Những tồn tại cần khắc phục:

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 64 - 67)

Tuy UCP 600 ra đời đã có những điểm nổi bật hơn những bản UCP trước nhưng UCP 600 vẫn còn một số mặt tồn tại.

Thứ nhất, Điều 10C-UCP 600: Quy định về việc sửa đổi tín dụng. Theo đó, người thụ hưởng có thể thông báo cho ngân hàng phát hành biết việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi mà không đưa ra lời thông báo trước nào bằng việc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C. Trong trường hợp này, L/C được coi như sửa đổi tại thời điểm xuất trình phù hợp với sửa đổi.

Như vậy sẽ có 2 vấn đề nảy sinh:

Một là, Thời gian từ khi người thụ hưởng nhận được sửa đổi đến lúc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi, ngân hàng phát hành có được phép coi L/C là đã được sửa đổi. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho người nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Đặc biệt với những sửa đổi tăng giảm số lượng hàng hoá, số tiền, rút ngắn hay kéo dài thời gian giao hàng, hiệu lực L/C, thay đổi quy cách phẩm chất hàng hoá… Người mở cần có ngay bản chấp nhận của người hưởng đẻ chuẩn bị cho các giao dịch sau đó. NHPH sẽ không giải toả tiền ký quỹ cho người mở chừng nào sủa đổi về giảm tiền hàng không được người hưởng chấp nhận bằng thông báo chính thức. Mặc dù sửa đổi L/C thường được thoả thuận trước giữa người hưởng và người mở, nhưng không vì thế mà người mở lại quá vô tư cứ hành động đúng như đề nghị sửa đổi L/C. Bởi vì sửa đổi chỉ có hiệu lực khi người hưởng thông báo chấp nhận chính thức hoặc tại thời điểm xuất trình chứng từ thanh toán.

Hai là, Cho đến nay, đã có nhiều ý kiến của các ngân hàng trên thế giới nêu là cần đưa ra thời hạn chấp nhận hoặc từ chối sửa đổi trong vòng 7 ngày hoặc 10 ngày làm việc. Nếu trong thời hạn đó, người thụ hưởng không có thông báo từ chối chính thức thì coi như người thụ hưởng đã chấp nhận sửa đổi. Đây là giải pháp công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mở và người hưởng. Tuy nhiên, một quy định như vậy sẽ không bao giờ có hiệu lực.

Tại điều 10f UCP 600 đã quy định rõ: “Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực nếu người thụ hưởng không từ chối sửa đổi trong một thời gian nhất định, thì điều khoản này sẽ không được xem xét đến”.

Thứ hai, Điều 16-UCP600: Quy định về việc thông báo sơ bộ về việc phát hành TD hoặc sửa đổi chỉ được gửi đi khi ngân hàng phát hành sẵn sàng phát hành TD hoặc sửa đổi có giá trị thực hiện. Tuy nhiên, thời gian mà ngân hàng phát hành phải phát hành TD là trong khoảng nào thì không được quy định rõ, điều này gây ra khá nhiều bất lợi và thiệt hại cho người xuất khẩu. Nếu như họ đã chuẩn bị hàng hoá, các phương tiện hay các thủ tục khác… mà không xác định rõ bao giờ mới có L/C chính thức thì sẽ gây không ít thiệt hại cho họ.

2.3.2 Đánh giá việc vận dụng UCP 600 vào hoạt động thanh toán quốc tếtại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kể từ ngày 01/07/2007 UCP 600 bắt đầu được sử dụng trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong thực tiễn thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện nay một điều có thể nhận thấy rõ ràng là trên tất cả các quy chế nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng như trên các thư tín dụng sau ngày 01/07/2007, UCP luôn được dẫn chiếu đến. Nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong thanh toán quốc tế. Khi xảy ra tranh chấp các bên liên quan thường dựa vào các quy định của UCP 600 để xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Nếu sự việc được đưa ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, UCP 600 luôn được Uỷ ban xét xử sử dụng để đưa ra phán quyết hay quyết định cuối cùng (trong chừng mực mà các điều khoản của UCP 600 có thể vận dụng).

Việc dẫn chiếu UCP 600 vào các Thư TD từ sau ngày 01/07/2007 là cơ sở pháp lý để sử dụng bản Quy tắc này giải quyết các tranh chấp liên quan tới thư TD đã mở. Trước đây các phán quyết của Trung tâm Trọng tài quốc tế

Việt Nam chưa được tôn trọng đúng mức tại Việt Nam vì thiếu các văn bản pháp quy cần thiết của Nhà nước. Nhưng với quyết định số 204_TTG ngày 28/04/1993 của Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và với việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Newyork năm 1958 về thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài (có hiệu lực tại Việt Nam từ 01/1996) những phán quyết trên đã trở thành quyết định mang tính chung thẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ Toà án hay tổ chức trọng tài tại Việt Nam và những nước tham gia Công ước. Theo đó UCP 600 đã trở thành một văn bản pháp lý làm căn cứ giải quyết các tranh chấp trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

Tuy vậy, nhận thức về vai trò và trình độ vận dụng UCP 600 trong thanh toán quốc tế ở các doanh ngiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại Việt nam tỏ ra chưa tương xứng với mức độ phổ biến của việc sử dụng UCP 600. Thậm chí nhiều cán bộ chỉ biết rằng đây là một văn bản rất quan trọng phải dẫn chiếu đến trong thư TD chứ không biết dùng nó bảo vệ quyền lợi của đơn vị mình như thế nào. Đặc biệt là trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tồn tại một tâm lý rằng: một khi đã dẫn chiếu UCP 600 vào thư TD thì mọi quyền lợi của doanh ngiệp sẽ được đảm bảo hoàn toàn. Vì vậy nhiều trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam khi ký hợp đồng, yêu cầu mở thư TD hay chấp nhận thư TD không chú ý đưa vào những điều khoản bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, khi có tranh chấp với phía nước ngoài xảy ra thì đã không thể giải quyết nổi.

Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam, tuy không thể thống kê số liệu chính xác nhưng có một tồn tại là việc hiểu biết và vận dụng UCP 600 chưa thật sự hoàn thiện. Nhiều các bộ chỉ thuộc một cách máy móc mà chưa nắm vững hết ý nghĩa của nhiều điều khoản của UCP 600. Thực trạng về các

vụ tranh chấp xảy ra cho thấy vấn đề phổ biến và tìm hiếu UCP 600 tại Việt Nam về chiều sâu chưa thực sự được làm tốt.

Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng thư TD nói riêng ngày càng có nhiều tranh chấp xảy ra rất đa dạng cả về nội dung và hình thức. Đặc biệt hiện nay một vấn đề đang nổi lên thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại Việt Nam là sự lừa đảo trong thanh toán quốc tế. Do vậy nếu chỉ vận dụng UCP 600 thì không thể giải quyết triệt để những tranh chấp.

Những điểm được và chưa được trên đây cho thấy việc vận dụng UCP 600 trong thực tiễn tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ còn nhiều vấn đề cần bàn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vận dụng UCP 600 để hạn chế tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w