Vận đơn đường biển:

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 33 - 37)

Trong các phương thức vận tải, vận tải đường biển luôn chiếm tỷ trọng cao nhất về khối lượng hàng hóa được chuyên chở do đặc thù phương tiện tàu biển có tải trọng lớn so với các phương tiện khác như ô tô, tàu hỏa…. Mặt khác, buôn bán ngoại thương diễn ra giữa các bên cách xa nhau về địa lý, vận tải đường biển sẽ tốn cước phí ít hơn cho cùng 1 quãng đường vận chuyển .

Vì những lý do trên mà vận đơn đường biển là loại chứng từ vận tải được yêu cầu thường xuyên nhất trong bộ chứng từ đòi tiền của L/C.

Do tầm quan trọng của bản thân chứng từ nên trong L/C quy định rất cụ thể về vận đơn đường biển .

Loại vận đơn đường biển thường được yêu cầu trong L/C là vận đơn đường biển sạch, đã giao hàng (xếp hàng) lên tàu, được lập theo lệnh của NHPH có ghi “cước phí đã trả / trả sau” (tùy theo điều kiện giao hàng) và thông báo cho người phải trả tiền (ngừời xin mở L/C).

Theo UCP 600 (Điều 20.ai) một vận đơn đường biển phải chỉ rõ tên của người chuyên chở và được ký bởi :

- Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh của người chuyên chở . - Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của thuyền trưởng .

Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý phải đích thực của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý.

Bất kỳ chữ ký nào của đại lý cũng phải chỉ rõ thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc đã thay mặt cho hoặc đại diện cho thuyền trưởng.

Theo Đ20.a.ii-UCP 600: Một vận đơn đường biển phải được chỉ rõ hàng hóa đã bốc lên 1 con tàu đích danh tải cảng giao hàng quy định trong TD bằng:

- Từ in sẵn

- Ghi chú hàng đã bốc lên tàu có ghi ngày mà hàng hóa đã bốc xong lên tàu .

Vấn đề quy định xem hàng hóa đã được giao lên 1 con tàu đích danh hay chưa cũng làm phát sinh nhiều tranh chấp liên quan tới vận tải đường biển.

Trường hợp 1:

Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600 .

Thư TD yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển đa xếp hàng lên tàu. Người hưởng lợi đưa ra 1 bộ vận đơn có ghi “Vận đơn vận tải hỗn hợp hoặc từ cảng tới cảng” với 1 số thông tin như sau:

Tàu dự định: HUNG VUONG 6S

Cảng dỡ hàng dự kiến: HAI PHONG PORT Cảng xếp hàng dự kiến: Pusan

Nơi đến cuối cùng: HAI PHONG PORT

Nếu chỉ căn cứ vào nội dung trên đây rõ ràng vận đơn này chưa đáp ứng yêu cầu của L/C. Tuy nhiên trên bề mặt vận đơn có 1 ghi chú thể hiện hàng hóa đã được bốc lên 1 con tàu đích danh: Hàng đã giao MIV HUNG VUONG tại Pusan ngày 11/12/2007.

Kết luận: Vận đơn đường biển được trình phù hợp với thư TD đã mở .

Thuật ngữ “Loading on board” theo ngôn ngữ UCP được hiểu là xếp hàng lên tàu thủy. Tuy nhiên, nhiều khi ngân hàng hay những người hoạt động buôn bán quốc tế có thể thói quen vẫn sử dụng điều khoản “Loading on

board” cho các phương thức vận tải khác. Cần phải hiểu là “on board” ở đây là nhận hàng để chở .

Theo Đ20.a.iii-UCP 600: Vận đơn đường biển cần chỉ rõ hàng hóa được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định của TD .

Quy định này đặc biệt gây nhiều sai sót làm phát sinh tranh chấp trong trường hợp sử dụng vận đơn vận tải phương thức hay vận đơn nhận hàng để chở .

Đồng thời, với việc vận chuyển trong container thực chất là việc giao hàng diễn ra tại thời điểm đóng container chứ không phải trên boong tàu. Tuy nhiên đối với vận chuyển bằng container, vận đơn ghi chuyển tải vẫn được chấp nhận ngay cả khi TD quy định cấm chuyển tải (Đ20.c.ii).

