do hó buôn bán quốc tế Để tạo thuận lợi cho buôn bán quốc tế là việc soạnthảo các chứng từ mới và phương pháp lập chúng

- Những hiểu lầm và giải thích khái niệm của UCP 500-1993

Trang 26

- Vấn đề lừa đảo.

ICC đã soạn thảo UCP 600 theo hướng sau:

- Đơn giản hóa UCP 500-1993

- Tập hợp các tập quán ngân hàng khắp thế giới để hòa hợp và tiêu chuẩn hóa

- Tăng tính nhất quán và tin cậy của việc sử dụng tín dụng chứng từ

- Giải quyết vấn đề các điều kiện không liên quan tới chứng từ

- Liệt kê chi tiết các yếu tố liên quan tới từng loại chứng từ vận tải

UCP 600 gồm 39 điều khoản chia thành các mục:

A Các điều khoản chung và định nghĩa (5điều )

B Hình thức và thông báo thư tín dụng (từ điều 6 đến điều 11)

C Nghĩa vụ và trách nhiệm (từ điều 12 tới điều 16)

D Chứng từ (từ điều 17 tới điều 28)

E Những quy định khác (từ điều 29 tới điều 37)

F Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (điều 38)

G Nhượng tiền thu được (điều 39)

Các điều khoản của UCP 600 cũng như các bản quy tắc trước đó có hai loại:

+ Loại quy phạm mang tính chất bắt buộc áp dụng Nếu không tuân thủcác điều khoản loại này thì hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng sẽ bị biếnđổi về bản chất và bên vi phạm sẽ không có quyền dùng UCP 600 để bảo vệquyền lợi của mình Ví dụ điển hình của các điều khoản loại này là:

Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng

Điều 7,8: Trách nhiệm của ngân hàng mở và ngân hàng xác nhận

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

+ Loại quy phạm mang tính chất lựa chọn: Người xin mở và ngườihưởng lợi có thể thỏa thuận đưa vào thư tín dụng các quy định cần thiết miễn

là không vi phạm các điều khoản thuộc quy phạm mang tính chất bắt buộccủa UCP 600 Các điều khoản loại này của UCP 600 thường có câu : “Trừ khi

Trang 27

thư tín dụng có quy định gì khác” Ví dụ điển hình của các điều khoản thuộcquy phạm tính chất lựa chọn là các điều khoản ở phần chứng từ:

Điều 20: Vận đơn đường biển

Điều 25: Biên lai bưu điện

Mặc dù qua thời gian buôn bán quốc tế đã thay đổi sâu sắc, tín dụngchứng từ vẫn là một phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi Cùng với

nó bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ vẫn là một yếu

tố đầy sức sống mà chắc chắn sẽ còn tồn tại qua thế kỷ 21 Thực tiễn buônbán quốc tế vẫn tiếp tục đòi hỏi phải dùng phương thức thanh toán bằng thưtín dụng và do đó cần có tập hợp các quy phạm quốc tế thừa nhận để điềuchỉnh việc sử dụng chứng từ

Tuy còn một số hạn chế nhất định do thực tiễn buôn bán và thanh toánquốc tế thay đổi không ngừng UCP 600 vẫn xứng đáng là một công cụ quantrọng của các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp khắp thế giới

1.3.3 Hiệu lực của UCP 600 khi áp dụng tại Việt Nam :

a Tính chất pháp lý tuỳ ý của UCP 600:

Phòng thương mại quốc tế là một tổ chức mang tính chất xã hội chứkhông phải là một tổ chức liên chính phủ Chính vì vậy mà các văn bản vềluật do phòng thương mại ban hành` không mang tính chất pháp lý bắt buộcđối với các hội viên cũng như các bên tham gia hoạt động thương mại đượcđiều chỉnh mà mang tính pháp lý tùy ý Có nghĩa là trong hợp đồng nếu códẫn đến các văn bản pháp lý này thì chúng mới có tác dụng điều chỉnh hành

vi của các bên tham gia Đặc điểm pháp lý này có ý nghĩa quan trọng và rấtthiết thực khi sử dụng các văn bản trên

Do là các quy phạm pháp lý mang tính tùy ý nên cơ quan soạn thảo sẽmiễn trách khi có sai sót tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng Các bêntham gia hoạt động thương mại, tài chính khi áp dụng các văn bản pháp lý

