Giải quyết về mặt tố tụng các tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 30 - 33)

thanh toán tín dụng chứng từ Việt Nam.

Nếu xảy ra tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong đó một trong các bên đương sự là thể nhân hay pháp nhân Việt Nam mà không thể tự dàn xếp được với nhau thì có thể đem ra giải quyết trong các tổ chức sau đây.

Tại Việt Nam đó là trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam. Đây là một tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp nhất hội đồng trọng tài ngoại thương và hội đồng trọng tài hàng hải theo quyết định số 204-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 28/04/1995 (quyết định 204-TT). Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm cả tín dụng và thanh toán quốc tế. Sau khi nhận được đơn kiện, trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ cử ra một ủy ban phụ trách giải quyết vụ kiện. Căn cứ để giải quyết xuất phát từ quan hệ hợp đồng, luật áp dụng trong vụ tranh chấp, các điều ước quốc tế liên quan và có tính đến các tập quán và thông lệ quốc tế.

Một thư tín dụng đã dẫn chiếu UCP 600 làm nguồn luật điều chỉnh thì khi xét xử tranh chấp liên quan đương nhiên ủy ban của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam sẽ căn cứ vào các điều khoản qui định của UCP 600. Tuy

nhiên nếu các tranh chấp không nằm trong phạm vi điều chỉnh của UCP 600 thì ủy ban sẽ dùng tới các nguồn luật thích hợp khác.

Trên phạm vi quốc tế có hai tổ chức có thể đảm nhận công việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới phương thức thanh toán tín dụng chứng từ . Thứ nhất đó là trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại quốc tế Paris. Về chức năng, nhiệm vụ, quy tắc tố tụng tổ chức này cũng tương tự như trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam nhưng có qui mô lớn hơn. Những vụ kiện lớn và không thỏa thuận được đưa ra giải quyết tại đây. Thứ hai đó là trung tâm trọng tài quốc tế về thư tín dụng (International Center for Letter of Credit Arbitration - ICLOCA) tại Newyork. Tổ chức này cũng có qui tắc tố tụng tương tự như trên song chuyên sâu vào lĩnh vực thư tín dụng.

Các tổ chức trọng tài trên sẽ giải quyết các tranh chấp trong trường hợp trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên đương sự thỏa thuận hoặc nếu có một điều ước quốc tế ràng buộc các bên phải đưa vụ việc ra trước cơ quan trọng tài. Nói chung trong quan hệ kinh tế quốc tế người ta thường ưa chuộng các tổ chức trọng tài hơn là tòa án dân sự vì thủ tục đơn giản, quá trình xét sử đảm bảo kín đáo, chi phí hợp lý.

Với quy định trong 8 điều lệ của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam quyết định của ủy ban trọng tài là mang tính chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất cứ tòa án hay tổ chức nào khác.

CHƯƠNG 2:

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w