Trường hợp 2:

Phương thức thanh toán: Thư TD dẫn chiếu UCP 600 Người nhập khẩu: Công ty Haneco, Việt Nam

Người xuất khẩu: Công ty Chemice AG Weg, Đức

Chứng từ yêu cầu: Vận đơn đường biển sạch, on board, giao hàng tại cảng Châu Âu tới Hải Phòng

Chuyển tải: Không được phép

Vận đơn trong bộ chứng từ được xuất trình cho thấy nơi nhận hàng để gửi là Antwerp CFS là một điểm nằm sẵn trong lục địa nên đây là một vận đơn vận tải đa phương thức, nhận hàng để chở. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ từ Antwerp tới Rotterdam, sau đó bằng đường biển tới cảng Hải Phòng, Việt Nam. Như vậy có sự chuyển tải nên vận đơn xuất trình là không phù hợp với yêu cầu của thư TD. Tuy nhiên, trên vận đơn có một ghi chú nguyên văn như sau :

Giao hàng lên tàu Cape Sable V.S.016 Rotterdam 20/07/2007

Trường hợp này nằm trong phạm vi điều chỉnh của UCP 600 (Đ20.a.iii). Vận đơn được xuất trình nêu trên là một vận đơn nhận hàng để chở được chuyển thành vận đơn đường biển với ghi chú này.

Việc coi đoạn đường chuyên chở Antwerp - Rotterdam làm cho hành trình trở thành có chuyển tải là không đúng. Bởi lẽ điểm quyết định là hàng hóa được giao lên tàu tại Rotterdam, một cảng Châu Âu theo đúng quy định của L/C. Chuyển tải không xảy ra do Rotterdam là nơi hàng trình chuyên chở thực sự bắt đầu .

Kết luận: Chứng từ vận tải đã xuất trình là 1 vận đơn đường biển, không có chuyển tải.

Lưu ý rằng: Ngay cả khi sử dụng 1 vận đơn đã ghi sẵn rằng hàng hóa được giao lên tàu Cape Sable (vận đơn dàng riêng cho tàu này) thì việc ghi chú rõ ràng, đầy đủ tên cảng xếp hàng, ngày giao hàng là điều kiện không thể thiếu để được coi là phù hợp với yêu cầu của L/C. Điều này có nghĩa là khi L/C yêu cầu 1 vận đơn đường biển thì chứng từ vận tải xuất trình có thể mang một cái tên nào đó, nhưng nội dung phải thể hiện đó là vận đơn đường biển, cho thấy việc vận chuyển hàng từ cảng tới cảng.

Vì vậy, để tránh tranh chấp phát sinh, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng nên rút ra kinh nghiệm cho mình: Người gửi hàng phải thông báo cho người mua về tuyến đường gửi hàng và loại chứng từ vận tải mà người vận chuyển sẽ phát hành để người mua mở L/C cho phù hợp. Nếu L/C quy định 1 chứng từ vận tải không phù hợp, người gửi hàng phải yêu cầu sửa đổi L/C hay nói cách khác là đơn mở L/C cũng cần có sự thỏa thuận trước để tránh xảy ra sau sót khi xuất trình chứng từ.

b.Vận đơn hàng không:

Mặc dù, vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có cước phí cao nhất tuy nhiên vận chuyển đường hàng không là hình thức nhanh nhất, kịp thời nhất. Vì thế vận chuyển hàng không ngày càng phát triển.

Khác với vận đơn đường biển, vận đơn hàng không phải là một chứng từ sở hữu hàng hóa nên việc giao nhận luôn được chuyển cho người nhận hàng đích danh mà không cần xuất chứng từ vận tải. Vì không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên vận đơn hàng không không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường, và không thể sử dụng vận đơn hàng không để nhận hàng tại sân bay đến. Hàng hoá sẽ được giao cho người nhận hàng khi người này chứng minh được rằng mình là người nhận hàng hợp pháp theo chỉ thị của chủ hàng như ghi trên vận đơn hàng không. Tuy nhiên, khi sử dụng vận đơn hàng không các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, thông thường đối với vận đơn đường biển thì ghi chú “đã bốc” là cần thiết để được chấp nhận thanh toán, còn đối với vận đơn hàng không thì chỉ cần ghi “đã nhận hàng để chở” là đủ. Điều này là do đặc điểm trong vận tải hàng không nên không thể yêu cầu trên vận đơn hàng không phải thể hiện là “on board” được. Do đó, nếu L/C quy định xuất trình vận đơn hàng không “on board” thì các nhà xuất khẩu nên yêu cầu sửa đổi L/C cho phù hợp rồi sau đó hãy gửi hàng, để tránh những tranh chấp không cần thiết phát sinh.

Thứ hai, vì trong vận tải hàng không đòi hỏi phải mất một thời gian để làm thủ tục đưa lên máy bay, nên “ngày nhận hàng để chở” có thể là ngày hàng hoá thực sự được gửi đi nhưng cũng có thể là một ngày khác sau đó. Do đó, nếu không có thể hiện nào khác trên vận đơn, thì ngày phát hành vận đơn vừa là ngày nhận hàng để chở vừa là ngày giao hàng. Tuy vậy, nhưng nếu L/C yêu cầu ngày gửi hàng thực tế phải được thể hiện trên vận đơn thì người xuất khẩu phải chú ý yêu cầu người chuyên chở ghi chú thêm vào vận đơn ngày gửi hàng thực tế như vậy.

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w