Trang 28

trên cần phải hiểu thấu đáo nội dụng, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ

có liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình

UCP 600 (cũng như các văn bản quy tắc và thực hành thống nhất về tíndụng chứng từ trước đây và sau này) đều mang tính chất pháp lý tùy ý Cácbên tham gia giao dịch có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 điềuchỉnh những hoạt động liên quan tới thư tín dụng

Một khi các bên liên quan thỏa thuận áp dụng UCP 600 bằng cách dẫnchiếu trên thư tín dụng:

Thư tín dụng này tuân thủ UCP 600 (This Credit is subject to UCP Dc

2007 Revision ICC Publication No.600 )

Có nghĩa là đã đồng ý tuân thủ toàn bộ 39 điều khoản quy định củaUCP 600 (trong chừng mực mà các điều khoản đó có thể vận dụng được) vàvăn bản pháp lý này trở thành bắt buộc áp dụng, ràng buộc trách nhiệm vànghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch

Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ gắn bó mậtthiết với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác: mua bán hàng hóa, vận tải, bảohiểm… Do đó, việc phải vận dụng đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù của cácnghiệp vụ này ở hai hay nhiều nước khác nhau khi giải quyết tranh chấp liênquan đến phương thức thanh toán trên là khó tránh khỏi Điều này dễ dẫn đến

sự xung đột giữa các nguồn luật Xuất phát từ tính chất pháp lý của UCP 600,của cơ quan ban hành (phòng thương mại quốc tế Paris) một nguyên tắc sauđây luôn cần được tôn trọng là: các qui định của UCP 600 khi áp dụng vàokinh tế thì phải tôn trọng luật lệ và tập quán quốc gia nơi diễn ra giao dịchchứ không phải ngược lại

Mâu thuẫn trên sẽ được giải quyết khi luật quốc gia và UCP 600 tìmđược một tiếng nói chung Hiện nay tự do hóa, hòa nhập vào buôn bán quốc

tế để cùng phát triển đang là xu thế chung trên toàn thế giới Việt Nam cũngkhông nằm ngoài xu thế ấy Để hòa nhập trong các quan hệ kinh tế quốc tế

Trang 29

luật quốc gia Việt Nam cần đi theo hướng vừa giữ gìn tính độc lập, vừa hòanhập với các luật lệ, tập quán quốc tế Thực tế là hiện nay Việt Nam cũng nhưnhiều nước khác không có luật riêng trực tiếp điều chỉnh hoạt động thanh toánbằng thư tín dụng Các văn bản quy định của ngân hàng nhà nước cũng nhưquy chế nghiệp vụ của các ngân hàng thương mại đều dẫn chiếu đến UCP 600

là nguồn luật điều chỉnh Trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam cóthấy ngoại trừ vấn đề miễn trách cho ngân hàng về tính xác thực, hiệu lựcpháp lý của chứng từ ít xảy ra xung đột về luật giữa UCP 600 và luật quốc giacủa Việt Nam

Một điều cần lưu ý là UCP 600 không bao quát tất cả mọi hoạt độngliên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Điều 4 (tín dụng vàchứng từ) và điều 5 (các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ, hoặc hoạt động) củaUCP 600 cho thấy sự độc lập của thư tín dụng với những quan hệ ngoài thưtín dụng Nguyên tắc này đã giới hạn phạm vi áp dụng của UCP 600 Mọi bênliên quan trong giao dịch chỉ làm việc với chứng từ mà thôi Hơn nữa theođiều 14 (a) UCP 600 căn cứ để các ngân hàng ra quyết định là dựa trên thôngtin trên bề mặt chứng từ mà thôi

Trang 30

Mục đích của các quy định trên xuất phát từ chức năng của các bảnUCP là tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụngchứng từ diễn ra thông suốt Đối với các bên tham gia giao dịch, nhất là ngườixin mở thư tín dụng, những quy định này gây không ít thắc mắc, phản ứng.Trong những phần tiếp theo của luận án điều này sẽ được phân tích rõ hơn.

