- Đàm phán kỹ hợp đồng trước khi mở L/C
4. Kiện ra tòa án
3.3. Một số kiến nghị với ICC về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều khoản cho lần sửa đổi sau
Một là , quy định yêu cầu người thụ hưởng L/C khi nhận được thông
báo sửa đổi tín dụng cần phải thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi L/C trong thời hạn hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua có sự chuẩn bị tốt trong việc nhận hàng, lưu kho… tránh những thiệt hại cho các bên liên quan bởi UCP là phương tiện giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra trôi chảy và thuận tiện.
Hai là, vấn đề chuyển giao bộ chứng từ cho người xin mở L/C để
người này kiểm tra. Có ý kiến cho rằng việc chuyển giao bộ chứng từ cho người xin mở L/C là không đúng với tinh thần của UCP 600. Tuy nhiên, nếu ngân hàng phát hành chuyển bộ chứng từ cho người mua (tất nhiên, NHPH chỉ nên trao cho người mua bộ chứng từ copy, tránh những rủi ro từ phía người mua) để người mua kiểm tra sau đó ngân hàng đưa ra quyết định của riêng mình về việc tiếp nhận hay từ chối thì có trái với tinh thần của UCP 600 không? Chúng ta thấy rằng việc chuyển cho người mua kiểm tra giúp để tránh rủi ro về giả mạo do có thêm người kiểm tra cùng với ngân hàng, người bán cũng không thiệt hại gì vì thanh toán vẫn thụ thuộc vào chứng từ. Ngân hàng phát hành cũng tránh khỏi rủi ro do người mua không hoàn trả (nhưng cần lưu rằng rủi ro này chỉ giảm đi, không hoàn toàn mất đi, ý kiến của người mua chỉ là tham khảo). Một khi người mua có ý kiến về bộ chứng từ đã cùng kiểm tra thì các ý kiến này nhất định bằng văn bản, tránh tranh chấp sau này giữa người mua và ngân hàng phát hành. Tóm lại, bản UCP ban hành lần sau nên cho ngân hàng phát hành tiếp cận người mua để kiểm tra bộ chứng từ, chứ không chỉ trong trường hợp có sai biệt như quy định hiện nay của điều 16 - UCP 600.
KẾT LUẬN
Hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng như những tranh chấp gắn liền với phương thức này rất đa dạng, phức tạp và luôn biến đổi không ngừng cùng sự phát triển của kinh tế thế giới. Hơn nữa, hoạt động mở và thanh toán một thư tín dụng còn liên quan đến rất nhiều hoạt động của nghiệp vụ chuyên môn khác như vận tải, bảo hiểm, luật,… Chính vì vậy, việc vận dụng UCP 600 để giải quyết các tranh chấp liên quan cũng phải đặt trong bối cảnh phát triển không ngừng của thực tiễn kinh doanh, mối quan hệ với các nghiệp vụ khác.
Trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam các tranh chấp liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân sau:
- Do sự thiếu hiểu biết về UCP 600 và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế của những người làm công tác thanh toán trong doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Do hạn chế của bản thân UCP 600. Vẫn còn những điều khoản bất cập, chưa rõ ràng, chưa theo kịp những phát sinh mới trong thực tiễn hay nói cách khác là độ trễ của luật.
Cần nhận thức rõ rằng UCP chỉ là văn bản pháp lý tuỳ ý không phải là tấm chắn hoàn hảo đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ, đặc biệt trong các trường hợp gian lận. Vì vậy, trong quá trình thực hiện giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ cần phối hợp vận dụng UCP 600 và các biện pháp phù hợp khác.
Việc vận dụng UCP 600 một cách đúng đắn, hợp lý, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn khi giải quyết các tranh chấp giúp các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình, vừa nâng cao uy tín quốc gia trong lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tóm lại, hiện tại và trong tương lai UCP vẫn sẽ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động thanh toán quốc tế.