Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại:

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 39 - 43)

c. Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?

2.1.2. Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại:

Hóa đơn thương mại là một chứng từ rất quan trọng trong bộ chứng từ đòi tiền mà người hưởng lợi phải xuất trình cho ngân hàng, là cơ sở xác định số tiền của L/C .

Theo Đ18-UCP 600 hóa đơn thương mại xuất trình theo L/C không bắt buộc có chữ ký của người phát hành và thể hiện là được phát hành bởi ngừơi thụ hưởng và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C quy định khác.

Trên thực tế thanh toán TD chứng từ ở Việt Nam, các tranh chấp liên quan đến hóa đơn thương mại thường liên quan đến 2 vấn đề:

- Trị giá hóa đơn

- Mô tả hàng hóa trong hóa đơn

Thứ nhất, về vấn đề giá trị của hóa đơn. Số tiền của thư TD có thể là 100% giá trị hóa đơn hoặc nhỏ hơn.

Nếu số tiền đòi lớn hơn số tiền thư tín dụng thì theo Đ18.b-UCP 600 quy định: Các ngân hàng có quyền từ chối thanh toán. Nhưng nếu một ngân hàng chấp nhận thanh toán thì quyết định đó sẽ ràng buộc các bên liên quan, miễn là ngân hàng đó đã không thanh toán hoặc chiết khấu số tiền vượt quá số tiền cho phép của thư TD.

Trong những trường hợp như vậy, việc giao chứng từ có thể không được thực hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa được trả.

Thông thường những khoản tiền vượt quá đó được chuyển sang nhờ thu. Người hưởng lợi phải làm 2 bộ chứng từ: 1 bộ với số tiền đúng bằng số tiền thư TD yêu cầu để đòi tiền ngân hàng, 1 bộ chứng từ với số tiền bằng số tiền vượt quá trị giá của hóa đơn cùng 1 thư ủy thác nhờ thu ngân hàng thu hộ tiền người mua.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán mà người mua lại không có thiện chí thanh toán thì việc trị giá hóa đơn vượt quá số tiền của L/C sẽ trở thành vấn đề gây ra những tranh chấp giữa các bên tham gia tín dụng chứng từ.

Thứ hai, về vấn đề mô tả hàng hoá, Đ18-UCP 600 quy định rõ: Việc mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong thư TD.

Điều này để xác nhận rằng hàng hóa đã được gửi đi đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Chỉ cần một sự khác biệt nhỏ giữa mô tả hàng hóa trên hóa đơn và mô tả hàng hóa trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanh toán.

Hãy xem tranh chấp trong trường hợp sau:

Trường hợp 4:

Phương thức thanh toán: L/C dẫn chiếu UCP600 Ngân hàng phát hành: Bank of China Tianjwa Người nhập khẩu: Chemicals, China

Người xuất khẩu: Hachimex HaiPhong

L/C có ghi: mô tả hàng hóa theo như hóa đơn tạm thời số 2506

Khi bộ chứng từ được xuất trình, hóa đơn thương mại chỉ bao gồm chi tiết mô tả hàng hóa, không có sự dẫn chứng nào đến hóa đơn tạm thời trên. Bank of China đã từ chối thanh toán do mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại không phù hợp với yêu cầu của L/C, vi phạm Đ18-UCP 600.

Hachimex đã phản đối việc từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại của họ hoàn toàn phù hợp với hóa đơn tạm thời số 2506.

Tuy nhiên, theo điều 4-UCP600, L/C là một hợp đồng hoàn toàn độc lập. Theo đó, trong trường hợp này, ngân hàng chỉ dừng lại ở việc kiểm tra xem mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại xuất trình có đúng với yêu cầu của L/C không? Vì vậy nếu mô tả hàng hóa trong L/C có dẫn chiếu đến hóa đơn tạm thời thì hóa đơn thương mại xuất trình cũng phải dẫn chiếu đến hóa đơn tạm thời một cách tương tự .