Trong thực tiễn có nhiều tranh chấp liên quan tới phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ nhưng nếu tranh chấp xảy ra ngoài phạm vi điều chỉnhcủa UCP 600 thì cần sử dụng tới các luật quốc gia, quốc tế phù hợp khác

c Giải quyết về mặt tố tụng các tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Việt Nam.

Nếu xảy ra tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụngchứng từ trong đó một trong các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân ViệtNam mà không thể tự dàn xếp được với nhau thì có thể đem ra giải quyếttrong các tổ chức sau đây

Tại Việt Nam đó là trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thươngmai và công nghiệp Việt Nam Đây là một tổ chức được thành lập trên cơ sởhợp nhất hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải theoquyết định số 204-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 28/04/1995 (quyết định204-TT) Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ

có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc

tế, bao gồm cả tín dụng và thanh toán quốc tế Sau khi nhận được đơn kiện,trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ cử ra một ủy ban phụ trách giải quyết

vụ kiện Căn cứ để giải quyết xuất phát từ quan hệ hợp đồng, luật áp dụngtrong vụ tranh chấp, các điều ước quốc tế liên quan và có tính đến các tậpquán và thông lệ quốc tế

Một thư tín dụng đã dẫn chiếu UCP 600 làm nguồn luật điều chỉnh thìkhi xét xử tranh chấp liên quan đương nhiên ủy ban của trung tâm trọng tàiquốc tế Việt Nam sẽ căn cứ vào các điều khoản qui định của UCP 600 Tuy

Trang 31

nhiên nếu các tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của UCP 600thì ủy ban sẽ dùng tới các nguồn luật thích hợp khác.

Trên phạm vi quốc tế có hai tổ chức có thể đảm nhận công việc giảiquyết các tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Thứ nhất đó là trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại quốc tếParis Về chức năng, nhiệm vụ, quy tắc tố tụng tổ chức này cũng tương tự nhưtrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhưng có qui mô lớn hơn Những vụkiện lớn và không thỏa thuận được đưa ra giải quyết tại đây Thứ hai đó làtrung tâm trọng tài quốc tế về thư tín dụng (International Center for Letter ofCredit Arbitration - ICLOCA) tại Newyork Tổ chức này cũng có qui tắc tốtụng tương tự như trên song chuyên sâu vào lĩnh vực thư tín dụng

Các tổ chức trọng tài trên sẽ giải quyết các tranh chấp trong trường hợptrước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đương sự thỏa thuận hoặc nếu cómột điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ việc ra trước cơ quantrọng tài Nói chung trong quan hệ kinh tế quốc tế người ta thường ưa chuộngcác tổ chức trọng tài hơn là tòa án dân sự vì thủ tục đơn giản, quá trình xét sửđảm bảo kín đáo, chi phí hợp lý

Với quy định trong 8 điều lệ của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Namquyết định của ủy ban trọng tài là mang tính chung thẩm, không thể khángcáo trước bất cứ tòa án hay tổ chức nào khác

Trang 33

CHƯƠNG 2:

VẬN DỤNG UCP 600 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

THƯỜNG XẢY RA

2.1 Tranh chấp do chứng từ lập không phù hợp với L/C:

2.1.1 Tranh chấp liên quan tới chứng từ vận tải

a Vận đơn đường biển:

Trong các phương thức vận tải, vận tải đường biển luôn chiếm tỷ trọngcao nhất về khối lượng hàng hóa được chuyên chở do đặc thù phương tiện tàubiển có tải trọng lớn so với các phương tiện khác như ô tô, tàu hỏa… Mặtkhác, buôn bán ngoại thương diễn ra giữa các bên cách xa nhau về địa lý, vậntải đường biển sẽ tốn cước phí ít hơn cho cùng 1 quãng đường vận chuyển

Vì những lý do trên mà vận đơn đường biển là loại chứng từ vận tảiđược yêu cầu thường xuyên nhất trong bộ chứng từ đòi tiền của L/C

Do tầm quan trọng của bản thân chứng từ nên trong L/C quy định rất cụ thể

về vận đơn đường biển

Loại vận đơn đường biển thường được yêu cầu trong L/C là vận đơnđường biển sạch, đã giao hàng (xếp hàng) lên tàu, được lập theo lệnh củaNHPH có ghi “cước phí đã trả / trả sau” (tùy theo điều kiện giao hàng) vàthông báo cho người phải trả tiền (ngừời xin mở L/C)

Theo UCP 600 (Điều 20.ai) một vận đơn đường biển phải chỉ rõ têncủa người chuyên chở và được ký bởi :

- Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh của người chuyên chở

- Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của thuyền trưởng

Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lýphải đích thực của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý

Trang 34

Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải chỉ rõ thay mặt cho hoặc đạidiện cho người chuyên chở hoặc đã thay mặt cho hoặc đại diện cho thuyềntrưởng.

