Tranh chấp do không thống nhất giữa các chứng từ.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 45 - 49)

c. Tranh chấp xung quanh vấn đề thế nào là chứng từ vận tải hoàn hảo?

2.1.4. Tranh chấp do không thống nhất giữa các chứng từ.

Theo Đ14d-UCP 600: Dữ liệu trong chứng từ đòi tiền không nhất thiết phải giống hệt khi so sánh với tín dụng nhưng không được mâu thuẫn nhau, và không được mâu thuẫn với bất cứ chứng từ khác.

Tuy nhiên, việc xác định thế nào là mâu thuẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi?

Trường hợp 7:

Phương thức thanh toán: L/C dẫn chiếu UCP 600 Ngân hàng mở: Hongbank, Hồng Kông

Ngân hàng thông báo: Vietcombank, Hà Nội Người xin mở: Jet Tide Trading Co

Người hưởng lợi: Packe Xim, Việt Nam

Mặt hàng: 600 chiếc áo dài nữ , 100% lụa - kiểu LD 4060 Đơn giá: 6,3USD/chiếc. Trị giá hóa đơn: 3780USD

Khi bộ chứng từ được xuất trình, Jet Tide Trading Co đã từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hóa trong hoá đơn và giấy chứng nhận đóng gói không đồng nhất với nhau.

Giấy chứng nhận đóng gói chỉ ghi trọng lượng, số lượng hàng hóa, mã hàng LD4060 và số hóa đơn tương mại tương ứng mà không có mô tả hàng hóa.

Tuy nhiên, Vietcombank Hà Nội đã trả lời rằng: Theo điều 14d-UCP 600, miễn là nội dung của giấy chứng nhận đó không mâu thuẫn với các chứng từ khác và với các quy định của thư TD thì chứng từ này là phù hợp.

Hơn nữa, khi không có những yêu cầu chi tiết trong thư TD thì giấy chứng nhận đóng gói được chấp nhận như xuất trình với điều kiện nội dung không mâu thuẫn với các chứng từ khác.

Jet Tide Trading Co từ chối thanh toán vì mô tả hàng hóa trong các chứng từ khác không giống từng chữ với mô tả hàng hóa trong thư TD hoặc trên hóa đơn TM là trái với tinh thần UCP 600.

Kết luận: Bộ chứng từ đòi tiền của Packexim là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thư TD.

Trong thực tiễn thanh toán hàng xuất nhập khẩu, nhiều trường hợp chỉ căn cứ vào lỗi chính tả trên một hay nhiều chứng từ mà người xin mở thư TD đã từ chối thanh toán. Nguyên nhân thật sự ẩn sau đó luôn là sự thiệt hại mang tính thị trường.

Vì vậy, đối với nhà xuất khẩu, giải pháp an toàn nhất là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức đó khi tạo lập chứng từ theo yêu cầu của L/C.

ICC cũng khuyến cáo các bên liên quan không nên đưa quá nhiều điều khoản phức tạp, mô tả quá chi tiết vào thư TD. Vì chức năng cơ bản của thư TD là tạo điều kiện cho buôn bán quốc tế phát triển chứ không phải là nhằm từ chối trả tiền. Sau đây tác giả xin tổng kết những tranh chấp liên quan đến chứng từ:

Bảng 2.1. Tranh chấp thường xảy ra liên quan tới chứng từ Chứng từ Tranh chấp thường xảy ra Quan điểm và hướng giải

quyết

1. Vận đơn đường biển

- L/C yêu cầu vận đơn phải có dấu on board, tuy nhiên vận đơn đã in sẵn từ on board.

- L/C yêu cầu Shipped on board B/L, tuy nhiên điều kiện giao hàng là FCA thì người chuyên chở chỉ cấp

- Theo Đ 20 UCP 600 vận đơn có thể chỉ ra hàng hóa đã được bốc lên tàu bằng cách từ in sẵn hoặc ghi chú hàng đã bốc. Vì vậy một vận đơn đã in sẵn từ on board thì không cần thiết phải ghi chú, tuy nhiên không phải vì thể mà từ chối vận đơn đã bốc hàng lên tàu có ghi chú “on board”.

- Trong những trường hợp này người bán cần xem xét kỹ các điều khoảncủa L/C và yêu cầu

cho người gửi Received for shipment B/L.

- L/C quy định vận đơn phải chỉ rõ hàng phải được gửi từ cảng tới cảng trên một con tàu đích danh, cấm chuyển tảI, tuy nhiên hàng hóa được chuyển bằng container.

sửa đổi.

- Theo Đ 20 UCP 600 quy định ngay cả khi tín dụng quy định cấm chuyển tải thì vận đơn ghi chuyển tải sẽ được chấp nhận nếu hàng hóa được chuyên chở bằng container, moóc, sà lan LASH như thể hiện trên vận đơn.

2. Hóa đơn thương mại

- Mổ tả hàng hóa trong hóa đơn thương mại không phù hợp hoàn toàn với mô tả trong thư tín dụng.

- Theo Đ18 UCP 600 quy định về hóa đơn thương mại trong đó nêu rõ mô tả hàng hóa dịch vụ phải phù hợp với mô tả trong tín dụng. Một biện pháp đơn giản cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu là mô tả hàng hóa trên hóa đơn nên đúng từng câu từng chữ với mô tả hàng hóa trong L/C để tránh những tranh chấp không đáng có.

3. Chứng từ bảo hiểm

- Trị giá bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá trị hóa đơn.

- Chứng từ bảo hiểm không xuất trình trọn bộ.

- Trong những giao dịch mua bán trung gian, các nhà xuất nhập khẩu nên chú ý trị giá bảo hiểm của hàng hóa để phù hợp với cả hai L/C: L/C gốc và L/C giáp lưng.

- Theo thông lệ chứng từ bảo hiểm cần phải xuất trình trọn bộ vì về cơ bản bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.tuy nhiên chứng từ bảo hiểm không cần gửi theo hàng vì nó không liên quan tới việc nhân hàng mà chỉ cần thiết cho việc lập hồ sơ đòi bồi thường.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w