Ngân hàng không phải kiểm tra nội dung của hóa đơn tạm thời vì hóa đơn đó không được đính kèm thành 1 bộ phận của L/C mà chỉ đơn thuần được dẫn chiếu đến trong L/C thôi.

Kết luận: Việc từ chối thanh toán củaBank of China là phù hợp với UCP 600.

Trường hợp 5:

Ngân hàng phát hành: Vietcombank HaLong Người xin mở: Intemex, HaLong

Người thụ hưởng: Longjin, Trung Quốc Ngân hàng đòi tiền: Bank of China Mặt hàng: Hóa chất

Mô tả hàng hóa : Mã hàng 160-4609 và 270-3210 Trị giá thư tín dụng: 3000USD CIF, Cái Lân

Khi bộ chứng từ được gửi đến Vietcombank hóa đơn thương mại có ghi ba mã như sau :

160-4609 đơn giá 41,00USD/kg 270-3210 đơn giá 32,50USD/kg 511-74 :miễn phí

Điều kiện giao hàng, CIF Cái Lân không được ghi trên hóa đơn thương mại.

Intemex Hạ Long từ chối vì lý do mô tả hàng hóa không đúng theo quy định của L/C. Người hưởng lợi, Longjin Trung Quốc và ngân hàng đòi tiền, trả lời không chấp nhận lý do từ chối thanh toán của Intemex Hạ Long. Quan điểm của họ như sau:

- Về mặt hàng thứ 3 được ghi trên hóa đơn thương mại không có trong thư TD thì Đ18 UCP-600 không cấm. Hơn nữa trị gía hóa đơn không thay đổi . - Về sai sót thứ 2, điều kiện giao hàng không phải là một phần mô tả hàng hóa mà thuộc về các điều khoản không liên quan đến chứng từ nên theo điều 18- UCP 600 đây không phải là sai biệt .

Vietcombank Hạ Long dứt khoát tuyên bố chứng từ có sai sót. Theo họ, điều kiện giao hàng CIF Cái Lân là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong thư TD. Nếu không làm sao các bên liên quan có thể xác định điều kiện giao hàng và thanh toán so với quy định của thư TD.

Vận dụng điều 14h-UCP600: Nếu TD có điều kiện mà không quy định chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện đó thì ngân hàng sẽ coi điều kiện đó là không có và không xem xét đến nó.

Tuy nhiên các bên liên quan tới giao dịch thư TD cũng cần cân nhắc sự liên hệ hoặc sự thống nhất giữa các chứng từ được xuất trình theo yêu cầu.

Do vậy điều khoản như “Điều kiện giao hàng CIF Cái Lân” mặc dù không có một chứng từ nào chứng minh vẫn phải được nêu ra và thỏa mãn trong các chứng từ xuất trình.

Trong trường hợp này, thư TD đặt CIF Cái Lân thể hiện ở tổng số tiền nên điều kiện này được coi như một quy định riêng, giống như quy định về cảng giao hàng chứ không phải tư cách là một phần của mô tả hàng hóa. Chỉ khi điều kiện giao hàng được thể hiện trong mục mô tả hàng hóa, khi ấy mới tạo nên một phần của mô tả hàng hóa.

Kết luận:

- Mô tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại đúng như quy định của điều 18- UCP 600

- Không dẫn chiếu điều kiện CIF Cái Lân trên hoá đơn thương mại không làm cho bộ chứng từ đòi tiền trở thành sai sót, việc từ chối thanh toán là không đúng tinh thần UCP 600.

Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế, một lưu ý cho các nhà xuất khẩu khi lập bộ chứng từ đòi tiền thì nên mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại nói riêng và các chứng từ khác nói chung đúng từng câu, từng chữ như yêu cầu của L/C. Việc này đơn giản và dễ thực hiện với nhà xuất khẩu nhưng hiệu quả khá cao trong việc tránh những tranh chấp về hóa đơn thương mại.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w