Theo Đ20.a.ii-UCP 600: Một vận đơn đường biển phải được chỉ rõhàng hóa đã bốc lên 1 con tàu đích danh tải cảng giao hàng quy định trong TDbằng:

- Từ in sẵn

- Ghi chú hàng đã bốc lên tàu có ghi ngày mà hàng hóa đã bốc xong lên tàu

Vấn đề quy định xem hàng hóa đã được giao lên 1 con tàu đích danhhay chưa cũng làm phát sinh nhiều tranh chấp liên quan tới vận tải đường biển

Trường hợp 1:

Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600

Thư TD yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển đa xếp hàng lên tàu Ngườihưởng lợi đưa ra 1 bộ vận đơn có ghi “Vận đơn vận tải hỗn hợp hoặc từ cảngtới cảng” với 1 số thông tin như sau:

Tàu dự định: HUNG VUONG 6S

Cảng dỡ hàng dự kiến: HAI PHONG PORT

Cảng xếp hàng dự kiến: Pusan

Nơi đến cuối cùng: HAI PHONG PORT

Nếu chỉ căn cứ vào nội dung trên đây rõ ràng vận đơn này chưa đápứng yêu cầu của L/C Tuy nhiên trên bề mặt vận đơn có 1 ghi chú thể hiệnhàng hóa đã được bốc lên 1 con tàu đích danh: Hàng đã giao MIV HUNGVUONG tại Pusan ngày 11/12/2007

Kết luận: Vận đơn đường biển được trình phù hợp với thư TD đã mở

Thuật ngữ “Loading on board” theo ngôn ngữ UCP được hiểu là xếphàng lên tàu thủy Tuy nhiên, nhiều khi ngân hàng hay những người hoạtđộng buôn bán quốc tế có thể thói quen vẫn sử dụng điều khoản “Loading on

Trang 35

board” cho các phương thức vận tải khác Cần phải hiểu là “on board” ở đây

Đồng thời, với việc vận chuyển trong container thực chất là việc giaohàng diễn ra tại thời điểm đóng container chứ không phải trên boong tàu Tuynhiên đối với vận chuyển bằng container, vận đơn ghi chuyển tải vẫn đượcchấp nhận ngay cả khi TD quy định cấm chuyển tải (Đ20.c.ii)

Trường hợp 2:

Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600

Người nhập khẩu: Công ty Haneco, Việt Nam

Người xuất khẩu: Công ty Chemice AG Weg, Đức

Chứng từ yêu cầu: Vận đơn đường biển sạch, on board, giao hàng tại cảngChâu Âu tới Hải Phòng

Chuyển tải: Không được phép

Vận đơn trong bộ chứng từ được xuất trình cho thấy nơi nhận hàng đểgửi là Antwerp CFS là một điểm nằm sẵn trong lục địa nên đây là một vậnđơn vận tải đa phương thức, nhận hàng để chở Hàng hóa được vận chuyểnbằng đường bộ từ Antwerp tới Rotterdam, sau đó bằng đường biển tới cảngHải Phòng, Việt Nam Như vậy có sự chuyển tải nên vận đơn xuất trình làkhông phù hợp với yêu cầu của thư TD Tuy nhiên, trên vận đơn có một ghichú nguyên văn như sau :

Giao hàng lên tàu Cape Sable V.S.016

Rotterdam 20/07/2007

Trang 36

Trường hợp này nằm trong phạm vi điều chỉnh của UCP 600(Đ20.a.iii) Vận đơn được xuất trình nêu trên là một vận đơn nhận hàng đểchở được chuyển thành vận đơn đường biển với ghi chú này.

Việc coi đoạn đường chuyên chở Antwerp - Rotterdam làm cho hànhtrình trở thành có chuyển tải là không đúng Bởi lẽ điểm quyết định là hànghóa được giao lên tàu tại Rotterdam, một cảng Châu Âu theo đúng quy địnhcủa L/C Chuyển tải không xảy ra do Rotterdam là nơi hàng trình chuyên chởthực sự bắt đầu

Kết luận: Chứng từ vận tải đã xuất trình là 1 vận đơn đường biển, không có

chuyển tải

Lưu ý rằng: Ngay cả khi sử dụng 1 vận đơn đã ghi sẵn rằng hàng hóađược giao lên tàu Cape Sable (vận đơn dàng riêng cho tàu này) thì việc ghichú rõ ràng, đầy đủ tên cảng xếp hàng, ngày giao hàng là điều kiện không thểthiếu để được coi là phù hợp với yêu cầu của L/C Điều này có nghĩa là khi L/

C yêu cầu 1 vận đơn đường biển thì chứng từ vận tải xuất trình có thể mangmột cái tên nào đó, nhưng nội dung phải thể hiện đó là vận đơn đường biển,cho thấy việc vận chuyển hàng từ cảng tới cảng

Vì vậy, để tránh tranh chấp phát sinh, các doanh nghiệp xuất khẩu ViệtNam cũng nên rút ra kinh nghiệm cho mình: Người gửi hàng phải thông báocho người mua về tuyến đường gửi hàng và loại chứng từ vận tải mà ngườivận chuyển sẽ phát hành để người mua mở L/C cho phù hợp Nếu L/C quyđịnh 1 chứng từ vận tải không phù hợp, người gửi hàng phải yêu cầu sửa đổiL/C hay nói cách khác là đơn mở L/C cũng cần có sự thỏa thuận trước đểtránh xảy ra sau sót khi xuất trình chứng từ

b.Vận đơn hàng không:

Mặc dù, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có cước phí caonhất tuy nhiên vận chuyển đường hàng không là hình thức nhanh nhất, kịpthời nhất Vì thế vận chuyển hàng không ngày càng phát triển

Trang 37

Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không phải là một chứng

từ sở hữu hàng hóa nên việc giao nhận luôn được chuyển cho người nhậnhàng đích danh mà không cần xuất chứng từ vận tải Vì không phải là chứng

từ sở hữu hàng hoá nên vận đơn hàng không không thể chuyển nhượng bằngthủ tục ký hậu thông thường, và không thể sử dụng vận đơn hàng không đểnhận hàng tại sân bay đến Hàng hoá sẽ được giao cho người nhận hàng khingười này chứng minh được rằng mình là người nhận hàng hợp pháp theo chỉthị của chủ hàng như ghi trên vận đơn hàng không Tuy nhiên, khi sử dụngvận đơn hàng không các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ýmột số vấn đề sau:

Thứ nhất, thông thường đối với vận đơn đường biển thì ghi chú “đãbốc” là cần thiết để được chấp nhận thanh toán, còn đối với vận đơn hàngkhông thì chỉ cần ghi “đã nhận hàng để chở” là đủ Điều này là do đặc điểmtrong vận tải hàng không nên không thể yêu cầu trên vận đơn hàng khôngphải thể hiện là “on board” được Do đó, nếu L/C quy định xuất trình vận đơnhàng không “on board” thì các nhà xuất khẩu nên yêu cầu sửa đổi L/C chophù hợp rồi sau đó hãy gửi hàng, để tránh những tranh chấp không cần thiếtphát sinh

Thứ hai, vì trong vận tải hàng không đòi hỏi phải mất một thời gian đểlàm thủ tục đưa lên máy bay, nên “ngày nhận hàng để chở” có thể là ngàyhàng hoá thực sự được gửi đi nhưng cũng có thể là một ngày khác sau đó Do

đó, nếu không có thể hiện nào khác trên vận đơn, thì ngày phát hành vận đơnvừa là ngày nhận hàng để chở vừa là ngày giao hàng Tuy vậy, nhưng nếu L/Cyêu cầu ngày gửi hàng thực tế phải được thể hiện trên vận đơn thì người xuấtkhẩu phải chú ý yêu cầu người chuyên chở ghi chú thêm vào vận đơn ngàygửi hàng thực tế như vậy

c Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?

Trang 38

Đ27 UCP 600 quy định một chứng từ vận tải hoàn hảo là một chứng từvận tải không có điều khoản hoặc ghi chú tuyên bố một cách rõ ràng về tìnhtrạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa

Người nhập khẩu rất chú ý đến điều này vì liên quan tới vấn đề đảmbảo chất lượng và số lượng hàng hóa Trong thực tế, chứng từ vận tải khônghoàn hảo là một trong những lý do từ chối tranh chấp phổ biến nhất Bởi việcxác định thế nào là một ghi chú rõ ràng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi

Hãy xem xét trường hợp nghiên cứu sau về tranh chấp liên quan tớichứng từ vận tải không hoàn hảo

Trường hợp 3:

Phương thức thanh toán: L/C dẫn chiếu UCP 600

Ngân hàng phát hành: Vietcombank

Người xin mở: ISM, Vietnam

Người thụ hưởng: Schmidts Co.Singapore

Chứng từ vận tải yêu cầu: Vận đơn đường biển hoàn hảo

Khi bộ chứng từ được xuất trình, trên vận đơn đường biển có ghi: “Bao

bì bằng giấy, người chuyên chở được bảo lưu mọi quyền và bồi thường trongtrường hợp có tổn thất và hư hỏng cho hàng hóa vì tính chất của bao bì”

Bộ chứng từ đã bị từ chối thanh toán vì Vietcombank cho rằng điềukhoản đóng gói trong bao giấy là yếu tố làm cho vận đơn trở nên không hoànhảo

Người thụ hưởng và ngân hàng đòi tiền khiếu nại với lý do: Điều khoảnđóng gói không chỉ rõ tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì nên theođiều 27-UCP 600 không phải là cơ sở từ chối thanh toán bộ chứng từ

Vietcombank trả lời: trong trường hợp tai nạn trên biển trong hành trìnhngười mua là ISM, Việt Nam không thể đòi tiền bảo hiểm cho điều khoản bảolưu của người chuyên chở về tình trạng đóng gói hàng hóa Vụ việc này kéo

Trang 39

dài hơn 1 năm, gây thiệt hại cho các bên liên quan Vấn đề gây tranh cãi ở đây

là ghi chú trên có làm cho vận đơn trở nên không sạch?

Tuy nhiên, nếu vận dụng điều 27-UCP 600 thì những điều khoản saukhông làm một chứng từ vận tải trở nên không hoàn hảo:

- Không chỉ rõ hàng hóa hoặc bao bì là không đạt yêu cầu, ví dụ: hòm hoặcthùng đựng hàng dùng lại, bao bì có thể không đáp ứng cho việc chuyên chở

=> Không tạo thành sai biệt cho chứng từ

- Nêu rõ miễn trách của người chuyên chở với rủi ro phát sinh từ bản chất củahàng hóa hoặc bao bì

- Cho thấy người chuyên chở không biết gì về tên hàng, trọng lượng kíchthước, chất lượng hoặc các chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hóa được chuyên chở

Như vậy vận đơn đường biển trên không chỉ ra một cách rõ ràng rằngbao bì có khuyết tật

Kết luận: Vận đơn đường biển mà Schmidts Co, Singapore xuất trình là vận

đơn hoàn hảo phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng

Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi bắt gặp một chứng từ vận tải khônghoàn hảo vì người gửi hàng thường dàn xếp với người chuyên chở để có đượcmột vận đơn hoàn hảo ngay cả trường hợp hàng hóa hay bao bì có khuyết tật

Tuy vậy điều này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của UCP 600 mà đượcđiều chỉnh bởi những luật lệ khác Khoá luận sẽ không nghiên cứu vấn đềnày

2.1.2 Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại:

Hóa đơn thương mại là một chứng từ rất quan trọng trong bộ chứng từđòi tiền mà người hưởng lợi phải xuất trình cho ngân hàng, là cơ sở xác định

số tiền của L/C

Theo Đ18-UCP 600 hóa đơn thương mại xuất trình theo L/C không bắtbuộc có chữ ký của người phát hành và thể hiện là được phát hành bởi ngừơithụ hưởng và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C quy định khác

Trang 40

Trên thực tế thanh toán TD chứng từ ở Việt Nam, các tranh chấp liên quanđến hóa đơn thương mại thường liên quan đến 2 vấn đề:

- Trị giá hóa đơn

- Mô tả hàng hóa trong hóa đơn

Thứ nhất, về vấn đề giá trị của hóa đơn Số tiền của thư TD có thể là100% giá trị hóa đơn hoặc nhỏ hơn

Nếu số tiền đòi lớn hơn số tiền thư tín dụng thì theo Đ18.b-UCP 600quy định: Các ngân hàng có quyền từ chối thanh toán Nhưng nếu một ngânhàng chấp nhận thanh toán thì quyết định đó sẽ ràng buộc các bên liên quan,miễn là ngân hàng đó đã không thanh toán hoặc chiết khấu số tiền vượt quá sốtiền cho phép của thư TD

Trong những trường hợp như vậy, việc giao chứng từ có thể khôngđược thực hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa đượctrả

Thông thường những khoản tiền vượt quá đó được chuyển sang nhờthu Người hưởng lợi phải làm 2 bộ chứng từ: 1 bộ với số tiền đúng bằng sốtiền thư TD yêu cầu để đòi tiền ngân hàng, 1 bộ chứng từ với số tiền bằng sốtiền vượt quá trị giá của hóa đơn cùng 1 thư ủy thác nhờ thu ngân hàng thu hộtiền người mua

Tuy nhiên, nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán mà người mualại không có thiện chí thanh toán thì việc trị giá hóa đơn vượt quá số tiền củaL/C sẽ trở thành vấn đề gây ra những tranh chấp giữa các bên tham gia tíndụng chứng từ

Thứ hai, về vấn đề mô tả hàng hoá, Đ18-UCP 600 quy định rõ: Việc

mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thưTD

Điều này để xác nhận rằng hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuậntrong hợp đồng

Ngày đăng: 07/11/2015, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Thống kê năm 2008 Khác
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến – Cẩm nang thanh toán quốc tế bắng L/C, NXB Thống kê năm 2007 Khác
3. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến - Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối , NXB Thống kê năm 2004 Khác
4. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến - Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng , NXB Thống kê năm 2005 Khác
5. GS.NGUT Đinh Xuân Trình – Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội năm 2006 Khác
6. PGS.TS Nguyễn Thị Quy - Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, NXB Lý luận chính trị năm 2006 Khác
7. PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết – Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu, án lệ trọng tài và kinh nghiệm, NXB Chính trị quốc gia năm 2002 Khác
8. ThS Nguyễn Thị Hồng Hải - Thực trạng áp dụng UCP 500 trong thanh toán tín dụng chứng từ và những đề xuất cho bản sửa đổi tiếp theo.Chuyên đề nghiên cứu năm 2005 Khác
9. ThS Nguyễn Thị Hồng Hải - Hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ năm 2008 Khác
10. TS Nguyễn Hữu Đức- Bài học kinh nghiệm từ một thương vụ, Tạp chí Ngân hàng số 6 năm 2003 Khác
11. ThS Đặng Thị Nhàn - Một số vấn đề pháp lý liên quan đến Giao dịch tín dụng chứng từ tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số Chuyên đề Khác
12. ThS Nguyễn Hữu Đức – UCP 600 trước giờ G, Tạp chí Ngân hàng số 20 năm 2006 Khác
13. ThS Hoàng Xuân Quế - Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 12 năm 2006 Khác
14. ThS Nguyễn Hữu Đức - Vấn đề ngân hàng phát hành chuyển giao chứng từ cho khách hàng mở L/C kiểm tra, Tạp chí ngân hàng số 7 năm 2002 Khác
15. Nguyễn Cao Khôi – Thanh toán quốc tế thực hiện theo phán quyết của toà hay thông lệ quốc tế, Tạp chí ngân hàng số 5 năm 2008 Khác
16. Tài liệu hội thảo cơ chế quản lý ngoại hối phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Viện NCKH Ngân hàng năm 2003 Khác
18. Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam , NXB Chính trị quốc gia năm 1998 Khác
19. Luật các tổ chức tín dụng , NXB Chính trị quốc gia năm 1998Phần Tiếng Anh Khác
19. Unifrom Customs and Pratice for Documentary Credits No.600 and No.500, ICC Khác
20. Internationnal Standard banking practice 681- 2007 ICC Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w